- 1. Thiền Là Gì
- 2. Thiền Và Thiền Học
- 3. Vào Thiền
- 4. Thiền Định Của Người Phật Tử Tại Gia
- 5. Thiền Cho Xuất Gia Hay Tại Gia?
- 6. Thiền Để Chứng Đắc Cái Gì?
- 7. Thiền Và Chăn Trâu
- 8. Tu Cách Nào Cho Được Định? Thiền Hay Tịnh Độ?
- 9. Phương Pháp Tọa Thiền
- 10. Ai Có Thể Hành Thiền?
- 11. Khi Thiền Mà Nước Miếng Cứ Tuôn Ra Là Sao?
- 12. Ngọa Thiền
- 13. Thiền Trong Lúc Đi
- 14. Thiền Dành Cho Ai?
- 15. Thiền Trong Lúc Ăn
- 16. Làm Sao Để Có Chánh Niệm?
- 17. Ba Cõi Và Thiền
- 18. Thiền Và Thanh Tịnh
- 19. Người Phật Tử Dùng Tâm Nào Để Thiền?
- 20. Tu Tâm
- 21. Thiền Và Thế Giới Hư Ảo
- 22. Tại Sao Tọa Thiền Càng Nhiều, Vọng Tưởng Càng Dấy Lên
- 23. Thiền Và Vô Minh
- 24. Thiền Và Chánh Niệm
- 25. Thiền Là Ném Bỏ Hành Trang cho Kiếp Luân Hồi
- 26. Người Mới Bước Vào Thiền Nên Tu Theo Ngài Thần Tú Hay Huệ Năng?
- 27. Thiền Và Giác Ngộ
- 28. Sống Thiền Thì Cõi Ta Bà Sẽ Trở Thành Niết Bàn
- 29. Ngồi Thiền Mà Niệm Khởi Lên Có Sợ Không
- 30. Lúc Tọa Thiền Có Nên Suy Tư Về Một Vấn Đề Gì Không?
- 31. Thiền Và Tâm Lý Trị Liệu
- 32. Sống Tỉnh Thức
- 33. Thiền Và Hơi Thở
- 34. Thiền Và Sự Ngưng Suy Tưởng
- 35. Thiền Và Sự Căng Thẳng Thần Kinh
- 36. Thiền Và Vô Tâm
- 37. Hãy Tìm Hiểu Thêm Về Bài Kệ Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma
- 38. Thiền Và Sự Không Dính Mắc
- 39. Thiền Và Sự Buông Xả
- 40. Thiền Và Thế Giới Cực Lạc
- 41. Ai Có Thể Dùng Pháp Để Đốn Ngộ Trong Nhà Thiền ?
- 42. Phong Thái Của Người Hành Thiền
- 43. Thiền Và Tha Lực
- 44. Cái Nhìn Của Người Phật Tử Hành Thiền
- 45. Thiền Và Chứng Đắc
- 46. Thiền Là Tìm Trở Về Với Cái Phật Tánh Sẳn Có Của Mình
- 47. Làm Cách Nào Để Tâm Ta Lúc Nào Cũng Có Chánh Niệm?
- 48. Kiến Tánh
- 49. Thiền Và Ma
- 50. Thiền Và Tám Con Đường Cao Quý
- 51. Thiền Và Sự Chú Ý Đơn Giản
- 52. Thiền Và Tứ Vô Lượng Tâm
- 53. Thiền Trong Đời Sống
- 54. Bài Thiền Không Tên
- 55. Thiền Và Tâm
- 56. Người Hành Thiền Có Nên Phân Biệt Vọng Niệm Để Mà Không Theo Hay Không?
- 57. Những Bài Kệ Hay Trong Nhà Thiền
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang
Theo Phật thì chúng sanh là những khách lữ hành, đã từ muôn kiếp hết đến rồi đi, hết đi rồi đến. Cứ thế mà ta dừng hết trạm nầy đến trạm khác. Sau mỗi trạm, ngoài hành trang cũ ta lại nhận thêm những hành trang mới. Lớp cõng trên vai, lớp xách, lớp kéo, lớp ôm... Chúng ta hãy ngồi yên mà nghiền ngẫm cho một cuộc hành trình, chỉ một cuộc hành trình ngắn thôi thì chúng ta cũng đủ mệt với bao nhiêu thứ chuyện; nào là hành trang, nào là tiền, nào là vé... Chứ đừng nói chi đến một chuỗi dài của kiếp luân hồi, nó vô hạn, vô định. Nó không có khôũi đầu, mà cũng không có chấm dứt. Không ai biết được mình đã bắt đầu có từ lúc nào, và cũng không ai biết được điểm đến sau cùng của mình là đâu ?
