Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Cuộc đời Đức Phật

12/02/201102:52(Xem: 9856)
1. Cuộc đời Đức Phật

THERAVĀDAPHẬTGIÁO NGUYÊN THỦY
PHẬT PHÁPVẤN ĐÁP
BìnhAnsonbiên dịch
NhàXuấtBản Tôn Giáo PL. 2550 – DL. 2006

PHỤ ĐÍNH

-1-
Cuộc đờèức Phật

BìnhAnson

Ngàyrằmtháng tư âm lịch mỗi năm là một ngày đặc biệt chotất cả các Phật tử trên toàn thế giới. Theo truyền thốngTheravāda (Nam tông), đó là ngày lễ Tam Hợp ­ Vesak (Vesakha)­ kỷ niệm ngày sinh (Phật đản), ngày chứng đắc (Thànhđạo), và ngày tịch diệt (Bát Niết bàn) của Ðức Phật.Trong khi đó, một số quốc gia theo truyền thống Mahāyana (Bắctông) cử hành ba dịp trọng đại trên vào ba ngày khác nhautrong năm. Tuy nhiên, ngày rằm tháng tư được xem như là ngàylễ Phật giáo quan trọng nhất, và đã được các tông pháiPhật giáo chấp nhận, trong kỳ Ðại hội Phật giáo Thếgiới lần thứ VI, năm 1961. Ngoài ra, vào ngày 15 tháng 12 năm1999, Hội đồng Liên hiệp quốc đã biểu quyết công nhậnngày Vesak là một trong những ngày lễ chính thức hằng nămcủa tổ chức quốc tế này.

Ðếnnay, nhiều sử liệu ghi rằng Ðức Phật sinh ra trong đêm trăngrằm tháng tư âm lịch năm 623 trước Tây lịch (TL), tại vườnLumbini (Lâm-tỳ-ni), ngoại ô thành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ),ngày nay thuộc xứ Nepal, phía bắc Ấn Ðộ. Thân phụ Ngàilà vua Suddhodana (Tịnh phạn) và thân mẫu là hoàng hậu MahāMaya (Ðại tịnh diệu). Ngài thuộc sắc tộc Sakya (Thích-ca),có họ Gotama (Cồ-đàm), và được vua cha đặt tên là Siddhatta(Sĩ-đạt-ta), có nghĩa là Như ý. Năm 16 tuổi, Ngài lập giađình với công chúa Yasodhara (Gia-du-đà-la) và có một ngườicon trai, tên là Rahula (La-hầu-la).

Năm29 tuổi, Ngài rời bỏ cung vàng, vượt sông Anoma (một chinhánh của thượng lưu sông Gange ­ Hằng hà), tầm sư họcđạo, sống cuộc đời du sĩ. Sau 6 năm học hỏi với nhiềubậc đạo sư nổi tiếng thời đó với nhiều pháp môn tutập khác nhau, Ngài cảm thấy vẫn còn nhiều vướng mắc,và không tìm ra được con đường giải thoát tối hậu.

Cuốicùng, Ngài quyết định không sống lệ thuộc vào một vịđạo sư, một pháp môn nào cả. Từ bỏ lối tu khổ hạnhhành xác, Ngài bắt đầu đi khất thực trở lại để phụchồi sức khỏe, và tham thiền dưới cội cây Assatha, sau nàyđược gọi là cây bồ đề (bodhi), trong vùng Gaya ­ ngày nayđược gọi là Bodhgaya (Bồ-đề đạo tràng), bên bờ sôngNeranjara (Ni-liên-thuyền).

Ngàilập tâm nhất quyết nỗ lực bất thối chuyển: "Dù chỉcòn da, gân và xương, máu và thịt đã cạn khô và tan biến,ta nguyện không xê dịch chỗ này cho đến khi chứng ngộ toàngiác". Vào đêm rằm tháng tư năm 588 trước TL, Ngài nhậpđịnh tham thiền, quán niệm hơi thở và định tâm, an trúvào bốn tầng thiền-na (jhana), rồi hướng tâm hồi tưởngcác tiền kiếp. Vào cuối canh một đêm đó, Ngài chứng đạttrí tuệ "túc mạng minh". Sau đó, Ngài hướng tâm quán triệtnguyên do đưa đến sự sinh tử của mọi loài, về luật nghiệpquả, và vào cuối canh hai, Ngài chứng đạt "thiên nhãn minh".Sau đó, Ngài quán triệt sự chấm dứt các lậu hoặc, quántriệt Khổ, Khổ tập, Khổ diệt, và Con đường diệt khổ(Tứ Diệu Đế), và chứng đạt "lậu tận minh".

