Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Tái sinh

12/02/201102:52(Xem: 9949)
5. Tái sinh

THERAVĀDAPHẬTGIÁO NGUYÊN THỦY
PHẬT PHÁPVẤN ĐÁP
BìnhAnsonbiên dịch
NhàXuấtBản Tôn Giáo PL. 2550 – DL. 2006

KHÉO VẤN, KHÉOĐÁP
Nguyêntác:Good Question, Good Answer
Tácgiả:Tỳ khưu Shravasti Dhammika
Dịchgiả:Phạm Kim Khánh & Bình Anson

5.TÁI SINH

VẤN:Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi vềđâu?

ĐÁP:Có thể có ba lối giải đáp cho câu hỏi này. Những ngườitin tưởng nơi một hay nhiều thần linh thường chủ trươngrằng trước khi được tạo ra, con người không hiện hữu,rồi con người được sinh ra đời là do ý muốn của mộtvị thần linh. Người ấy sống cuộc đời của mình, rồisau khi chết, tùy theo những gì mình tin tưởng hay những hànhđộng của mình trong đời, sẽ ở vĩnh viễn trên cõi thiênđàng hoặc vĩnh viễn trong địa ngục. Những người khác,các khoa học gia, cho rằng mỗi cá nhân vào đời lúc đượcthọ thai do những nguyên nhân tự nhiên, sống hết cuộc đờicủa mình rồi chết, chấm dứt hiện hữu. Phật giáo khôngchấp nhận một trong hai lối giải thích đó.

Lốigiải thích đầu tiên gợi lên nhiều vấn đề đạo đức.Nếu thật sự một vị thần linh toàn thiện tạo nên mỗingười trong chúng ta, ắt khó mà giải thích vì sao có nhiềungười sinh ra với hình tướng xấu xa kinh khủng, hoặc córất nhiều trẻ sơ sinh phải mất mạng trong bào thai, hay lúcvừa mới lọt lòng mẹ. Một vấn đề khác liên quan đếnlối giải thích thần linh là người kia phải chịu đau khổvĩnh viễn trong địa ngục vì những điều mà anh ta đã làmchỉ trong 60 hay 70 năm sống trên trái đất, thì dường nhưlà rất bất công. Sáu hay bảy mươi năm sống không có đứctin, hay kém đạo đức, không đáng phải bị hình phạt thốngkhổ vĩnh viễn. Cùng thế ấy, sáu hay bảy mươi năm sốngđời đạo đức tốt đẹp hình như là thời gian quá ngắnđối với hạnh phúc vĩnh cửu trên thiên đàng.

Lốigiải thích thứ nhì có phần thích nghi hơn là lối thứ nhất,nhưng vẫn còn để lại nhiều thắc mắc chưa được giảiđáp. Làm thế nào một hiện tượng vô cùng phức tạp nhưtâm thức lại được sinh khởi, phát triển, chỉ giản dịtừ hai tế bào, minh châu và tinh trùng? Và hiện nay, khoa siêutâm lý học đã được xem là một ngành của khoa học, nhữnghiện tượng như thần giao cách cảm ngày càng khó thích hợpăn khớp với mô hình duy vật về tâm thức.

Phậtgiáo cung ứng một lối giải thích thỏa đáng hơn hết vềthắc mắc con người từ đâu đến và đi về đâu. Khi tachết, cái tâm, với tất cả những khuynh hướng ưa thích,khả năng và tâm tính đã được tạo duyên và khai triểntrong đời sống, tự cấu hợp lại trong buồng trứng sẵnsàng thọ thai. Như thế ấy, một cá nhân được sinh ra, trưởngthành dần dần, lọt lòng mẹ và phát triển nhân cách do cảhai: những đặc tính tinh thần được mang theo từ những kiếpquá khứ và môi trường vật chất mới mẻ. Nhân cách sẽchuyển biến và đổi thay do những cố gắng tinh thần vànhững yếu tố tạo duyên như nền giáo dục, ảnh hưởngcủa cha mẹ và xã hội, và một lần nữa, lúc lâm chung, táisinh, tự cấu hợp trở lại trong buồng trứng sẵn sàng thọthai.

