Biên Soạn: Thiền Sư Chân Nguyên
Dịch Giải: Hòa Thượng Thích Thanh Từ
A. CHÁNHVĂN
II-TỰA"KiếnTánh Thành Phật" là liễu ngộ xưa nay không một vật.Nguồn linh rỗng lặng, trong sáng tròn đồng cả thái hư. Pháptánh bao trùm, nghiễm nhiên ánh sáng soi suốt nơi sát hải,rõ ràng lồ lộ ngay trước mắt. Bản tánh Như Lai tự nhưmà ứng hiện trên trời dưới đất, nên hay tùy loại, tùyhình, hoặc cõi này phương khác thị hiện ra đời độ thoátquần sanh. Khai quyền thì phương tiện có muôn pháp, hiểnthật thì hội ngộ về một tâm. Trỏ Phật quả Bồ-đềvô tướng, vốn rỗng lặng tròn đồng thái hư. Phó pháp ấntâm tông Bát-nhã lộ bày bốn mắt nhìn nhau. Trong Kinh LăngGià, quyển hai, đức Phật Thích Ca đã chỉ bày rành rõ. Hànghậu học ai còn ngờ vực xin hãy mau tìm Kinh tra cứu, tựnhiên nghi ngờ hết sạch mà được chứng thật, đốn ngộkiến tánh thành Phật. Cần biết diệu lý của Phật pháp,chẳng dính dáng gì đến văn tự ngôn ngữ, bặt hết mọihý luận, bản tế trong lặng tròn đầy, ba đời chư Phậtcuối cùng đành ngậm miệng không lời, nhiều đời Tổ sưrốt ráo cũng im hơi lặng tiếng. Nên đức Thế Tôn giơ cànhhoa chỉ cho đại chúng, ngài Ma-ha-ca-diếp khế hội mỉm cười,thầy trò bốn mắt nhìn nhau, tuệ nhãn chiếu sáng lẫn nhau,thầm lặng ấn tâm, phó pháp truyền y nối vị Tổ.
Tâmấn Bát-nhã tròn đồng cả thái hư chân không tỏ rõ, xưanay vẫn như thế. Từ hai mươi tám vị Tổ Tây Thiên truyềnđến sáu vị Tổ Ðông Ðộ, chỉ thẳngnối tiếp nhau, bốn mắt nhìn nhau, im lặng nhìn trừng trừng,gượng gọi là tâm ấn mà phó chúc đó thôi.
Ðếncác Tổ đời sau ứng hiện ra đời, giúp nêu cao việc giáohóa, diễn rộng pháp môn, mở rộng phương tiện. Việc ứngduyên đã xong, nguyện lực còn để lại, Ngữ lục chợt hưngthịnh, đều lập thành công án, khai sơn dạy chúng, gậy hétdạy đuổi, câu câu về nơi tông, cơ cơ chung một lý.
Hàngthượng căn lãnh ngộ thì được cơ đại hành đại dụng,bậc cao sĩ biết suốt thì rõ pháp vô trụ vô vi. Song ngườingười xuất gia theo Phật, kẻ kẻ học đạo tham thiền, phảixét rõ tinh tường Kinh điển của Phật, Ngữ lục của Tổ,muôn đuốc nghìn đèn chỉ một ngọn lửa. Nếu người căncơ bén nhạy bậc thượng thì hội thông muôn pháp thảy ởnguồn tâm. Nếu người bậc hạ chấp nghiêng lệch một bênthì thích theo phép thức tình phân biệt, luống mở to cửangõ, tình còn hơn thua, thức chứa nghĩ suy, kẹt tâm hữu lậu,trái với ý chỉ vô sanh. Bởi do chưa xét tột trí tự nơimình, nên còn bị người lừa dối, chìm đắm nơi giáo nơitông, tranh luận nhân ngã, phân biệt kia đây, nghĩ tìm kẽhở mà công kích lẫn nhau, nhà mình nhà người, đấu lý tranhlời giành hiểu biết. Ai còn như thế là chưa vượt khỏipháp trần phiền não, chưa lãnh hội chân như bình đẳng,ngã chấp pháp chấp chẳng quên, thức thần khư khư chấpcứng, sẽ mãi mãi chìm đắm nơi tông giáo. Ai hay nơi dốcđứng buông tay, mới đáng gọi đích thực trượng phu, xưanaymột vật cũng không, lưới giáo nơm bẫy buông sạch. Ðólà chỗ gọi: "Mộng huyễn không hoa, đâu nhọc nắm bắt,được mất phải quấy, thảy đều buông hết, âm thanh sắcpháp, vốn từ tâm sanh, tâm có phân biệt đều rơi vào đườngtà". Cho nên nói: "Pháp tánh vốn rỗng lặng, không lấy cũngkhông thấy. Tánh không tức là Phật, chẳng thể nghĩ lườngđược". Tông chỉ Bát-nhã vốn ngộ không chỗ được màđược. Từ xưa đến nay không có kiến chấp sai khác, nguồnchân trong lặng nhiệm mầu, ánh tịch quang vô tướng vô vi,thể vọng như hoa đốm trong không, huyễn khởi lên liền cótên có chỗ.
