Biên Soạn: Thiền Sư Chân Nguyên
Dịch Giải: Hòa Thượng Thích Thanh Từ
A. CHÁNHVĂN
KHẮCIN LẠI SÁCH KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT
Sáchnày đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao ?Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận đượclý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai,thị, ngộ, nhập tri kiến Phật". Người nhận thấy lý đóthì có thể thành Phật. Còn mê nó thì ta cũng không hề mất.Bởi tự tánh sâu lắng, bản tâm trong lặng, cao vút tồn tạimột mình, cao vượt thoát không gì ngoài. Mới biết, tấtcả hàm linh đều có đủ đức tánh Như Lai, do vì chúng sanhchướng sâu tuệ cạn, nên dùng hàng ngày mà chẳng tự thấy.Vậy nên Ðức Năng Nhân thầy ta rất thương xót chúng sanhluân hồi mãi nơi khổ thú, một lòng vì việc cứu khổ màdạy cho họ minh tâm kiến tánh. Cũng như nhà Nho chúng ta vì"thành đức" dạy cho người cùng tột lý tánh, chỉ là mộtđạo lý thôi.
Tôicó một người bạn tâm đắc, nhân nói với nhau: Chúng tamang tên Tỳ-kheo, từ lâu đã kết chặt nghiệp tập huân nhiễm,tự bỏ của cải nhà mình đi làm khách lang thang, chẳng haybiết châu báu trong áo, không lạ gì chẳng thấy tánh ! Dùcó mà người chẳng khéo nhận thấy tự tánh ấy mới ngầmkhiến bậc Tiên đức trình thuật lại sách này. Bởi chẳngbiết mình có khả năng ấy, đâu khỏi phạm vào lời rănnhắc: "Khi nói đến tâm tánh thì trừng mắt nhìn nhau ?"
Bảnsách này, tôi được trưởng lão Chính Giám viện chùa VĩnhNghiêm tặng cho. Cuối lời tựa thấy có ghi: "Ðời Lê, niênhiệu Chính Hòa thứ 19 (1698), in tại chùa Long Ðộng", thìbiết khoảng cách từ đời Trần đến đời Hậu Lê ít cóngười nhận được tông chỉ vậy.
Tổsư Tuệ Ðăng của chúng tôi sợ rằng càng lâu càng thấttruyền, nên Ngài biên soạn tập sách này, cùng lời biệnbiệt để chỉ bày. Hãy xem bài tựa ban đầu, lời đơn sơmà đầy ý vị, chất phác mà có văn vẻ. Chỗ trước thuậtvừa khuyên người, lại mở bày nghĩa ẩn chứa sâu kín, nóithì gồm cả phước hữu vi, lời thì mang đầy hương vịkiến tánh. Ðó là nghĩa tiếp nối bậc Thánh từ trước,mở mang cho người về sau.
Song,với người đồng đạo khi thưởng thức ý vị sách này,hoặc có nhận lấy được điều gì, thì cũng như một phentrợ giúp cho việc đi xa, lên cao, chớ cho rằng sách này khôngthể học theo mà phủ nhận đi. Ðời nay đã cách xa, lờinói cũng bị mai một, sách này chẳng còn được lưu hành,nên nương theo bản cũ kính cẩn khắc in lại để truyềnrộng ra. Nhưng bản cũ nét chữ đơn giản và cẩu thả, naycó tạm sửa lại cho đúng. Pháp sự này đã hoàn thành, tạmmượn ít lời vụng về để tỏ bày duyên khởi, đâu dámnói là Lời tựa !
ChùaPháp Vũ, cuối thu năm Ðinh Dậu
Hậuhọc Tỳ-kheo Diệu Trạm
Kínhghi