- 1. Thiền Là Gì
- 2. Thiền Và Thiền Học
- 3. Vào Thiền
- 4. Thiền Định Của Người Phật Tử Tại Gia
- 5. Thiền Cho Xuất Gia Hay Tại Gia?
- 6. Thiền Để Chứng Đắc Cái Gì?
- 7. Thiền Và Chăn Trâu
- 8. Tu Cách Nào Cho Được Định? Thiền Hay Tịnh Độ?
- 9. Phương Pháp Tọa Thiền
- 10. Ai Có Thể Hành Thiền?
- 11. Khi Thiền Mà Nước Miếng Cứ Tuôn Ra Là Sao?
- 12. Ngọa Thiền
- 13. Thiền Trong Lúc Đi
- 14. Thiền Dành Cho Ai?
- 15. Thiền Trong Lúc Ăn
- 16. Làm Sao Để Có Chánh Niệm?
- 17. Ba Cõi Và Thiền
- 18. Thiền Và Thanh Tịnh
- 19. Người Phật Tử Dùng Tâm Nào Để Thiền?
- 20. Tu Tâm
- 21. Thiền Và Thế Giới Hư Ảo
- 22. Tại Sao Tọa Thiền Càng Nhiều, Vọng Tưởng Càng Dấy Lên
- 23. Thiền Và Vô Minh
- 24. Thiền Và Chánh Niệm
- 25. Thiền Là Ném Bỏ Hành Trang cho Kiếp Luân Hồi
- 26. Người Mới Bước Vào Thiền Nên Tu Theo Ngài Thần Tú Hay Huệ Năng?
- 27. Thiền Và Giác Ngộ
- 28. Sống Thiền Thì Cõi Ta Bà Sẽ Trở Thành Niết Bàn
- 29. Ngồi Thiền Mà Niệm Khởi Lên Có Sợ Không
- 30. Lúc Tọa Thiền Có Nên Suy Tư Về Một Vấn Đề Gì Không?
- 31. Thiền Và Tâm Lý Trị Liệu
- 32. Sống Tỉnh Thức
- 33. Thiền Và Hơi Thở
- 34. Thiền Và Sự Ngưng Suy Tưởng
- 35. Thiền Và Sự Căng Thẳng Thần Kinh
- 36. Thiền Và Vô Tâm
- 37. Hãy Tìm Hiểu Thêm Về Bài Kệ Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma
- 38. Thiền Và Sự Không Dính Mắc
- 39. Thiền Và Sự Buông Xả
- 40. Thiền Và Thế Giới Cực Lạc
- 41. Ai Có Thể Dùng Pháp Để Đốn Ngộ Trong Nhà Thiền ?
- 42. Phong Thái Của Người Hành Thiền
- 43. Thiền Và Tha Lực
- 44. Cái Nhìn Của Người Phật Tử Hành Thiền
- 45. Thiền Và Chứng Đắc
- 46. Thiền Là Tìm Trở Về Với Cái Phật Tánh Sẳn Có Của Mình
- 47. Làm Cách Nào Để Tâm Ta Lúc Nào Cũng Có Chánh Niệm?
- 48. Kiến Tánh
- 49. Thiền Và Ma
- 50. Thiền Và Tám Con Đường Cao Quý
- 51. Thiền Và Sự Chú Ý Đơn Giản
- 52. Thiền Và Tứ Vô Lượng Tâm
- 53. Thiền Trong Đời Sống
- 54. Bài Thiền Không Tên
- 55. Thiền Và Tâm
- 56. Người Hành Thiền Có Nên Phân Biệt Vọng Niệm Để Mà Không Theo Hay Không?
- 57. Những Bài Kệ Hay Trong Nhà Thiền
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang
Vô tâm ở đây không phải là sự hững hờ thiếu chú ý, hoặc giả không để ý đến sự việc xãy ra quanh ta. Ngược lại “Vô tâm” là sự thấy biết sáng suốt. Thấy rõ tất cả những gì xãy ra quanh ta, mà không bị vướng mắc bởi cái nhìn nhị biên của phàm phu, cũng không bị mắc kẹt bởi tư dục. Vô tâm còn có nghĩa là không phân biệt, không bị cái nhìn nhị biên khống chế. Trong vô tâm, không có chủ thể mà cũng không có đối tượng. Người vô tâm là người đã hành trì thiền đến rốt ráo, tỉnh thức tuyệt đối. Không có tâm và cảnh, mê và ngộ, có và không, thiện và ác, tốt và xấu, hay và dôũ... Nhiều người hiểu lầm vô tâm là không tâm. Thực ra, vô tâm là tâm không. Nghĩa là cái tâm không chứa đựng một mảy may gì cả, tâm thanh tịnh sáng suốt sẳn có ở mỗi chúng sanh. Khi thành Phật nó cũng không thêm, lúc phàm phu nó cũng không bớt. Vô tâm chính là cái tâm thường hằng vốn sẳn có nơi mỗi chúng ta. Khi mê thì nó tạo nghiệp, thọ khổ, đi luân hồi; lúc ngộ thì nó chính là nguồn an vui, tự tại và giải thoát. Nó có đầy đủ đức tánh sáng suốt và trong sạch như nước hồ, hoặc trong như gương sáng, không cần gạn lọc, không cần lau chùi. Vô tâm chính là tánh giác của cả chư Phật và chúng sanh vậy. Một giờ được vô tâm là một giờ giác ngộ, giải thoát, là một giờ thành Phật. Trong đời sống hằng ngày ai mà một giờ, một phút sống với đạo, trở về nghe ngóng tâm mình, tỉnh thức... thì người đó đang là một vị Phật từ đầu đến chân. Xin hãy hành thiền để thấy rằng khi mê thì người đi theo cảnh, khi ngộ thì cảnh là cảnh, người là người; không ai theo ai. Khi mê thì người bị cảnh khống chế, khi ngộ thì không ai khống chế ai; ta là ta, còn cảnh là cảnh. Hành thiền cho đến khi vô tâm thì chân tâm hiển lộ; tâm là chơn tâm, mà cảnh cũng trở thành chơn cảnh; không ai trốn ai, cũng không ai nợ nần ai. Hành thiền cho đến khi vô tâm thì nhạn bay qua hồ không bỏ bóng lại, mà hồ cũng không buồn lưu bóng nhạn. Mặt hồ vẫn phẳng lì không một gợn sóng như cảnh tịnh tịch của Niết Bàn, của Vô Thượng vậy.