Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Trí tuệ và Từ bi

12/02/201102:52(Xem: 9615)
7. Trí tuệ và Từ bi

THERAVĀDAPHẬTGIÁO NGUYÊN THỦY
PHẬT PHÁPVẤN ĐÁP
BìnhAnsonbiên dịch
NhàXuấtBản Tôn Giáo PL. 2550 – DL. 2006

KHÉO VẤN, KHÉOĐÁP
Nguyêntác:Good Question, Good Answer
Tácgiả:Tỳ khưu Shravasti Dhammika
Dịchgiả:Phạm Kim Khánh & Bình Anson

7.TRÍ TUỆ VÀ TỪ BI

VẤN:Tôi thường nghe người Phật tử nói đến "Từ bi" và "Trítuệ". Hai danh từ này nghĩa là gì?

ĐÁP:Vàitôn giáo tin rằng từ bi hay tình thương (hai danh từ này cóý nghĩa rất gần nhau) là phẩm hạnh tinh thần vô cùng quantrọng, nhưng không mấy chú trọng đến công trình trau giồitrí tuệ. Kết cuộc, họ trở thành người tốt bụng khờdại, một người hảo tâm, có rất nhiều thiện ý nhưng lạikém hiểu biết, hoặc không hiểu biết gì. Những hệ thốngtư tưởng khác, như khoa học chẳng hạn, tin rằng trí tuệcó thể được trau giồi tốt đẹp nhất khi ta gác qua mộtbên tất cả những cảm xúc, trong đó có tình thương. Cuốicùng, khoa học chỉ quan tâm với kết quả mà lại quên rằngmục tiêu của khoa học là phục vụ, chứ không phải kiểmsoát và chinh phục con người. Nếu không phải vậy, vì saocác nhà khoa học sử dụng tài năng và kiến thức của mìnhđể chế tạo bom nguyên tử, những khí giới để dùng trongchiến tranh vi trùng và các loại khí giới tương tự?

Tôngiáo lúc nào cũng xem lý trí và trí tuệ là đối nghịch củanhững cảm xúc như tình thương, và đức tin là thù nghịchvới lý trí và thực tế khách quan. Lẽ dĩ nhiên, khi khoa họctiến hóa thì tôn giáo thoái bộ. Mặt khác, Phật giáo dạyta nên giữ cân bằng và trọn vẹn cả hai, phải trau giồicả hai, trí tuệ và từ bi. Đây không phải là các tín điềuđộc đoán mà là lời khuyên dạy căn cứ trên kinh nghiệm.Cho nên, Phật giáo không có gì phải sợ khoa học.

VẤN:Như vậy, theo Phật giáo, trí tuệ là gì?

ĐÁP:Trí tuệ cao siêu nhất là thấy rằng thực tướng của tấtcả mọi hiện tượng đều không trọn vẹn hoàn thành, luônluôn biến đổi, và không phải là ta. Sự hiểu biết nàyhoàn toàn giải phóng con người, và đưa đến tình trạngchu toàn và hạnh phúc tối thượng, gọi là Niết bàn. Tuynhiên, Đức Phật không nói nhiều về mức độ trí tuệ caothượng này. Không phải là trí tuệ, nếu chỉ giản dị tinnhững gì người ta nói với mình. Trí tuệ thật sự là tựmình trực tiếp thấy và hiểu biết. Đến mức độ này,trí tuệ là hiểu biết với tâm rộng mở, thay vì đóng kíntâm; là lắng nghe quan điểm của người khác, thay vì mù quángcả tin; là thận trọng khảo sát những sự việc không phùhợp với niềm tin của mình, thay vì chôn vùi đầu mình dướicát (như chim đà điểu trong sa mạc, khi gặp nguy thì vùi đầutrong cát để tránh né); là khách quan nhìn sự vật, thay vìthiên kiến dự tưởng và bè phái; là chậm rãi suy tư trướckhi tin tưởng và có ý kiến, thay vì vội vã chấp nhận điềunào do cảm tính đầu tiên; và luôn sẵn sàng thay đổi niềmtin một khi sự thật tương phản lại ta. Người có thái độnhư vậy quả thật là có trí tuệ và chắc chắn rồi đâysẽ thật sự hiểu biết chân chánh. Con đường của Phậtgiáo đòi hỏi phải can đảm, nhẫn nhục, mềm dẻo và thôngminh.

