Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Kinh điển

12/02/201102:52(Xem: 9702)
10. Kinh điển

THERAVĀDAPHẬTGIÁO NGUYÊN THỦY
PHẬT PHÁPVẤN ĐÁP
BìnhAnsonbiên dịch
NhàXuấtBản Tôn Giáo PL. 2550 – DL. 2006

KHÉO VẤN, KHÉOĐÁP
Nguyêntác:Good Question, Good Answer
Tácgiả:Tỳ khưu Shravasti Dhammika
Dịchgiả:Phạm Kim Khánh & Bình Anson

10.KINH ĐIỂN

VẤN:Hầu như tất cả các tôn giáo đều có thánh kinh. Thánh kinhcủa Phật giáo là gì?

ĐÁP:Thánh kinh, hay kinh điển, của Phật giáo gọi là Tam tạng(Tipitaka). Bộ kinh này được viết bằng tiếng Ấn Độ cổxưa gọi là Phạn ngữ Pāli, rất gần với ngôn ngữ do ĐứcPhật nói. Tam tạng là một tập hợp kinh điển đồ sộ.Bản dịch Anh ngữ chiếm khoảng 40 bộ.

VẤN:Tam tạng nghĩa là gì?

ĐÁP:Tamtạng (Tipitaka) gồm 2 từ: "Tam" nghĩa là "ba" (ti), và "Tạng"là "giỏ chứa" (pitaka). Đó là vì kinh điển Phật giáo gồmcó ba tạng. Tạng thứ nhất, gọi là Kinh tạng, gồm các bàigiảng của Đức Phật và của các vị đệ tử đã giác ngộ.Nội dung của Kinh tạng rất đa dạng và phong phú, vì ghi lạicác lời truyền thông về chân lý mà Đức Phật đã dạycho đủ mọi hạng người. Nhiều bài kinh có dạng thuyếtgiảng, và nhiều bài khác có dạng đối thoại. Nhiều bàikhác như kinh Pháp cú (Dhammapada) trình bày lời dạy của ĐứcPhật qua các câu kệ thơ. Bộ Chuyện Tiền thân (Jataka), mộtví dụ khác, lại bao gồm các câu chuyện lý thú mà nhân vậtchính thường là loài thú vật.

Tạngthứ hai gọi là Luật tạng. Tạng này bao gồm các điều giớiluật cho hàng tu sĩ, các lời cố vấn để quản lý Tăng đoànvà các nghi thức sinh hoạt. Ngoài ra, tạng này còn ghi lạicác sự kiện lịch sử trong thời kỳ nguyên khai khi Tăng đoànđược thành lập.

Tạngthứ ba gọi là Thắng pháp tạng, hay Vi diệu pháp tạng. Đâylà tập hợp các bài giảng phức tạp, thâm diệu, để phântích và phân hạng các yếu tố cấu tạo nên một cá nhân.Mặc dù Thắng pháp tạng xuất hiện sau, nhưng không chứađiều gì trái nghịch với hai tạng đầu.

Bâygiờ, xin giải thích thêm về chữ "tạng" hay "giỏ chứa" (pitaka).Tại xứ Ấn Độ cổ xưa, những người thợ xây dựng thườngchuyển tải vật liệu bằng cách chuyền qua các giỏ chứa.Họ đặt giỏ chứa trên đầu, bước đi một quảng, rồichuyền cho người kế tiếp, cứ thế mà tiếp tục. Mặc dùchữ viết đã được hình thành trong thời của Đức Phật,nhưng không đủ mức tin cậy như trí nhớ con người. Loạigiấy viết thời đó thường bị mục nát do độ ẩm trongmùa mưa hay bị mối mọt ăn, nhưng trí nhớ của một ngườivẫn có thể tồn tại khi người ấy vẫn còn sống. Vì thế,các vị Tăng ni một lòng ghi nhớ tất cả những lời Phậtdạy và truyền đọc cho nhau, tương tự như các người thợxây dựng chuyền gạch và đất cát qua các giỏ chứa.

Dođó, ba tập hợp lớn của kinh điển Phật giáo được gọilà ba tạng, hay ba giỏ chứa. Sau khi truyền giữ theo phươngcách này qua nhiều trăm năm, cuối cùng, Tam tạng được viếtxuống một loại giấy bằng lá bối, tại Tích Lan, vào khoảngnăm 100 Tây lịch.

VẤN:Nếu kinh điển chỉ được ghi trong trí nhớ qua một thờigian dài như thế, ắt là không còn đáng tin cậy. Có thểphần lớn các lời giảng của Đức Phật đã bị mất, hayđã bị thay đổi không?

ĐÁP:Việc gìn giữ kinh điển là một nỗ lực chung cho hàng Tăngni. Các vị này tụ họp thường xuyên và tụng đọc từngphần hay toàn thể bộ Tam tạng. Điều này khiến cho việcsửa đổi hay thêm thắt hầu như không thể xảy ra.