Hòathượng Chân Nguyên là người quê ở làng Tiền Liệt, huyệnThanh Hà, tỉnh Hải Dương, trước kia còn đồng tử đi xuấtgia theo Phật, lên thẳng chùa Hoa Yên núi Yên Tử, được ýchỉ tông ấn dòng Trúc Lâm với Thiền sư Chân Trú hiệu TuệNguyệt. Không bao lâu Thiền sư Chân Trú nghiễm nhiên trởvề không (tịch). Sư lại gặp thiện tri thức chung nhóm bahuynh đệ, đồng chí hướng, đồng tu tập, đồng giới phẩm,tham học thành tài.
Sưy cứ Kinh Phạm Võng, Như Lai đã phó chúc: "Nếu trong khoảngngàn dặm có bậc Ðại tông sư, phải mau đến ân cần cầuxin thọ giới Bồ-tát". Ví như lầu cao bốn tầng phải theothứ lớp đi lên. Cũng vậy bốn đàn giới phẩm có thể lêntới địa vị Phật. Sư lại là người học rộng thấy trongKinh Pháp Bảo Ðàn, Lục Tổ Huệ Năng đã được ấn ký ởHoàng Mai, rồi gặp nhiều hoạn nạn chưa kịp đăng đàn thọgiới, sau đó cũng thỉnh chư Tăng đồng đến chứng cho cạotóc, thọ giới mới được tròn sáng. Nếu thực là đệ tửPhật không được trái bỏ vượt qua. Như Lai đã nói, quyếtphải thuận theo. Ngày trước đã có việc như trên, ngày nayđâu không việc này. Muốn được quả thù thắng, phải tuântheo điều này mà vâng làm. Sư chuẩn bị đầy đủ ca sa,tọa cụ, pháp phục, sắm lễ vật với tâm thành, vì phápvượt xa xôi thẳng đến chùa Vĩnh Phúc trên núi Tôn Côn Cương,phủ Từ Sơn, Kinh Bắc, một lần nữa đảnh lễ Tôn sư MinhLương, tức Hòa thượng Mãn Giác truyền pháp tông Lâm Tế,thỉnh cầu lên đàn thọ giới Bồ-tát. Trong Kinh Phật nói:bởi người đắc đạo vốn do nhân duyên từ nhiều kiếpđã ngộ sâu chân như mà cảm kích đến Phật Tổ.
Sưxúc động than rằng: "Phật xưa sớm được công quả cao siêu,do siêng tu thắng hạnh đầu đà. Hương hoa muôn vật là ngoạitài, cánh tay hay một ngón tay là nội thân tài, ân Phật khóđền đáp, đức Tổ đâu dễ trả !" Sư bèn cung kính đốitrước tượng Phật dùng lửa đốt ngón tay phát nguyện: "Trướcđốt một ngón tay, nguyện đem pháp cúng dường này đềnđáp ân sâu của Phật Tổ, Sư Trưởng". Sau Sư đốt tiếpmột ngón tay nữa: "Nguyện đem pháp cúng dường này, nươngtheo Kinh Phạm Võng thọ giới Bồ-tát và thẳng lên mườiđại nguyện lực Bồ-đề. Nguyện đời đời tiếp nối đèntuệ của chư Phật, kiếp kiếp kế thừa y bát của chư Tổ.Vì tông và giáo đốt ngón tay, kính dâng lên Tổ Ðiều Ngự.Tùy nguyện của chúng hữu tình, mà cảm đến trí vô lậu".
Sưdốc chí cầu quả Phật Vô Thượng Bồ-đề nên nhiếp niệmnơi núi rừng, ở yên chốn vắng vẻ, tư duy Phật pháp, mởrộng quy mô to lớn, còn mãi với trời đất, gầy dựng nềntảng cho tông và giáo, quần sanh được lợi lạc, pháp giớiđều thấm nhuần ân đức. Sư từng chọn nơi phúc địa ViệtNam, với cảnh chùa Quỳnh Lâm, Hoa Yên là hai cảnh danh lam,khiến trở thành như trên hội Linh Sơn nước Tây Thiên Trúc,là cột trời ở Việt Nam, bảo phường của Phật Tổ, nêucao đây là Cực lạc.
