- 1. Thiền Là Gì
- 2. Thiền Và Thiền Học
- 3. Vào Thiền
- 4. Thiền Định Của Người Phật Tử Tại Gia
- 5. Thiền Cho Xuất Gia Hay Tại Gia?
- 6. Thiền Để Chứng Đắc Cái Gì?
- 7. Thiền Và Chăn Trâu
- 8. Tu Cách Nào Cho Được Định? Thiền Hay Tịnh Độ?
- 9. Phương Pháp Tọa Thiền
- 10. Ai Có Thể Hành Thiền?
- 11. Khi Thiền Mà Nước Miếng Cứ Tuôn Ra Là Sao?
- 12. Ngọa Thiền
- 13. Thiền Trong Lúc Đi
- 14. Thiền Dành Cho Ai?
- 15. Thiền Trong Lúc Ăn
- 16. Làm Sao Để Có Chánh Niệm?
- 17. Ba Cõi Và Thiền
- 18. Thiền Và Thanh Tịnh
- 19. Người Phật Tử Dùng Tâm Nào Để Thiền?
- 20. Tu Tâm
- 21. Thiền Và Thế Giới Hư Ảo
- 22. Tại Sao Tọa Thiền Càng Nhiều, Vọng Tưởng Càng Dấy Lên
- 23. Thiền Và Vô Minh
- 24. Thiền Và Chánh Niệm
- 25. Thiền Là Ném Bỏ Hành Trang cho Kiếp Luân Hồi
- 26. Người Mới Bước Vào Thiền Nên Tu Theo Ngài Thần Tú Hay Huệ Năng?
- 27. Thiền Và Giác Ngộ
- 28. Sống Thiền Thì Cõi Ta Bà Sẽ Trở Thành Niết Bàn
- 29. Ngồi Thiền Mà Niệm Khởi Lên Có Sợ Không
- 30. Lúc Tọa Thiền Có Nên Suy Tư Về Một Vấn Đề Gì Không?
- 31. Thiền Và Tâm Lý Trị Liệu
- 32. Sống Tỉnh Thức
- 33. Thiền Và Hơi Thở
- 34. Thiền Và Sự Ngưng Suy Tưởng
- 35. Thiền Và Sự Căng Thẳng Thần Kinh
- 36. Thiền Và Vô Tâm
- 37. Hãy Tìm Hiểu Thêm Về Bài Kệ Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma
- 38. Thiền Và Sự Không Dính Mắc
- 39. Thiền Và Sự Buông Xả
- 40. Thiền Và Thế Giới Cực Lạc
- 41. Ai Có Thể Dùng Pháp Để Đốn Ngộ Trong Nhà Thiền ?
- 42. Phong Thái Của Người Hành Thiền
- 43. Thiền Và Tha Lực
- 44. Cái Nhìn Của Người Phật Tử Hành Thiền
- 45. Thiền Và Chứng Đắc
- 46. Thiền Là Tìm Trở Về Với Cái Phật Tánh Sẳn Có Của Mình
- 47. Làm Cách Nào Để Tâm Ta Lúc Nào Cũng Có Chánh Niệm?
- 48. Kiến Tánh
- 49. Thiền Và Ma
- 50. Thiền Và Tám Con Đường Cao Quý
- 51. Thiền Và Sự Chú Ý Đơn Giản
- 52. Thiền Và Tứ Vô Lượng Tâm
- 53. Thiền Trong Đời Sống
- 54. Bài Thiền Không Tên
- 55. Thiền Và Tâm
- 56. Người Hành Thiền Có Nên Phân Biệt Vọng Niệm Để Mà Không Theo Hay Không?
- 57. Những Bài Kệ Hay Trong Nhà Thiền
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang
Thế nào là thế giới hư ảo? Thế giới hư ảo là thế giới của huyễn giả, không có thật. Còn thế nào là thiền? Thiền là trở về với thực tại, là sống tỉnh thức, là trở về thực nghiệm tự thân để tìm lại chân tâm của chính mình. Người tu thiền là người cố công hành trì để diện kiến cho bằng được cái kiến tánh của mình. Sau bao nhiêu năm tháng lang bạc, lạc lỏng trong thế giới ý niệm, nay ta quyết trở về với thực tại. Khi đã môũ mắt trước thực tại thì không còn gì nữa để mà thiền. Thiền thật là đơn giản, trực tiếp và rõ ràng, không khúc mắc, cũng không bí hiểm. Như vậy thiền và thế giới hư ảo là hai thái cực đối nghịch nhau. Thế giới hư ảo là thế giới của huyễn giả, không có thật; còn thiền là thực tại. Thế giới hư ảo là thế giới của mờ mờ ảo ảo, còn thiền là thế giới của tỉnh thức. Thế giới hư ảo là do tà luyện mà chứng đắc; còn thiền chỉ là sự trở về do nơi dày công hành trì trong chánh niệm. Trong thế giới hư ảo, người ta rất quan trọng những từ ngữ gán cho cái thế giới ấy; còn trong thiền, những danh từ như chân như, Phật tánh, và những khái niệm... không có chỗ đứng. Thiền chỉ cho chúng là những danh từ trừu tượng mà ta phải dùng, vậy thôi. Cái quan trọng chính trong thiền là sự tỉnh thức. Với thế giới hư ảo, người mơ ước sẽ nhìn thấy những con đường trải đầy hoa gấm; người ta sẽ chứng đắc đủ thứ hết. Ngược lại, trong thiền, sẽ không có một con đường nào cả. Mặc dù vậy, trong thiền, khi ta trôũ về với chính ta, với chính sự sống của ta trong tỉnh thức, thì ta sẽ bừng sáng, chứ đâu cần chi những con đường. Thế giới hư ảo có thể diển tả được bằng ngôn từ. Còn với thiền: cái gì nói và viết ra được bằng ngôn từ, cái đó không phải là thiền. Cái gì suy luận và bàn cãi được, cái đó cũng không phải là thiền. Trong thiền, kiến giải của tôi là của tôi, cái gì của anh là của anh. Anh không thể nào nghe, hiểu và kiến giải được cái của tôi, cũng như tôi không thể nào nghe, hiểu và kiến giải được cái của anh. Muốn biết hương vị của trà thì xin anh hãy tự bưng tách trà lên mà uống; chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có bất cứ ai có thể nói cho bạn hiểu được về hương vị của trà.
Tóm lại, chừng nào ta còn tiếp tục lăn trôi trong nếp sống quên lãng và thác loạn thì chừng đó ta còn ở trong thế giới của hư ảo. Chừng nào mà ta chịu từ bỏ nếp sống ấy để trở về với thực tại, với tỉnh thức thì chừng đó chúng ta mới thực sự sống trong thế giới giác ngộ của thiền. Hãy nhìn xem một hành giả đang ngồi thiền. Hành giả ấy có khác chi một vị Phật đâu? Thân tâm hành giả ấy đang thanh tịnh, và ý của hành giả ấy đang quay về với chánh niệm. Như vậy tam nghiệp của hành giả đang là gì nếu không đang thanh tịnh? Hành giả ấy đang tự mình tìm lại với chính mình, tìm lại sự nguyên vẹn của mình, hay đang đi tìm về hình ảnh của một vị Phật.