Tiếntrình chết và tái sinh này sẽ tiếp tục diễn tiến đếnkhi nào những điều kiện tạo nguyên nhân cho nó, vốn làái dục và vô minh, chấm dứt. Đến lúc ấy, thay vì có mộtchúng sinh tái sinh, tâm thức vượt đến một trạng thái gọilà Niết bàn, và đó là mục tiêu tối hậu của Phật giáovà là lý tưởng của kiếp sinh tồn.

VẤN:Làm cách nào tâm di chuyển từ cơ thể này đến một cơ thểkhác?

ĐÁP:Hãy nghĩ đến làn sóng điện của máy thu thanh. Làn sóng đượcphát ra từ đài phát thanh không phải là tiếng nói và âmnhạc, mà là năng lực ở nhiều tần số khác nhau, di chuyểntrong không gian và được máy thu thanh nhận vào, rồi phátra dưới hình thức tiếng nói hay âm nhạc. Với tâm cũng vậy.Lúc lâm chung, năng lực tinh thần lìa xác chết, di chuyểntrong không gian, được buồng trứng sẵn sàng thọ thai hútvào. Khi bào thai sinh nở, năng lực ấy tập trung vào não vàtừ đó về sau "phát ra" dưới hình thức một cá thể mới.

VẤN:Có phải lúc nào ta cũng sinh ra làm người không?

ĐÁP:Không hẳn thế. Có nhiều cảnh giới khác nhau mà ta có thểtái sinh vào. Vài người tái sinh vào cảnh trời, người khácvào địa ngục, vài người khác nữa tái sinh vào cảnh giớingạ quỷ v.v. Cảnh trời không phải là nơi chốn mà là mộttrạng thái sinh tồn, chúng sinh trong đó có cơ thể vật chấttế nhị và tâm thường kinh nghiệm hạnh phúc, thoải máidễ chịu.

Trongvài tôn giáo, người ta hết lòng cố gắng để được táisinh vào một cảnh trời, lầm nghĩ rằng trạng thái ấy trườngtồn. Nhưng không phải vậy. Cũng như tất cả các pháp hữuvi (tức các hiện tượng cần phải có gì khác tạo điềukiện mới hiện hữu), cảnh giới chư thiên cũng là vô thường,và khi tuổi thọ chấm dứt, cũng có thể tái sinh làm người.Địa ngục cũng vậy, không phải là một nơi chốn mà làmột trạng thái sinh tồn, trong đó, cơ thể vật chất tếnhị và tâm thường thể nghiệm sự lo âu và đau khổ, buồnphiền. Cảnh ngạ quỷ cũng là một trạng thái sinh tồn, trongđó, chúng sinh có cơ thể vật chất tế nhị và tâm lúc nàocũng bị lòng khát khao ham muốn và bất mãn khuấy động.

Nhưvậy, chúng sinh ở cảnh trời thường kinh nghiệm hạnh phúc,chúng sinh ở địa ngục và cảnh ngạ quỷ thường kinh nghiệmđau khổ, còn chúng sinh trong cảnh người thường kinh nghiệmcả hai lẫn lộn. Điểm khác biệt chính giữa cảnh ngườivà các cảnh giới khác nằm trong mức độ tế nhị của thânvà phẩm chất của các loại kinh nghiệm.

VẤN:Điều gì quyết định ta sẽ tái sinh vào cảnh nào?

ĐÁP:Yếutố quan trọng nhất, nhưng không phải là yếu tố duy nhất,ảnh hưởng đến việc đưa chúng ta tái sinh vào cảnh giớinào và sống như thế nào, là nghiệp. Danh từ "nghiệp - kamma"có nghĩa "hành động", hàm ý những hành động cố ý. Nóicách khác, hoàn cảnh của mình trong hiện tại phần lớn donhững gì mình suy tư hay hành động trong quá khứ. Cùng thếấy, những gì mình suy tư và hành động trong hiện tại sẽgieo ảnh hưởng đến số phần của mình trong tương lai.