Ngườidân thường thì thuế vụ đầy đủ, làm thích tử tu hànhthì đốt hương chúc Thánh: "Mạch nước lâu dài, Thiền tôngsáng rỡ, tượng pháp lưu truyền, độ người vô lượng".Từ đó Sư hăng hái phát chí nguyện lớn, khuyến hóa mọingười khắp nơi đem tiền của kết duyên lành, góp phầncông đức, rồi ra sức tạo dựng đài "Cửu Phẩm Liên Hoa".Qua chín năm thì hoàn thành ba đài ở ba nơi:
1.Ðài Cửu phẩm ở chùa Quỳnh Lâm, núi Tiên Du.
2.Ðài Cửu phẩm ở chùa Hoa Yên, núi Yên Tử.
3.Ðài Cửu phẩm ở chùa Linh Ứng, huyện Thanh Hà.
Sưlại khắc in các Kinh Pháp Hoa... đem hết lòng làm Phật sựđể đền đáp ân Phật. Tượng đức Di Ðà nổi bật trênđài Cửu phẩm, và thêm tu sửa tượng điện, gác chuông chùaLong Ðộng, trong ngoài được vuông tròn, công đức viên mãn,cũng không quên nguyện lực, quyết chí công phu chỉ cầu quảPhật. Núi Yên Tử vốn là chỗ tu hành, tùy thời dạo điqua lại chùa Hoa Yên, Long Ðộng và am Thiền Dược, đượcthú ở yên lặng lẽ, lại có phước duyên sanh ra gặp đượcPhật pháp.
TriềuLê niên hiệu Chính Hoà (1680-1705), đức Giác Hoàng Cổ Phậtsanh trở lại để mở bày hiển rõ tạng Kinh. Mây từ nhuậnkhắp, mưa pháp thấm đều, từ hàng Thích tử cho đến muôndân đồng được hưởng ân huệ. Vua tôi mừng tụ hội, đúngthời tiết nhân duyên, Phật pháp hiện tiền. May được chứngquả mà gánh vác Phật pháp, thay Phật tuyên dương. Ðã rõbiết pháp tánh rỗng rang vắng lặng, tròn đồng thái hư;Chân như trong lặng nhiệm mầu, vốn không một vật. Tuy trongánh tịch quang vốn không một pháp, mà phương tiện chỉ bàycó nhiều cửa. Xét ngày xưa có thực hành, ngày nay mới cóthể học theo. Vì vậy Kinh Kim Cang phần ba mươi hai. Hội giảicâu "Như như bất động", Thiền sư Xuyên Lão nói: "Một câurốt sau mới đến lao quan. Liền được chư Phật ba đờibốn mắt nhìn nhau, sáu đời Tổ sư có phần thối thân".Ðáng bảo là sông ngòi toàn đóng băng, nước chẳng thôngthoát; tột mắt đều là gai góc, không chỗ đặt chân. Ðếntrong ấy thêm một mảy tơ, như trong mắt để kim; bớt mộtmảy tơ, dường trên thịt lành khoét thành thương tích. Chẳngphải vì đoạn dứtyếutân,bởi do người biết pháp e ngại. Tuy nhiên như thế, Phậtpháp chỉ như trên đây, bèn thấy trên đất bằng chết chìm,đâu có đèn đèn mồi sáng mãi. Thượng tọa Xuyên ngày naychẳng khỏi đoạt thức ăn trong miệng cọp mạnh, giành hạtchâu dưới hàm rồng dữ, mở toang cửa mầu của bậc Thánhtrước, người hậu học có lối tiến thân. Buông ra mộtđường, lại đâu có ngại ? Nói thì toàn bày pháp thể, nínthì riêng lộ chân thường, động thì chiếc hạc mảnh mây,tịnh thì an non sắp núi, tiến một bước như voi chúa xoayđầu, lùi một bước tợ sư tử gầm rống, pháp vương pháplệnh đang hành, liền hay tự tại đối với pháp. Chỉ nhưmột câu rốt sau, làm sao nói ? Lại nói được chăng ?
Mâyở đầu non nhàn quá đỗi,Nướcchảy dưới khe rất rộn ràng.TỤNG:
Ðượcchỗ thảnh thơi hãy thảnh thơi,Mâytự bay cao nước tự trôi.Chỉthấy mây đen nhồi sóng lớn,Thuyềncâu chìm đắm chửa nghe rồi.Âm:Ðắcưu du xứ thả ưu du,Vântự cao phi thủy tự lưu.Chỉkiến hắc vân phiên đại lãng,Vịvăn trầm khước điếu ngư chu.
Xưanay không lối nào khác, người thông suốt thì cùng chung mộtđường. Chư Phật đều có để phương tiện, vốn thuậtlại chí nguyện tiếp nối công phu. Tâm mong người trở thànhrường cột cho Phật pháp, để làm mẫu mực cho người sausoi xét noi theo. Tôi theo khắp các Kinh trong Ðại tạng, mởbày tâm địa ra nơi từ chương (chữ nghĩa) mà soạn thànhmột bản luận lưu truyền, đặt tên là "Kiến Tánh ThànhPhật".
