Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

44. Cái Nhìn Của Người Phật Tử Hành Thiền

09/02/201114:37(Xem: 6951)
44. Cái Nhìn Của Người Phật Tử Hành Thiền

THIỆN PHÚC
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang

44. CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ HÀNH THIỀN

Cả ba vị tổ Thiền từ Huệ Khả, Huệ Năng, đến Trúc Lâm đều cùng có một cái nhìn giống nhau về thiền: Biết niệm niệm đều là những niệm hư ảo nên không theo; biết cảnh là tướng duyên giả hợp nên không theo; chỉ sống với cái chân thật nơi chính mình mà thôi. Thiền là cái gì đơn giản như vậy đó. Thấy bông là bông, chứ không là gì khác, cũng không bị một khái niệm nào chen vào. Không một qui ước nào, một khuôn phép nào có thể đóng khuôn, hoặc định sẳn cho thiền. Người tu thiền nhìn cái bông như một sự hiện hữu của cái bông. Nhìn mà tâm không khôũi niệm thật giả, đẹp xấu, thơm hay không thơm... Không khôũi niệm như vậy thì làm gì có chuyện thương, chuyện ghét, chuyện ái, chuyện thủ... Tuy nhiên, ta có thể nói thiền phô diễn một giáo lý tuyệt đỉnh trong các tư tưôũng của Phật giáo. Mặc dù các tổ đã từng dạy: “Không một chữ, cũng như không một pháp cho người.” Đừng thêm, đừng bớt, đừng tô, đừng vẽ, thiền là nhìn sự vật bằng cái nhìn “như thị.” Nhìn sự vật như sự vật; không bị kiến thức nào trói buộc; ngay cả Niết Bàn hay địa ngục cũng không làm sai lệch được cái nhìn của kẻ tu thiền. Cái nhìn “như thị” nầy có đi ra ngoài Phật pháp không ? Là con Phật, nhìn như thị là cái nhìn của chư Phật thì làm gì có chuyện ra ngoài Phật pháp. Tuy nhiên, có rất nhiều người không chịu để ý tường tận lời Phật dạy. Khi Phật nói rằng trong suốt bốn mươi chín năm hoằng pháp, ta chưa hề nói một lời nào là Phật muốn dụng ý gì ? Ý Ngài muốn nói tất cả các pháp mà Phật đã nói đều chỉ là phương tiện, chứ không phải là cứu cánh. Cứu cánh là cõi vô sanh vĩnh hằng. Đừng nắm chặt vào ngón tay chỉ trăng, mà hãy lên thẳng mặt trăng. Một khi đã lên được trăng rồi thì phương tiện cũng phải quẳng đi, thế mới gọi là rốt ráo được. Cái khổ của chúng ta là ôũ chỗ do hiểu cạn cợt mà chưa lên được trăng đã vội quẳng phi thuyền, thế là chơi vơi ngoài không gian. Thấy như thế, những ai muốn chơi vơi ngoài không gian, cứ quẳng bỏ phi thuyền. Những ai muốn tiếp tục chơi vơi trong kiếp luân hồi cứ tự nhiên mà quẳng bỏ đi Phật pháp. Còn những ai muốn thực sự về cõi vô sanh thì hãy lắng nghe lời dạy của Đức Từ Phụ: nhìn sự vật như sự vật; không dấy tâm động niệm vì dấy tâm động niệm là khơi nguồn cho phiền não, mà phiền não là gốc của luân hồi sanh tử. Nhìn sự vật bằng cái nhìn như thị mà không một kiến giải nào kèm theo. Người tu thiền là thực sự trôũ về với con người thật của mình. Mọi vật dưới mắt người hành thiền đều trần trụi, chứ không bôi son trét phấn. Nếu ai cũng nhìn được cái nhìn như thị thì quả là thảnh thơi không có gì trói buộc.

Tóm lại, cái nhìn của người tu thiền là cái nhìn “Đối cảnh vô tâm,” hoặc cái nhìn “như thị.” Vô tâm ở đây không có nghĩa là không có tâm, mà vô tâm ở đây là không chạy theo trần cảnh; vô tâm ở đây là niệm khởi, ta không mời, không thỉnh, không cầm giữ, không chạy theo, cũng như không đuổi. Vô tâm lại càng không có nghĩa là đi diệt hết tất cả các niệm, và lại càng không có nghĩa là rơi vào chỗ “không.” có gì, không được gì... Vô tâm ôũ đây phải được hiểu là “Vô niệm,” nghĩa là một niệm cũng không còn, ngay cả câu niệm Phật. Hơn nữa, người hành thiền nhìn mọi sự vật với lòng an nhiên, tự tại; tu thiền với lòng không cầu đắc. Đắc cái gì đây ? Tam thiền, tứ thiền chăng ? Đã nói không một đối tượng để theo; không một điểm để đến thì làm gì có chứng đắc. Còn nghĩ đến Tam Thiền, Tứ Thiền là còn vướng mắc; còn theo Tam Thiền, Tứ Thiền là biết vọng mà còn theo, là đi ngược lại với thiền. Người hành trì thiền nhìn Tam Thiền, hoặc Tứ Thiền một cách dửng dưng. Thiền không có chứng đắc, cũng như không có chỗ để chứng đắc. Nói thì dễ lắm, chứ làm được không phải là chuyện dễ đâu ! Tuy nhiên, không dễ không có nghĩa là không làm. Người con Phật quyết không điên đảo vì trần cảnh. Không bị trần cảnh dẫn dắt và khống chế. Hãy nhìn bầu trời thăm thẳm; mây đến, mây đi, không ai mời, không ai thỉnh, không ai cầm giữ, không ai chạy theo, cũng không ai đuổi, đó là cái nhìn của những người hành thiền vậy.


 

 


 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567