Ngườihiền lương, từ ái, thường có khuynh hướng tái sinh vàocảnh trời hay sinh làm người có nhiều hạnh phúc. Ngườicó tính lo âu sợ sệt hay tàn nhẫn hung tợn thường có khuynhhướng tái sinh vào địa ngục hay sinh làm người cơ cựcnghèo nàn, có nhiều kinh nghiệm đau khổ. Người nuôi dưỡngái dục, khát khao ham muốn và ôm ấp những tham vọng mà khôngbao giờ thỏa mãn, có khuynh hướng tái sinh vào cảnh ngạquỷ hoặc cảnh người luôn luôn bị dục vọng và tham áikhuấy nhiễu và gây phiền muộn. Những thói quen nào đã đượcphát triển mạnh mẽ trong đời sẽ nối tiếp trong kiếp sốngkế đó.

VẤN:Như vậy chúng ta không hoàn toàn do nghiệp quyết định. Tacó thể thay đổi nghiệp?

ĐÁP:Dĩ nhiên là ta có thể. Vì lẽ ấy, một trong tám chi củaBát Chánh Đạo là chánh tinh tấn, sự cố gắng chân chánh.Nó tùy thuộc nơi lòng thành thật của ta, nơi mức độ nỗlực và chuyên cần, làm cho thói quen tinh thần của ta ngàycàng dũng mãnh thêm. Nhưng đúng rằng có nhiều người đixuyên qua kiếp sống của mình mà chỉ chịu ảnh hưởng củanhững thói quen quá khứ, không cố gắng sửa đổi nhữngthói quen tinh thần ấy, và do đó, vẫn là nạn nhân của nhữnghậu quả không tốt. Những người như vậy sẽ tiếp tụcchịu đau khổ nếu không sửa sai những thói hư tật xấucủa mình.

NgườiPhật tử hiểu biết như vậy, lúc nào cũng nỗ lực ngănchận các thói quen bất thiện và phát triển các thói quenhiền thiện có thể đem lại hậu quả tốt, mỗi khi có đượccơ hội. Pháp hành thiền là một trong nhiều phương cách tốtđược dùng để sửa đổi những thói quen của tâm, đểkiểm soát lời nói lẫn hành động. Trọn cuộc sống củangười Phật tử là tu tập nhằm thanh lọc và giải phóngtâm.

Thídụ như trong kiếp sống vừa qua, đặc tính nổi bật củatâm là nhẫn nhục hiền hòa. Những khuynh hướng tốt đẹpấy sẽ hiện ra trở lại trong kiếp sống hiện tại. Nếutrong kiếp này, những tâm tính ấy được tăng cường vàphát triển mạnh mẽ, nó sẽ phát lộ trở lại càng vữngchắc hơn trong kiếp sống tương lai. Điều này căn cứ trênsự kiện giản dị và được quan sát là, những tâm tínhđược kiên cố vững chắc lâu ngày có khuynh hướng trởthành khó thay đổi. Giờ đây, tâm tính tự nhiên của ta lànhẫn nhục và hiền hòa, người khác không dễ gì khuấy động,ta không bị phiền nhiễu, không bị thù hằn, được nhiềungười thương mến và như vậy, ta sẽ sống an lành hạnhphúc hơn.

Thửlấy một thí dụ khác. Như ta được sinh vào đời với khuynhhướng nhẫn nại hiền hòa do tâm tính từ trong kiếp quákhứ chuyển sang. Nhưng trong kiếp sống hiện tại ta lại hưhỏng buông lung, không củng cố vun bồi, trau giồi khuynh hướngtốt đẹp ấy. Càng ngày nó càng suy giảm, yếu dần, yếudần và hoàn toàn biến dạng trong kiếp sống tới. Tính nóngnảy, sân hận và hung tợn có thể tăng trưởng và phát triển,đem lại tất cả những hoàn cảnh bực mình khó chịu, dotác phong bất thiện ấy tạo nên.

Talại lấy một thí dụ cuối cùng. Như do tâm tính trong kiếpsống vừa qua, ta vào đời với những khuynh hướng nóng nảy,sân hận, nhưng sớm nhận thức rằng những thói hư tật xấunhư thế chỉ đem lại bực dọc và phiền nhiễu. Do đó, tacố gắng sửa mình, cố tạo những cảm xúc tích cực, trởnên từ ái hiền lương. Nếu có thể diệt hẳn những tậtxấu, và điều này có thể làm được nếu ta thật sự cốgắng, ta sẽ tránh khỏi hoàn cảnh khó chịu bực mình do thóiquen nóng nảy sân hận và hung bạo gây ra, và như thế, tađã cố gắng đổi thay hoàn cảnh. Nếu không thể đổi hẳnmà chỉ làm suy giảm những khuynh hướng xấu tương tự, nósẽ trổi lên trong kiếp sống kế và nơi đây ta cố gắngthêm, nó sẽ hoàn toàn biến dạng và ta sẽ không còn bịhoàn cảnh khó chịu đựng khuấy động.

