- 1. Thiền Là Gì
- 2. Thiền Và Thiền Học
- 3. Vào Thiền
- 4. Thiền Định Của Người Phật Tử Tại Gia
- 5. Thiền Cho Xuất Gia Hay Tại Gia?
- 6. Thiền Để Chứng Đắc Cái Gì?
- 7. Thiền Và Chăn Trâu
- 8. Tu Cách Nào Cho Được Định? Thiền Hay Tịnh Độ?
- 9. Phương Pháp Tọa Thiền
- 10. Ai Có Thể Hành Thiền?
- 11. Khi Thiền Mà Nước Miếng Cứ Tuôn Ra Là Sao?
- 12. Ngọa Thiền
- 13. Thiền Trong Lúc Đi
- 14. Thiền Dành Cho Ai?
- 15. Thiền Trong Lúc Ăn
- 16. Làm Sao Để Có Chánh Niệm?
- 17. Ba Cõi Và Thiền
- 18. Thiền Và Thanh Tịnh
- 19. Người Phật Tử Dùng Tâm Nào Để Thiền?
- 20. Tu Tâm
- 21. Thiền Và Thế Giới Hư Ảo
- 22. Tại Sao Tọa Thiền Càng Nhiều, Vọng Tưởng Càng Dấy Lên
- 23. Thiền Và Vô Minh
- 24. Thiền Và Chánh Niệm
- 25. Thiền Là Ném Bỏ Hành Trang cho Kiếp Luân Hồi
- 26. Người Mới Bước Vào Thiền Nên Tu Theo Ngài Thần Tú Hay Huệ Năng?
- 27. Thiền Và Giác Ngộ
- 28. Sống Thiền Thì Cõi Ta Bà Sẽ Trở Thành Niết Bàn
- 29. Ngồi Thiền Mà Niệm Khởi Lên Có Sợ Không
- 30. Lúc Tọa Thiền Có Nên Suy Tư Về Một Vấn Đề Gì Không?
- 31. Thiền Và Tâm Lý Trị Liệu
- 32. Sống Tỉnh Thức
- 33. Thiền Và Hơi Thở
- 34. Thiền Và Sự Ngưng Suy Tưởng
- 35. Thiền Và Sự Căng Thẳng Thần Kinh
- 36. Thiền Và Vô Tâm
- 37. Hãy Tìm Hiểu Thêm Về Bài Kệ Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma
- 38. Thiền Và Sự Không Dính Mắc
- 39. Thiền Và Sự Buông Xả
- 40. Thiền Và Thế Giới Cực Lạc
- 41. Ai Có Thể Dùng Pháp Để Đốn Ngộ Trong Nhà Thiền ?
- 42. Phong Thái Của Người Hành Thiền
- 43. Thiền Và Tha Lực
- 44. Cái Nhìn Của Người Phật Tử Hành Thiền
- 45. Thiền Và Chứng Đắc
- 46. Thiền Là Tìm Trở Về Với Cái Phật Tánh Sẳn Có Của Mình
- 47. Làm Cách Nào Để Tâm Ta Lúc Nào Cũng Có Chánh Niệm?
- 48. Kiến Tánh
- 49. Thiền Và Ma
- 50. Thiền Và Tám Con Đường Cao Quý
- 51. Thiền Và Sự Chú Ý Đơn Giản
- 52. Thiền Và Tứ Vô Lượng Tâm
- 53. Thiền Trong Đời Sống
- 54. Bài Thiền Không Tên
- 55. Thiền Và Tâm
- 56. Người Hành Thiền Có Nên Phân Biệt Vọng Niệm Để Mà Không Theo Hay Không?
- 57. Những Bài Kệ Hay Trong Nhà Thiền
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang
Như trên đã nói, là Phật tử muốn cầu đạo vô thượng nên học ở Ngài Huệ Năng. Thế còn người mới tu thiền thì nên tu theo ai? Thần Tú hay Huệ Năng? Đa số trong chúng ta ai cũng biết đến hai Đại Sư Thần Tú và Huệ Năng. Cả hai đều là đại đệ tử của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Thần Tú là một bậc quán thông nội ngoại, thấu suốt cổ kim, làm giáo thọ cho trên bảy trăm tăng chúng, được mọi người sùng kính. Còn Huệ Năng là một người bán củi từ phương Nam lên Hoàng Mai thọ giáo với Ngũ Tổ, tuy có pháp khí nhưng không biết nhiều về chữ nghĩa.
Đến hôm Ngũ Tổ truyền cho tăng chúng làm kệ để Tổ truyền Y Bát thì Thần Tú đã làm một bài mà tăng chúng ai cũng cho là siêu phàm. Bài kệ rằng:
Tâm như minh cảnh đài
Thời thời cần phất thức
Vật sử nhạ trân ai.
