- 1. Thiền Là Gì
- 2. Thiền Và Thiền Học
- 3. Vào Thiền
- 4. Thiền Định Của Người Phật Tử Tại Gia
- 5. Thiền Cho Xuất Gia Hay Tại Gia?
- 6. Thiền Để Chứng Đắc Cái Gì?
- 7. Thiền Và Chăn Trâu
- 8. Tu Cách Nào Cho Được Định? Thiền Hay Tịnh Độ?
- 9. Phương Pháp Tọa Thiền
- 10. Ai Có Thể Hành Thiền?
- 11. Khi Thiền Mà Nước Miếng Cứ Tuôn Ra Là Sao?
- 12. Ngọa Thiền
- 13. Thiền Trong Lúc Đi
- 14. Thiền Dành Cho Ai?
- 15. Thiền Trong Lúc Ăn
- 16. Làm Sao Để Có Chánh Niệm?
- 17. Ba Cõi Và Thiền
- 18. Thiền Và Thanh Tịnh
- 19. Người Phật Tử Dùng Tâm Nào Để Thiền?
- 20. Tu Tâm
- 21. Thiền Và Thế Giới Hư Ảo
- 22. Tại Sao Tọa Thiền Càng Nhiều, Vọng Tưởng Càng Dấy Lên
- 23. Thiền Và Vô Minh
- 24. Thiền Và Chánh Niệm
- 25. Thiền Là Ném Bỏ Hành Trang cho Kiếp Luân Hồi
- 26. Người Mới Bước Vào Thiền Nên Tu Theo Ngài Thần Tú Hay Huệ Năng?
- 27. Thiền Và Giác Ngộ
- 28. Sống Thiền Thì Cõi Ta Bà Sẽ Trở Thành Niết Bàn
- 29. Ngồi Thiền Mà Niệm Khởi Lên Có Sợ Không
- 30. Lúc Tọa Thiền Có Nên Suy Tư Về Một Vấn Đề Gì Không?
- 31. Thiền Và Tâm Lý Trị Liệu
- 32. Sống Tỉnh Thức
- 33. Thiền Và Hơi Thở
- 34. Thiền Và Sự Ngưng Suy Tưởng
- 35. Thiền Và Sự Căng Thẳng Thần Kinh
- 36. Thiền Và Vô Tâm
- 37. Hãy Tìm Hiểu Thêm Về Bài Kệ Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma
- 38. Thiền Và Sự Không Dính Mắc
- 39. Thiền Và Sự Buông Xả
- 40. Thiền Và Thế Giới Cực Lạc
- 41. Ai Có Thể Dùng Pháp Để Đốn Ngộ Trong Nhà Thiền ?
- 42. Phong Thái Của Người Hành Thiền
- 43. Thiền Và Tha Lực
- 44. Cái Nhìn Của Người Phật Tử Hành Thiền
- 45. Thiền Và Chứng Đắc
- 46. Thiền Là Tìm Trở Về Với Cái Phật Tánh Sẳn Có Của Mình
- 47. Làm Cách Nào Để Tâm Ta Lúc Nào Cũng Có Chánh Niệm?
- 48. Kiến Tánh
- 49. Thiền Và Ma
- 50. Thiền Và Tám Con Đường Cao Quý
- 51. Thiền Và Sự Chú Ý Đơn Giản
- 52. Thiền Và Tứ Vô Lượng Tâm
- 53. Thiền Trong Đời Sống
- 54. Bài Thiền Không Tên
- 55. Thiền Và Tâm
- 56. Người Hành Thiền Có Nên Phân Biệt Vọng Niệm Để Mà Không Theo Hay Không?
- 57. Những Bài Kệ Hay Trong Nhà Thiền
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang
Phải thành thật mà công nhận rằng thiền là một cái gì hết sức đặc biệt của Phật giáo. Đức Thế Tôn ngoài những chân lý mà Ngài đã để lại cho muôn đời sau, Ngài còn vẽ lại một bức tranh thực và sống động ngay dưới cội Bồ Đề: hình ảnh của một Thái Tử quyết tâm thiền định cho đến khi thành chánh quả. Theo đạo Phật, thiền cũng đơn giản như hình ảnh của Thái Tử Sĩ Đạt Tha ngồi dưới cội Bồ Đề, thế thôi. Thiền không khúc mắc, cũng như không đòi hỏi lý luận hay khái niệm gì cả. Thiền là sự trôũ về với chính mình; trở về với thực tại; sống tỉnh thức; và thực nghiệm nơi chính bản thân mình để nhận ra tự tánh. Từng giây phút ta tỉnh thức là từng giây phút ta đang thiền, là từng giây phút ta trở về với chính ta; trở về với cái tự tánh tự thuở giờ của ta. Sự tu tập nầy phải được liên tục, chứ không nay tỉnh mai mê. Như vậy tu thiền là do từ nội tâm của ta, chứ không do ở bất cứ một động lực nào bên ngoài.
Tuy nhiên, trong suốt cuộc tiến tu của ta, ta cũng cần có một minh sư và những thiện hữu tri thức, giúp đỡ và nhắc nhở những lúc ta bị trở ngại. Xin hiểu minh sư ở đây như một cây kim chỉ nam, còn thiện hữu tri thức như những người bạn đồng hành, chứ không và sẽ không bao giờ là những động lực chánh đưa ta đến giác ngộ và giải thoát. Động lực chánh vẫn là ta, trong lúc linh mẫn cũng như ươn yếu cũng vẫn là ta. Chính Đức Thế Tôn đã nhiều lần khuyên nhủ chúng đệ tử là dầu cho thân ta yếu đuối và bị những cơn đau vằn vặt, hãy luôn giữ cho tâm tĩnh thức và chánh niệm. Các chư thiên chỉ giúp chúng ta qua sức mạnh của những hạnh nguyện và lòng từ ái của chính chúng ta mà thôi. Người hoàn tất công việc tu tập cũng chỉ là ta.
Hãy xé tan bức màn vô minh và hãy vững tin vào khả năng tự giải thoát của mình. Tâm ta có khả năng chứa chấp những đau khổ và phiền não; thì nó cũng có khả năng thanh lọc hết những tham, sân, si. Tâm ta có khả năng đưa ta vào địa ngục, thì nó cũng có khả năng đưa ta trôũ về với tỉnh thức và tự tánh. Phật đã dạy rất rõ ràng là mọi người trong chúng ta, ai cũng có khả năng giải thoát viên mãn; có điều là ta có muốn hay không mà thôi.