Hãythử nghĩ như thế này: Nếu có một nhóm cả trăm ngườiđều thuộc lòng một bài nhạc, và trong khi họ đồng ca bàiđó, có một người hát sai một câu hay tìm cách xen vào mộtcâu mới, thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đa số những ngườithuộc lòng bài nhạc sẽ ngăn cản một cá nhân nào muốnsửa đổi bài ấy. Điều quan trọng cần phải nhớ là vàothời đó, không có các đài truyền hình TV, không có báo chíhay quảng cáo lăng nhăng làm xao lảng, khuấy động tâm thức.Hơn nữa, các vị tăng ni thường dành nhiều thì giờ đểhành thiền, nên họ có trí nhớ cực kỳ tốt.

Ngaycả ngày nay, khi kinh điển đã được in ra sách, vẫn còncó những vị tu sĩ có thể đọc thuộc lòng toàn bộ Tam tạng,chẳng hạn như ngài thiền sư Mengong Sayadaw ở Miến Điện,và tên của ngài đã được ghi vào quyển Guinness Book of Recordsnhư là người có trí nhớ tốt nhất trên thế giới.

VẤN:Đối với Phật tử, kinh điển có tầm mức quan trọng rasao?

ĐÁP:Người Phật tử không xem kinh điển như là những điều mặckhải thiêng liêng, tuyệt đối từ một vị thần linh, vàphải tin theo từng chữ. Đây chỉ là tài liệu ghi lại cáclời giảng dạy của một bậc đại nhân để giải thích,cố vấn, hướng dẫn, khuyến khích, và chúng ta phải đọcthấu đáo và kính trọng. Mục đích của chúng ta là thônghiểu những gì đã dạy trong Tam tạng, không phải chỉ tinsuông, và do đó, lời Phật dạy phải luôn luôn được kiểmnghiệm qua sự thực chứng của chúng ta.

VẤN:Sư có đề cập đến kinh Pháp cú. Đó là gì?

ĐÁP:Kinh Pháp cú là một trong các bộ kinh thuộc Tiểu bộ củaKinh tạng. Tên gọi "Dhammapada" có thể dịch là "Con đườngcủa Chân lý" hay "Các câu kệ của Chân lý". Kinh gồm có 423câu kệ, có câu rất tinh yếu, có câu ý nghĩa thâm sâu, cócâu chứa các ví dụ súc tích, có câu tuyệt mỹ, tất cảđều do Đức Phật thốt ra. Vì thế, kinh Pháp cú là mộttài liệu phổ thông nhất trong văn học Phật giáo. Kinh nàyđã được dịch ra hầu hết các ngôn ngữ chính trên thếgiới, và được xem như là một trong những tuyệt tác củavăn chương tôn giáo toàn cầu.

VẤN:Có người bảo tôi không bao giờ nên để một cuốn kinh nàotrên sàn nhà hay cắp dưới nách, mà lúc nào cũng phải đểkinh sách nơi chỗ cao. Có đúng thế không?

ĐÁP:Ngày xưa, ở Âu châu cũng nhưng ở các xứ Phật giáo Á châu,tư liệu sách rất hiếm và được xem là những vật có giátrị cao. Cho nên, người ta rất quý trọng kinh điển, và điểnhình là các phong tục mà bạn vừa nêu ra.

Tuynhiên, mặc dù phong tục và truyền thống như thế là nhữngđiều tốt, hầu như đa số mọi người ngày nay đều đồngý rằng phương cách tốt nhất để kính trọng kinh điểnPhật giáo là thực hành những lời dạy ghi trong đó.

VẤN:Tôi thấy rất khó đọc kinh điển Phật giáo. Các bài kinhthì dài, lặp đi lặp lại, không hấp dẫn.

ĐÁP:Khi chúng ta cầm lên một quyển kinh tôn giáo, ta mong đượcđọc các dòng chữ khích lệ, hân hoan hay ca ngợi để thúcđẩy và tạo hứng khởi cho ta.

Dovậy, vài người khi đọc kinh điển Phật giáo thì cảm thấyhơi thất vọng. Mặc dù một vài bài kinh của Đức Phậtcó chứa những đoạn rất thích thú và tươi đẹp, đa sốcác bài kinh thường giống như các bài luận văn triết họcvới định nghĩa về các thuật ngữ, các luận cứ đượctrình bày cẩn thận, các hướng dẫn chi tiết về giới đứchay về hành thiền, và các sự thật được trình bày chínhxác. Các bài kinh đó nhắm đến phần lý trí, không nhắmđến các cảm tính.

Khichúng ta không còn so sánh kinh điển Phật giáo với kinh điểncủa các tôn giáo khác, chúng ta sẽ thấy được vẻ đẹpriêng biệt của kinh điển Phật giáo: đó là vẻ đẹp củasự tỏ tường, của chiều sâu, và của trí tuệ.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]