Tâm trạng của một lữ hành ngay trong một chuyến đi ngắn hạn cũng muốn gói gọn hành trang, càng ít càng tốt, càng gọn nhẹ càng khỏe; huống hồ là hành trang cho một kiếp luân hồi, ai lại không muốn cho càng gọn nhẹ là càng tốt. Ngặc vì tham nên cứ gom, gom mãi cho đến một lúc nào đó nhiều quá, không còn trạm nào dám chứa, nên chỉ còn một trạm duy nhất để vào: ấy là địa ngục. Hành trang ngoài đời như vài cái va-li, vật dụng và tiền bạc... nếu thấy quá nặng còn có thể quẳng bớt đi, dù có tiếc hay không tiếc. Còn hành trang cho một kiếp luân hồi là tội phước, ác nghiệp và thiện nghiệp; muốn quăng bỏ cũng không được. Đâu có giản đơn như vậy được ? Muốn chuyển hóa các nghiệp từ ác ra thiện, không đơn giản; nó không đơn giản như chuyện mình vứt bỏ một món đồ. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không làm được.
Đức Thế Tôn đã thị hiện và Ngài đã vẽ lại hình ảnh của một con người biết cách ném bỏ hành trang cho một kiếp luân hồi. Ngài đã vẽ lại một bức tranh thực: hình ảnh của một con người quyết tâm giác ngộ đã ngồi liên tục bốn mươi chín ngày đêm dưới cội Bồ Đề. Ngài quyết không rời chỗ nếu không đắc quả Vô Thượng. Ngài đã chỉ rõ một ngày tìm lại với chính mình là một ngày ta không gom thêm hành trang mới, mà ngược lại ta còn quẳng bớt đi những hành trang năm cũ. Ngài đã thực chứng rằng ngồi thiền chẳng những là trôũ về với thực tại, sống tỉnh thức và lần trôũ về tự tánh; mà ngồi thiền còn giúp ta đóng hoặc khép bớt lại tam nghiệp nơi thân, khẩu và ý. Lúc ngồi ta không phát ra cử chỉ hoặc hành động nơi thân; không nói lời thiện ác nơi khẩu; cũng như không nghĩ về thiện ác nơi ý. Lúc ngồi thiền thì thân đã ngồi đó, đâu còn sát sanh, trộm cắp, tà dâm gì được; khẩu đã khép, ít nhất là khép với người khác, thì đâu còn để nói dối, hoặc nói lời đâm thọc, hoặc nói lưỡi hai chiều... Chỉ còn duy nhất có ý là cần phải coi chừng. Thế là lúc thiền hóa ra ta đã cột được hai, chỉ còn lại có một nơi ý là phải coi chừng. Chỉ ngồi mà chưa đi sâu vào thiền là ta đã dẹp được hai tên giặc lớn rồi. Như vậy, ngồi thiền, cho dù là mới ngồi, ta cũng đã quẳng được hai phần ba hành trang thừa thải rồi. Bây giờ nói về ý. Ý là cái gì vô hình, vô tướng, nhỏ lớn không ai biết; có điều nó đi với một tốc độ cực nhanh. Chính vì vậy mà ta rất khó kiểm soát và chỉ huy ý. Theo Đức Phật thì muốn trị ý ta có ba cách: Trì Giới, Nhẫn Nhục và Thiền Định. Trong phạm vi bài nầy chúng ta chỉ nói về Thiền Định mà thôi.
Trong ba thứ Bố Thí, Trì Giới và Thiền Định thì Thiền Định là cái gì đơn giản và dễ thực hành nhất. Hãy ngồi yên mà nghĩ thân nầy có tướng mạo, có sanh diệt là vô thường. Tâm tuy không có tướng mạo, nhưng sanh diệt liền liền nên cũng vô thường. Niệm đến, niệm đi, niệm sanh, niệm diệt cũng vô thường. Chính vì những cái vô thường nầy mà ta quyết không nhận, không theo, không mời, không giữ, không đuổi. Hãy soi cho rõ để thấy rằng ngũ uẩn giai không, hoặc giả thị chư pháp không tướng. Hãy cố gắng mà tập cho được như Ngài Lục Tổ Huệ Năng:
Bồ Đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệc phi đài
Bổn lai vô nhứt vật
Hà xứ nhạ trần ai.
Ngài đã thấy rõ Bồ đề vốn không cội, gương sáng cũng không đài; từ xưa đến giờ không một vật thì lấy chỗ nào để mà dính trần ai ? Ngài đã thực sự trôũ về với thực tại, Ngài đã hoàn toàn tỉnh thức để chứng thực những điều nầy ngay ôũ chính bản thân Ngài. Ngài đã quẳng hết hành trang qua cửa Thiền. Chúng ta là những người con Phật cũng quyết học ôũ Ngài; học cho tới khi nào không còn một chút hành trang nào cho kiếp luân hồi để cùng nắm tay quý Ngài mà dạo chơi nơi cõi vô sanh. Hãy như chư Phật, đến và đi một cách tự tại, chứ không mang theo bất cứ hành trang nào.