PHẬT PHÁPVẤN ĐÁP
BìnhAnsonbiên dịch
NhàXuấtBản Tôn Giáo PL. 2550 – DL. 2006
KHÉO VẤN, KHÉOĐÁP
Nguyêntác:Good Question, Good Answer
Tácgiả:Tỳ khưu Shravasti Dhammika
Dịchgiả:Phạm Kim Khánh & Bình Anson
8.ĂN CHAY
VẤN:Người Phật tử phải ăn rau đậu hay ăn chay, có đúng vậykhông?
ĐÁP:Không nhất thiết. Đức Phật không trường chay. Ngài khôngdạy hàng môn đệ phải ăn chay, và cho đến nay, có rất nhiềungười Phật tử thuần thành mà không trường chay.
VẤN:Nhưng nếu Sư dùng thịt cá, ắt Sư gián tiếp có trách nhiệmvề cái chết của con vật. Có phải chăng đó là vi phạmgiới thứ nhất?
ĐÁP:Đúng rằng khi ăn thịt cá, ta gián tiếp và có phần nào tráchnhiệm về tội sát sinh con vật, nhưng điều này cũng đúngkhi ta ăn rau cải. Người nông dân xịt thuốc, dùng thuốcđộc giết côn trùng để lúc nào cũng có những lá rau, lácải không bị sâu rầy đục khoét được dọn lên trên bànăn. Lại nữa, những con thú bị giết để cung ứng da làmgiây nịt hay làm túi xách, dầu và xà bông mà ta dùng và trămngàn sản phẩm khác. Chúng ta không thể sống mà không giántiếp trách nhiệm về cái chết của chúng sinh này hay chúngsinh khác, bằng cách này hay cách khác. Khi xin thọ trì giớiđầu tiên, ta nguyện cố gắng tránh xa trực tiếp sát sinh,trực tiếp trách nhiệm sát hại sinh linh.
VẤN:Có phải người Phật tử theo truyền thống Mahāyana (Đạithừa) không ăn thịt cá?
ĐÁP:Điều này không đúng. Người Phật tử Đại thừa Trung Hoathường chú trọng đến việc phải ăn chay. Nhưng những bậcxuất gia và hàng cư sĩ nam nữ theo truyền thống Đại thừaở Nhật Bản và ở Tây Tạng lại thường ăn thịt cá.
VẤN:Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng người Phật tử phải ăn chay.
ĐÁP:Giả sử có người kia trường chay rất nghiêm chỉnh mà íchkỷ, gian dối, bất lương và đê tiện, và một người kháckhông ăn chay mà biết lo nghĩ đến kẻ khác, chân thật, liêmkhiết, quảng đại và hiền lương, trong hai người ấy, ngườinào là Phật tử tốt hơn?
VẤN:Người chân thật và hiền lương.
ĐÁP:Tại sao?
VẤN:Bởi vì người như thế đó hiển nhiên là có tâm địa tốt.
ĐÁP:Hẳn như vậy. Người ăn thịt cá cũng như người ăn rau đậuđều có thể có tâm trong sạch, mà cũng có thể có tâm nhơbẩn. Trong giáo huấn của Đức Phật, điều quan trọng làphẩm chất của tâm, mà không phải là loại thức ăn củata. Có những người Phật tử rất thận trọng, không bao giờăn thịt cá, nhưng ít bận tâm tự xét mình có ích kỷ, thiếuchân thật, hung tợn hay ganh tỵ hay không. Sửa đổi thứcăn là dễ, nhưng sửa đổi tâm tính là việc khó làm, nênthường hay bị hờ hững lãng quên. Vì vậy, cho dù ta ăn chayhay không, nên nhớ rằng điều tối quan trọng trong Phật giáolà thanh lọc tâm, làm cho tâm trở nên trong sạch.