Nhằmnêu rõ nguyện lực ra đời, và giúp lo gánh vác sứ mạngNhư Lai, đời đời tiếp nối ngọn đèn Phật Tổ, làm sángrực con mắt của trời người. Ðời sau ai là người có chílớn, giữ gìn gia phong của Phật, phò trì tượng pháp an ổnlâu dài, thì phước tuệ trang nghiêm tối thắng. Hoặc kẻthấy đài Cửu phẩm hư đổ và các Kinh bản cũ mục, thìhãy khuyến hóa đàn na, cùng nhau góp sức hưng công tu bổlại, tự rất mừng vui cho mình, thật đã làm được nhânduyên tốt đẹp. Nếu hay hết lòng đền đáp ân Phật, sẽsớm được Di Ðà thọ ký.
Kệcảnh tỉnh đàn na:
Quyếnthuộc đều bỏ đi,Tiềncủa trả lại người.Chỉcăn lành gìn giữ,Ðườnghiểm lương thực đầy.Âm:Quyếnthuộc giai xả khứTàihóa tán hoàn thaÐảntrì tự thiện cănHiểmđạo sung lương thực.Nghĩđến lạnh hãy lo dệt áo ấm, chớ đợi sau khi đã lạnh.Nghĩ đến khát hãy lo đào giếng, chuẩn bị trước khi chưakhát. Lo sẵn cầu đò, làm phước niệm Phật, in Kinh tạotượng, như gấm thêm hoa, lấy làm công án vãng sanh Tây Phương,cửu huyền thất tổ cùng chung được vượt lên chín phẩmhoa sen nơi thế giới Cực lạc. Kinh nói: "Mình được độrồi độ người, tự lợi rồi lợi tha, người đã biếttỏ bày cho người chưa biết, người giác trước chỉ dạycho người giác sau". Như một trăng hiện thành các trăng nơingàn sông, trăng trăng rọi sáng rực; tợ một ngọn đèn mồitruyền cho đèn nơi muôn nhà, đèn đèn nối tiếp sáng mãi.Chính quyển Luận này là tâm tông của Phật Tổ. Chính quyểnLuận này là Kiến tánh thành Phật. Diệu lý của luậnnày như tia lửa mặt trời, được chừng một mảy tơ thìsáng rỡ không cùng tận. Xem học mà ngộ đạo thì như uốngnước cam lồ. Người lượng cao quán sâu thì suốt tột đáynguồn của pháp.
Hộirằng:
Bủalưới giăng ngang sông, Ðượccá một mắt lưới.KinhLục đầy pháp giới,Ngộđạo không một chữ.Âm:HộiVânLavõng bố hoành giang,Ðắcngư nhất mục võng.KinhLục mãn pháp giới,Ngộđạo vô nhất tự.Bảntánh rỗng lặng, tròn đồng thái hư, trong lặng nhiệm mầuvà tròn sáng, trọn không một vật. Nên biết, ngàn Kinh muônLuận đều là lời nói chỉ mặt trăng, đâu ích gì với lýnày. Tin tức ấy như thế ! Như thế ! Rõ biết muôn pháp,tạm đồng với hoa đốm trong không. Nếu là bậc thượngcơ, ngại gì một tiếng cười !
Bàikệ ngộ đạo:
PhậtTổ trong ba đời,Bốnmắt cùng nhìn nhau.Xưanay không hai lối,ThànhPhật sát na thôi.Âm:Tamthế chư Phật Tổ,Tứmục cộng tương quan.Cổkim vô nhị đạo,ThànhPhật sát na gian.Ðólà chân không vô tướng, là cha mẹ của trời đất muôn vật,làm nền tảng cho thế giới sanh linh, suốt cả xưa nay, chẳngsanh chẳng diệt. Mây tụ thì tối mà chân không chưa từngtối. Mặt trời soi thì sáng mà chân không chưa từng sáng.Ẩn hiển cùng bày, sắc không chẳng hai, trời đất muôn vật,chỉ một thể nguyên thần, vô trụ vô vi. Chợt hiện ra mặtthật xưa nay, lìa danh lìa tướng, mở toang then chốt trênđảnh môn hướng thượng, đèn tâm của Phật Tổ truyềnsáng mãi không cùng tận. Khi hiển mà nói, thì có tám muônpháp môn. Với mật mà ngộ, thì chỉ bốn mắt nhìn nhau.
Tônkính chúc rằng:
Quốcgia có mãi, ngôi báu kim luân cùng với trời đất còn hoài.Phậtđạo không cùng, nối Tổ truyền tông đồng với Thứu Phongchẳng mất.Kínhđề tựa.