VẤN:Sư nói nhiều về tái sinh, nhưng có gì chứng minh rằng tasẽ tái sinh sau khi chết?

ĐÁP:Chẳng những có dữ kiện khoa học hiển nhiên đểtán trợ niềm tin có sự tái sinh trong Phật giáo, mà đó làlý thuyết duy nhất được tán trợ, về sự hiển nhiên cóđời sống sau khi chết. Không có chút hiển nhiên nào chứngminh rằng có thiên đàng và dĩ nhiên, không có gì chứng tỏrằng chết là hoàn toàn tuyệt diệt.

Trongvòng ba mươi năm qua, những nhà siêu tâm lý học đã nghiêncứu những báo cáo về các trường hợp có người còn nhớrõ rệt tiền kiếp của họ. Như ở Anh quốc, một em bé lênnăm nói rằng em còn nhớ "bà mẹ và ông cha khác" của em,và em nói rành mạch về những diễn biến, nghe như đã xảyra trong đời sống của một người khác. Các nhà siêu tâmlý học được mời đến, nghiên cứu, phỏng vấn em, và emđã trả lời hằng trăm câu hỏi. Em cho biết rằng em sốngtrong một làng nọ của xứ sở mà dường như là Tây Ban Nha.Em nói tên làng của em ở, tên đường, tên những ngườiláng giềng và nhiều chi tiết về đời sống hằng ngày củaem. Em cũng ứa lệ thuật lại câu chuyện đã bị một chiếcxe chở hàng nặng cán như thế nào và em bị thương tích,chết trong hai ngày sau. Những chi tiết trên được kiểm nhậnlà đúng như thật. Có một ngôi làng ở Tây Ban Nha mang cáitên mà em bé đã nói. Có một ngôi nhà giống như loại màem mô tả, nằm trên con đường mà em đã nói tên. Hơn nữa,trong nhà ấy có một phụ nữ 23 tuổi đã bị tử thươngtrong một tai nạn xe cộ năm năm về trước. Bây giờ, làmcách nào một em bé gái năm tuổi sống tại Anh Quốc, khôngbao giờ biết Tây Ban Nha, có thể biết tất cả những chitiết trên?

Đâykhông phải là trường hợp duy nhất thuộc loại này. Giáosư Ian Stevenson của đại học Virginia, phân khoa Tâm lý học,Hoa Kỳ, đã mô tả mấy mươi trường hợp tương tự trongsách của ông. Giáo sư Stevenson là một khoa học gia có nhiềutín nhiệm mà 25 năm nghiên cứu về những người hồi nhớtiền kiếp của mình, đã chứng minh mạnh mẽ thuyết táisinh trong Phật giáo.

VẤN:Vài người nói rằng cái mà được gọi là khả năng hồinhớ tiền kiếp là do ma quỷ thể hiện?

ĐÁP:Ta có thể bác bỏ tất cả những gì không phù hợp với sựtin tưởng của mình, cho đó là chuyện ma quái dị đoan. Khicó những sự kiện cụ thể được nêu lên để tán trợmột ý kiến, nếu muốn nói ngược lại, ta phải phân tíchvà hiểu biết một cách thuần lý, phù hợp với lý trí –chứ không phải đem chuyện ma quỷ vu vơ, dị đoan và khônghợp lý nói ra.

VẤN:Sư bảo rằng nói chuyện ma quỷ là dị đoan, nhưng khi nóiđến tái sinh, có phải chăng đó cũng là dị đoan?