Lậuđã tận diệt, tuệ đã toàn khai, Ngài quán triệt chân lývà giác ngộ, trở thành một vị Chánh đẳng Chánh giác, vàđược xem như là đã chứng Niết bàn hữu dư y, nghĩa làtrạng thái tâm trí hoàn toàn giải thoát nhưng thân xác vẫncòn tồn tại. Lúc đó Ngài được 35 tuổi.

Bàigiảng đầu tiên của Ngài là bài kinh Chuyển Pháp luân, giảngcho năm anh em Kondañña (Kiều-trần-như), đệ tử đầu tiên,tại vườn Lộc uyển gần thành Benares (Ba-na-lại). Ðây làbài giảng tóm tắt tinh hoa của đạo giải thoát, là mộtTrung đạo, không lệ thuộc vào hai cực đoan của việc nôlệ dục lạc và việc hành khổ thân xác, bao gồm bốn sựthật phổ quát (Tứ Diệu Đế) và con đường diệt khổ gồmtám yếu tố chân chính (Bát Chánh Đạo).

Từđó, trong suốt 45 năm, Ngài đi truyền giảng con đường giảithoát, thu nhận đệ tử, có người xuất gia theo Ngài và lậpthành tăng đoàn, cũng có người còn tại gia, gọi là cáccư sĩ. Vùng truyền giáo của Ngài là vùng đông bắc Ấn Ðộgiáp biên giới xứ Nepal, dọc theo các nhánh thượng nguồnsông sông Hằng.

Ngàithường được gọi là Ðức Phật Cồ-đàm. Chữ "Phật" làtiếng gọi tắt của "Phật-đà", phiên âm từ chữ Phạn "Buddha"­ người bình dân Việt Nam có nơi gọi là ông Bụt ­ nghĩalà người đã giác ngộ (giác giả). Trong các kinh điển ghilại, Ngài thường tự gọi mình là Tathagata (Như lai). Ngoàira, theo kinh điển, Ðức Phật có mười danh hiệu: Ứng cúng,Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải,Vô thượng sĩ, Ðiều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật,Thế tôn.

Ngàigiảng rất nhiều chủ đề cho nhiều hạng người khác nhau,tùy theo tâm tính, căn cơ, hoàn cảnh của họ, để giúp họthăng tiến trên đường tu tập. Thực tế nhất là 37 phẩmtrợ đạo mà Ngài đã tóm tắt lại trong những ngày cuốicủa cuộc đời tại thế của Ngài: 4 Niệm xứ, 4 pháp Chánhcần, 4 điều Như ý, 5 Căn, 5 Lực, 7 Giác chi, và đạo 8 Chánh.

ÐứcPhật tịch diệt năm 543 trước TL, lúc Ngài 80 tuổi, tạikhu rừng cây Sala, gần thành Kusinara (Câu-thi-na). Ðêm đó,sau khi nhập và xuất tám bậc thiền, Ngài nhập Niết bànvô dư y ­ hay Bát Niết bàn (Parinibbana) ­ nghĩa là Niết bànvới thân xác không còn mầm sống tồn tại trong thế gian.Lúc đó là canh cuối cùng của đêm rằm tháng tư. Lời dạycuối cùng của Ngài là:

"Nầycác vị Tỳ khưu, nay Ta khuyên bảo chư vị: tất cả các pháphữu vi đều vô thường. Hãy tinh tấn, chớ có phóng dật".

Cácbài giảng của Ngài được trùng tuyên và kết tập lại thànhbộ Kinh tạng (Sutta pitaka). Các điều giới luật cho các vịtu sĩ ­ cùng các câu chuyện có liên quan đến giới luậtđó ­ được kết tập thành bộ Luật tạng (Vinaya pitaka).Ngoài ra, còn có nhiều bài giảng đặc biệt khác mà về saunày được đúc kết lại trong bộ A-tỳ-đàm (Abhidhamma pitaka,Thắng pháp tạng hay Vi diệu pháp tạng). Ba tạng này kếthợp thành bộ Tam tạng kinh điển của Phật giáo ngày nay.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]