VẤN:Tôi nghĩ rằng ít có người làm được như thế. Vậy quanđiểm của Phật giáo là như thế nào nếu chỉ một ít ngườicó thể thực hành lời dạy?

ĐÁP:Quả thật, không phải người nào cũng đều sẵn sàng thựchành đúng theo lời Đức Phật dạy. Tuy nhiên, nếu vì đómà nói rằng ta cần phải quảng bá một giáo thuyết sai lạcnhưng dễ hiểu, để mỗi người dễ thực hành, thì rõ rànglà phi lý. Phật giáo nhắm thẳng vào chân lý, và nếu ngườinào đó chưa sẵn sàng hoặc chưa có đủ khả năng để lãnhhội, có thể trong một kiếp sống vị lai nào đó, họ sẽlãnh hội được. Mặt khác, có những người khi nghe đượcnhững lời chân chánh hay khuyến khích là có thể tăng trưởngsự hiểu biết của họ. Vì lẽ ấy, người Phật tử trầmlặng và hiền hòa, cố gắng chia sẻ với người khác kiếnthức của mình về Phật giáo. Đức Phật dạy chúng ta dưỡngnuôi lòng từ bi, và vì lòng từ ái và bi mẫn, ta chia sẻkiến thức với người khác.

VẤN:Giờ đây, hãy bàn đến danh từ "Từ bi". Theo Phật giáo, từbi là gì?

ĐÁP:Cũngnhư trí tuệ bao gồm phần trí năng hay sự hiểu biết trongbản chất thiên nhiên của ta, từ bi gồm khía cạnh xúc cảmhay cảm giác trong tâm tính thiên nhiên của ta. Cũng như trítuệ, từ bi là phẩm hạnh đặc thù của con người. Khi tathấy người nào đang ở trong cơn phiền muộn sầu não màta động lòng trắc ẩn, cố gắng làm vơi hay chấm dứt nỗikhổ của họ, đó là từ bi. Như vậy, tất cả những gìtốt đẹp nhất trong con người, tất cả những đức tính"giống hạnh Phật" như chia sẻ, sẵn sàng giúp cho ngườikhác với tinh thần thoải mái, thiện cảm, chăm lo và quantâm – tất cả đều là những biểu hiện ra ngoài của lòngtừ bi tiềm ẩn bên trong. Ta sẽ hiểu biết những điều gìtốt đẹp nhất cho chính ta. Chúng ta thông cảm người kháckhi ta thông cảm chính ta.

Nhưvậy trong Phật giáo, phẩm hạnh cao đẹp của ta sinh sôi nảynở một cách rất tự nhiên trong sự quan tâm của ta đốivới người khác. Đời sống của Đức Phật cho thấy rõđiều này. Ngài trải qua sáu năm dài dẳng chiến đấu đểtìm trạng thái an lành cho chính Ngài. Sau đó, Ngài có thểban rải những lợi ích ấy cho toàn thể nhân loại, và đólà nguồn hạnh phúc cho tất cả chúng sinh.

VẤN:Vậy thì Sư nói rằng có thể giúp người khác hữu hiệunhất khi ta tự giúp ta. Đó có phải là hình thái của lòngích kỷ hay không?

ĐÁP:Chúng ta thường xem lòng vị tha, quan tâm đến người kháctrước khi nghĩ đến mình là đối nghịch với tính vị kỷ,lo cho mình trước rồi mới lo cho người khác. Phật giáo khôngphân biệt, tách rời hai sự việc ấy; trái lại, cái nhìncủa Phật giáo là thấy chúng hòa lẫn với nhau. Niềm quantâm, thành thật lo lắng cho mình, sẽ dần dần tăng trưởng,thuần thục và trở nên chăm lo cho người khác, bởi vì tathấy rằng người khác thật sự cũng như ta, không khác biệt.Đó thật sự là từ bi. Lòng từ bi quả thật là viên ngọcbáu kim cương được tôn trí trên vương niệm của Pháp Bảo,những lời dạy vàng ngọc của Đức Tôn Sư.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com