ĐÁP:Từ điển định nghĩa "dị đoan" (super-stition) là: "một sựtin tưởng không căn cứ trên suy luận hoặc trên sự kiệncụ thể, mà liên hợp với những ý nghĩ, những quan niệm,như ảo thuật". Nếu bạn có thể chỉ cho tôi một luận áncủa nhà khoa học nào đã thận trọng nghiên cứu và xác nhậnlà có ma, tôi sẽ tin rằng đó không phải là dị đoan. Nhưngtôi chưa bao giờ nghe nói đến công trình khảo cứu nào vềma, các khoa học gia không hề bận tâm đến việc này, nhưvậy tôi nói rằng không có gì hiển nhiên là có ma. Tuy nhiên,như chúng ta đã thấy ở phần trước, có bằng chứng hiểnnhiên gợi ý rằng dường như thật sự có tái sinh. Như vậy,nếu sự tin tưởng nơi thuyết tái sinh được căn cứ trênmột vài sự kiện cụ thể, thì đó không phải là dị đoan.

VẤN:Có nhà khoa học nào tin có tái sinh?

ĐÁP:Có. Ông Thomas Huxley, một người đã đem khoa học vào hệthống giáo dục ở trường học tại Anh quốc vào thế kỷthứ 19 và là khoa học gia đầu tiên bênh vực học thuyếtcủa Darwin, tin rằng đầu thai là một ý niệm hiển nhiênrất đúng sự thật. Trong quyển sách trứ danh của ông, "Evolutionand Ethics, and Other Essays" (Tiến hóa và Luân lý, và các Bàiviết khác), ông viết:

"Tronghọc thuyết chủ trương sự chuyển sinh linh hồn, dù họcthuyết này phát xuất từ đâu, luận lý của người theo Bàla môn giáo và Phật giáo có sẵn trong tầm tay những phươngtiện để làm nền tảng nhằm tán trợ thích nghi đườnglối của vũ trụ có liên quan đến con người...

Lốibiện giải này cũng thích nghi không kém gì các biện giảikhác, và không ai sẽ bác bỏ vì cho đó là vô lý, ngoại trừnhững tư tưởng gia hấp tấp vội vã. Cũng như chủ thuyếttiến hóa, thuyết chuyển sinh linh hồn bắt nguồn từ thếgiới thực tại, và được hỗ trợ bởi các luận lý suyloại (xét mỗi thứ để tìm chỗ giống nhau mà xếp loại)".

Giáosư Gustaf Stromberg, nhà thiên văn học và vật lý học trứdanh của Thụy Điển, bạn của ông Einstein, cũng thấy thuyếttái sinh là hấp dẫn:

"Cónhững ý kiến khác nhau về việc linh hồn của con ngườicó thể đầu thai trở lại trên quả địa cầu hay không.Vào năm 1936, một trường hợp rất đáng chú ý được chínhquyền Ấn Độ khảo sát và tường thuật rành mạch. Mộtem bé (tên là Shanti Devi ở thủ đô Delhi) có thể mô tả tườngtận về kiếp sống trước của em (tại Muttra, cách Delhi nămtrăm dặm). Kiếp sống trước này chấm dứt khoảng một nămtrước khi em được sinh ra trong kiếp hiện tại. Em cho biếttên của chồng và con ở kiếp trước, và mô tả nhà cửavà đời sống của em như thế nào. Những vị trong ủy banđiều tra vụ này đưa em về cho gặp những người bà conhọ hàng từ kiếp trước và xác nhận tất cả những lờicủa em là đúng.

Đốivới người dân Ấn Độ, những câu chuyện đầu thai nhưthế được xem là bình thường, nhưng điều kinh ngạc trongtrường hợp này là em bé gái còn nhớ rất nhiều chuyện.

Điềunày và những trường hợp tương tự có thể xem là nhữngchứng minh chỉ rõ tính cách hiển nhiên của học thuyết chủtrương rằng trí nhớ không hoàn toàn bị tiêu diệt".

