- 1. Thiền Là Gì
- 2. Thiền Và Thiền Học
- 3. Vào Thiền
- 4. Thiền Định Của Người Phật Tử Tại Gia
- 5. Thiền Cho Xuất Gia Hay Tại Gia?
- 6. Thiền Để Chứng Đắc Cái Gì?
- 7. Thiền Và Chăn Trâu
- 8. Tu Cách Nào Cho Được Định? Thiền Hay Tịnh Độ?
- 9. Phương Pháp Tọa Thiền
- 10. Ai Có Thể Hành Thiền?
- 11. Khi Thiền Mà Nước Miếng Cứ Tuôn Ra Là Sao?
- 12. Ngọa Thiền
- 13. Thiền Trong Lúc Đi
- 14. Thiền Dành Cho Ai?
- 15. Thiền Trong Lúc Ăn
- 16. Làm Sao Để Có Chánh Niệm?
- 17. Ba Cõi Và Thiền
- 18. Thiền Và Thanh Tịnh
- 19. Người Phật Tử Dùng Tâm Nào Để Thiền?
- 20. Tu Tâm
- 21. Thiền Và Thế Giới Hư Ảo
- 22. Tại Sao Tọa Thiền Càng Nhiều, Vọng Tưởng Càng Dấy Lên
- 23. Thiền Và Vô Minh
- 24. Thiền Và Chánh Niệm
- 25. Thiền Là Ném Bỏ Hành Trang cho Kiếp Luân Hồi
- 26. Người Mới Bước Vào Thiền Nên Tu Theo Ngài Thần Tú Hay Huệ Năng?
- 27. Thiền Và Giác Ngộ
- 28. Sống Thiền Thì Cõi Ta Bà Sẽ Trở Thành Niết Bàn
- 29. Ngồi Thiền Mà Niệm Khởi Lên Có Sợ Không
- 30. Lúc Tọa Thiền Có Nên Suy Tư Về Một Vấn Đề Gì Không?
- 31. Thiền Và Tâm Lý Trị Liệu
- 32. Sống Tỉnh Thức
- 33. Thiền Và Hơi Thở
- 34. Thiền Và Sự Ngưng Suy Tưởng
- 35. Thiền Và Sự Căng Thẳng Thần Kinh
- 36. Thiền Và Vô Tâm
- 37. Hãy Tìm Hiểu Thêm Về Bài Kệ Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma
- 38. Thiền Và Sự Không Dính Mắc
- 39. Thiền Và Sự Buông Xả
- 40. Thiền Và Thế Giới Cực Lạc
- 41. Ai Có Thể Dùng Pháp Để Đốn Ngộ Trong Nhà Thiền ?
- 42. Phong Thái Của Người Hành Thiền
- 43. Thiền Và Tha Lực
- 44. Cái Nhìn Của Người Phật Tử Hành Thiền
- 45. Thiền Và Chứng Đắc
- 46. Thiền Là Tìm Trở Về Với Cái Phật Tánh Sẳn Có Của Mình
- 47. Làm Cách Nào Để Tâm Ta Lúc Nào Cũng Có Chánh Niệm?
- 48. Kiến Tánh
- 49. Thiền Và Ma
- 50. Thiền Và Tám Con Đường Cao Quý
- 51. Thiền Và Sự Chú Ý Đơn Giản
- 52. Thiền Và Tứ Vô Lượng Tâm
- 53. Thiền Trong Đời Sống
- 54. Bài Thiền Không Tên
- 55. Thiền Và Tâm
- 56. Người Hành Thiền Có Nên Phân Biệt Vọng Niệm Để Mà Không Theo Hay Không?
- 57. Những Bài Kệ Hay Trong Nhà Thiền
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang
Trong chúng ta ai cũng biết vô minh là lũ giặc đã đem đến đau khổ và phiền não cho chúng sanh. Chính vô minh đã liên tục dẫn dắt ta đi hết trạm nầy đến trạm khác, cũng chính vô minh đã xúi ta đi góp nhặt mãi những hành trang cho kiếp luân hồi sanh tử. Có mấy ai đã biết cái tai hại của vô minh? Nó không có hình tướng, không lớn, không nhỏ, không dài, không ngắn; nhưng chúng chính là những móc xích liên tục rất khó mà dứt ra. Thế mà Đức Thế Tôn đã nhìn thấy nó, Ngài đã chặt đứt nó để vĩnh viễn đi vào giải thoát.