Nghĩa là thân như cội Bồ Đề; tâm như đài gương sáng. Luôn siêng năng lau chùi, chớ để dính bụi bặm. Chính Ngũ Tổ phải khen ngợi và truyền trong chúng y theo bài kệ nầy mà tu hành.
Huệ Năng lúc bấy giờ đang giã gạo ở nhà bếp, nghe tứ chúng đâu đâu cũng đọc kệ; hỏi ra mới biết là kệ của Thượng Tọa Thần Tú. Ngài cũng nhờ một người khác viết bài kệ của mình trên vách:
Bồ Đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệc phi đài
Bổn lai vô nhứt vật
Hà xứ nhạ trần ai.
Nghĩa là Bồ Đề vốn không cây, gương sáng chẳng phải đài. Xưa nay không một vật, chỗ nào dính bụi nhơ?
Qua hai bài kệ trên ta thấy Huệ Năng quả là một tiếng sét cho những ai đang tu thiền thời bấy giờ. Ngài đã đánh thẳng vào trái tim của thiền. Ngài đã dõng dạc khẳng định không cần thủ đoạn nào cả, Ngài đã vượt thẳng vào nhà Như Lai. Còn theo Ngài Thần Tú thì y cứ phương diện tu đạo mà hành. Ngài không cho nổ lên một tiếng sét, mà Ngài cho lau chùi một cách rất từ từ, rồi thì gương cũng sạch bụi, cũng sáng thôi. Về sau nầy Ngài cũng lập được một phái thiền có tầm cỡ ở phương Bắc.
Thường thì chúng ta chỉ nghe nhắc đến tiếng sét của Huệ Năng mà quên đi Thần Tú. Tuy nhiên, có một điều mà chúng ta đã quên mất là nếu không có bài kệ của Thần Tú thì không có tiếng sét của Huệ Năng; và một điều nữa là trước khi Huệ Năng cho nổ tiếng sét ấy, thì nơi Ngài, lửa đã tắt, bình đã cạn. Ngài đâu còn phải chứa thêm một thứ gì nữa, dù là ác hay là thiện. Gạo đã trắng, chỉ chờ sàng, thế thôi. Trong chúng ta có mấy ai có được cái phong cách của Huệ Năng? Không có mấy ai? Ai trong chúng ta, lửa cũng còn nhen nhúm; bình nếu không đầy thì cũng còn lưng lửng. Gạo chưa trắng thì lấy gì sàng? Thế mà học đòi Huệ Năng ! Làm sao được ? Với chúng ta, hành trang năm cũ hãy còn nhiều quá; ác nghiệp hãy còn nhiều quá; tâm từ thì lúc rộng lúc hẹp; giới thì khi giữ khi không. Mới hồi sáng nầy hứa sẽ chay lạc, mà bây giờ đà ăn thịt chúng sanh... Như vậy đừng học đòi vô thiện vô ác; hãy trả cho hết nợ cũ đi, trả cho đến khi nào hết nợ, trả cho đến khi lửa tắt, bình cạn, thì đó là lúc ta theo Ngài Huệ Năng, vô thiện vô ác, đi thẳng vào quả vị Bồ Đề Vô Thượng.
Là Phật tử chân chánh, nên tự biết mình; tự biết tâm phàm phu của mình lúc nào cũng chực xé rào bẻ lưới. Mới hôm qua đây nguyện sẽ môũ rộng tâm từ, thì hôm nay tâm địa lại bỏn xẻn. Mới tháng rồi đến chùa thọ giới, thì tháng nầy đà phá giới. Mới hồi sáng nầy nhu hòa nhẫn nhục, thì đến trưa lại sân hận đùng đùng... Tâm chúng sanh nó như vậy đó quý bạn ạ ! Hãy tự xét lấy mình, tâm từ khi rộng khi hẹp, nhẫn nhục khi có khi không; nhu hòa khi vầy khi khác... nên chưa có được cái phong thái của Huệ Năng đâu. Thôi thì hãy tiệm tu; hãy y theo lời chỉ dạy của Đại Sư Thần Tú mà tuần tự loại dần ác nghiệp, dứt trừ phiền não, tham, sân, si... Hãy năng làm chuyện thiện; không nghĩ đến chuyện ác đi cái đã. Được như vậy cho đến khi nào lửa tắt, bình cạn, chừng đó là lúc ta bắt đầu đi thẳng vào nhà Như Lai; chừng đó một niệm ác cũng không còn, mà niệm thiện cũng không có.