Giáosư Julian Huxley, nhà khoa học trứ danh của Anh quốc, và làTổng giám đốc cơ quan UNESCO tin rằng thuyết tái sinh phùhợp hòa điệu với lối suy tư khoa học:

"Khôngcó gì ngăn cản sự chuyển di của một linh thức cá biệtsau khi chết, giống như một thông điệp vô tuyến đượctruyền đi từ một máy phát sóng. Nhưng phải nhớ rằng thôngđiệp vô tuyến đó chỉ trở thành một thông điệp khi nótiếp xúc với một máy nhận sóng thích hợp. Linh thức củata cũng được chuyển đi tương tự như thế. Nó không thểsuy nghĩ hay cảm nhận nếu đó không được tái nhập trongmột thân xác nào đó. Nhân cách của ta dựa vào thân xácmà có, nên không thể nghĩ rằng sự sống còn sẽ là nhữngcảm giác thuần túy mà không cần có thân xác. Tôi nghĩ rằngcó cái gì đó đã được chuyển di có quan hệ đến từngngười, tương tự như sự quan hệ của thông điệp vô tuyếnvới máy phát sóng.

Tuynhiên, trong trường hợp này, "cái chết", như ta thấy, chỉlà những khuấy động của các kiểu mẫu khác nhau, thênhthang bất định xuyên qua vũ trụ cho đến khi nó trở thànhtâm thức trở lại, do sự xúc chạm với một cái gì tácdụng tương tự như bộ máy thu thanh đối với tâm".

Chođến những người rất thực tiễn chỉ sống sao tiện lợicho mình, như kỹ nghệ gia người Mỹ, Henri Ford, cũng thấycó thể chấp nhận ý niệm tái sinh. Ông Ford hấp thụ ý niệmtái sinh vì, không giống như ý niệm duy thần hay duy vật,tái sinh cho ta một cơ hội mới để tự phát triển. Ông HenriFord nói:

"Tôitin theo thuyết đầu thai khi tôi hai mươi sáu tuổi. Tôi khôngthỏa mãn về sự giải thích của tôn giáo mà tôi đã biết.Cho đến công việc làm ăn sinh sống cũng không làm tôi hoàntoàn thỏa mãn. Công việc làm ăn là vô ích, nếu ta khôngthể sử dụng kinh nghiệm trong đời sống này đem sang kiếpkế. Khi khám phá ra thuyết đầu thai, hình như tôi đã tìmra một kế hoạch phổ thông bao quát. Tôi nhận thức rằngsẽ có cơ may thực hiện những ý nghĩ của mình. Thời giankhông còn bị hạn định. Tôi không còn là nô lệ của haicây kim đồng hồ.

Thiêntài là kinh nghiệm. Vài người dường như nghĩ rằng đó làtài năng thiên phú, nhưng thật ra, nó là kết quả của chuỗikinh nghiệm thu thập trong nhiều kiếp sống. Có người cólinh thức già hơn những người khác, và như vậy họ biếtnhiều hơn. Sự khám phá ra thuyết đầu thai làm cho tôi thấythoải mái. Xin hãy tường thuật cuộc đàm thoại hôm nay,để giúp cho tâm những người khác cũng được thoải máidễ chịu. Tôi muốn chia sẻ với người khác trạng thái antĩnh mà quan niệm về một cuộc sống lâu dài đem lại chochúng ta".

Nhưvậy, giáo lý tái sinh của Phật giáo đã được các chứngminh khoa học tán trợ. Giáo lý ấy vững chắc hợp lý, vàtừ lâu, đã giải đáp thỏa đáng những thắc mắc mà nhữngchủ thuyết khác không thể giải đáp. Giáo thuyết này cũngđem lại nguồn an lạc, rất thoải mái dễ chịu, không đếnđỗi tệ hại như lối sống mà không cho ta một cơ may thứnhì, không có cơ hội để sửa sai những lỗi lầm đã phạmtrong kiếp sống, và không có thì giờ để phát triển thêmnhững kỹ năng mà ta đã ấp ủ dưỡng nuôi trong đời.

TheoĐức Phật, nếu không thành đạt Niết bàn trong kiếp sốngnày, ta cũng sẽ có cơ hội để cố gắng trong kiếp khác.Nếu đã phạm lỗi lầm trong kiếp này, ta có thể tự mìnhsửa sai trong một kiếp kế tiếp. Ta sẽ có thể học hỏitừ những lỗi lầm đã sai phạm. Việc nào mình chưa có thểlàm hoặc chưa thành tựu trong kiếp này, ta sẽ có thể hoànthành trong các kiếp sống kế tiếp. Quả thật là một giáothuyết kỳ diệu!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]