Muốn tận diệt vô minh ta phải hoặc dùng Bố thí, trì giới, hoặc thiền định. Trong hạn hẹp của bài nầy, chúng ta chỉ nói về thiền định mà thôi. Người ta đã tốn quá nhiều giấy mực cũng như công sức ra mà bàn về thiền, nhưng càng bàn càng khó hiểu, càng bàn lại càng không đi đến đâu. Tại sao? Tại vì thiền đã và sẽ không bao giờ được giảng giải bằng văn tự hay ngôn từ. Lý trí và tranh luận sẽ không đưa con người vào thiền để thực chứng chân tâm, mà tự mình phải thực nghiệm lấy mình. Lấy chính mình làm dụng cụ cho công cuộc thực nghiệm thì may ra mới có được hương vị của thiền. Phải để cho khả năng trực giác của chính mình đi thẳng vào thế giới thiền thì mới có cơ đi đến Niết Bàn. Khả năng nầy phải tiềm tàng trong tâm thức, chứ không bằng đàm luận, hoặc lý thuyết suông. Như vậy trà đàm với một mớ lý thuyết chỉ dành cho những ai nhàn rỗi, hoặc chỉ trong lúc trà dư tửu hậu, chứ không đưa ta đi đến đâu cả, đừng lầm vướng mắc vào đó mà uổng cả một kiếp tu. Trà đàm và một mớ lý thuyết suông có thể cho ta thêm sự hiểu biết về Phật pháp, mà cũng có thể tống thẳng ta vào một khu rừng vô minh không có lối ra, nếu ta không khéo đi vào Phật pháp mà chỉ bàn chuyện thị phi. Nhưng xin thưa cùng quý bạn rằng trong những buổi trà dư tửu hậu, Phật pháp thì ít, mà thị phi thì nhiều. Xin những ai đang co cụm lại thành những nhóm tu học hãy vô cùng cẩn trọng. Hãy luôn nhớ rằng thị phi là bạn của vô minh, là đối nghịch của giải thoát.
Làm sao để nhận dạng được ai là chơn thiền ?
Muốn biết nhóm nào là nhóm của thị phi và nhóm nào là nhóm của chơn thiền cũng dễ thôi. Nếu bước vào mà bạn thấy mọi người đều đang hành trì, ngay cả lúc xả thiền rồi và đang ngồi luận đạo, mọi người đều tỉnh lặng mà luận đạo, ấy là chơn thiền. Ví bằng có bất cứ sự ồn ào nào, trong lúc luận đạo, ấy là thị phi. Người Phật tử chân chánh nên luôn nhớ người tu không nói chuyện nhiều, không ồn ào. Nếu phải nói chuyện, chỉ nói từ từ và nói vừa đủ nghe, chứ không làm loạn động đến người khác. Ngoài ra, thị phi cũng rất dễ bị nhận diện; vì chúng là bạn của vô minh nên chúng sẽ run lên bần bật khi nghe nói đến thiền. Chúng sẽ lần lửa hết dịp nầy đến dịp khác. Thôi để kỳ sau hẳn thiền, kỳ nầy chúng ta hãy trà mạn đàm cái đã. Chính những cái thôi và những cái lần lựa ấy nó đưa chúng ta vào địa ngục hồi nào không hay.
Là Phật tử chân chánh, thiết tha đến sự giác ngộ và giải thoát, hãy vô cùng cẩn trọng. Hãy tìm đến thiền viện, hoặc tịnh xá mà tu thiền với một minh sư. Học bất cứ cái gì cũng cần phải có thầy, huống hồ là học giải thoát lại càng quan trọng hơn. Xin nhắc lại lần nữa, học thiền cũng không chạy ra khỏi định luật phải có minh sư. Ngay cả tại thiền viện hoặc tịnh xá, chưa chắc là ta đã tìm được một minh sư, chứ đừng nói chi ngoài trần tục. Lắm kẻ cống cao ngã mạn, đi đâu cũng tự xưng là thiền sư. Xin hãy luôn nhớ lời dạy ân cần của Đức Từ Phụ: Trong thời mạt pháp, sẽ có vô số những con ma Ba Tuần; chúng len lỏi trong tăng ngoài chúng để phá hủy Phật pháp. Ngoài miệng thì xưng là Phật tử, nhưng chúng ăn thịt uống rượu. Đi đâu chúng cũng dương dương tự đắc là ta đã đắc thiền nầy thiền nọ hòng gạt gẫm những ai mong mỏi đi tìm một phương cách giải thoát, rồi nhẹ dạ nghe theo chúng. Thế là cùng chúng đi vào địa ngục. Xin quý Phật tử hãy vô cùng cẩn trọng trong việc tu thiền. Coi chừng gia nhập nhóm Ông Ba mà đến chừng vỡ lẽ ra thì mới biết đó là nhóm Tam Độc có khi đã quá muộn màng, khó mà hồi đầu. Như thế chẳng những là uổng cho một kiếp người mà có khi còn đời đời kiếp kiếp cùng đi vào địa ngục vô gián với lũ ma Ba Tuần vì đã ngày ngày phỉ báng Phật pháp.