- 1. Thiền Là Gì
- 2. Thiền Và Thiền Học
- 3. Vào Thiền
- 4. Thiền Định Của Người Phật Tử Tại Gia
- 5. Thiền Cho Xuất Gia Hay Tại Gia?
- 6. Thiền Để Chứng Đắc Cái Gì?
- 7. Thiền Và Chăn Trâu
- 8. Tu Cách Nào Cho Được Định? Thiền Hay Tịnh Độ?
- 9. Phương Pháp Tọa Thiền
- 10. Ai Có Thể Hành Thiền?
- 11. Khi Thiền Mà Nước Miếng Cứ Tuôn Ra Là Sao?
- 12. Ngọa Thiền
- 13. Thiền Trong Lúc Đi
- 14. Thiền Dành Cho Ai?
- 15. Thiền Trong Lúc Ăn
- 16. Làm Sao Để Có Chánh Niệm?
- 17. Ba Cõi Và Thiền
- 18. Thiền Và Thanh Tịnh
- 19. Người Phật Tử Dùng Tâm Nào Để Thiền?
- 20. Tu Tâm
- 21. Thiền Và Thế Giới Hư Ảo
- 22. Tại Sao Tọa Thiền Càng Nhiều, Vọng Tưởng Càng Dấy Lên
- 23. Thiền Và Vô Minh
- 24. Thiền Và Chánh Niệm
- 25. Thiền Là Ném Bỏ Hành Trang cho Kiếp Luân Hồi
- 26. Người Mới Bước Vào Thiền Nên Tu Theo Ngài Thần Tú Hay Huệ Năng?
- 27. Thiền Và Giác Ngộ
- 28. Sống Thiền Thì Cõi Ta Bà Sẽ Trở Thành Niết Bàn
- 29. Ngồi Thiền Mà Niệm Khởi Lên Có Sợ Không
- 30. Lúc Tọa Thiền Có Nên Suy Tư Về Một Vấn Đề Gì Không?
- 31. Thiền Và Tâm Lý Trị Liệu
- 32. Sống Tỉnh Thức
- 33. Thiền Và Hơi Thở
- 34. Thiền Và Sự Ngưng Suy Tưởng
- 35. Thiền Và Sự Căng Thẳng Thần Kinh
- 36. Thiền Và Vô Tâm
- 37. Hãy Tìm Hiểu Thêm Về Bài Kệ Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma
- 38. Thiền Và Sự Không Dính Mắc
- 39. Thiền Và Sự Buông Xả
- 40. Thiền Và Thế Giới Cực Lạc
- 41. Ai Có Thể Dùng Pháp Để Đốn Ngộ Trong Nhà Thiền ?
- 42. Phong Thái Của Người Hành Thiền
- 43. Thiền Và Tha Lực
- 44. Cái Nhìn Của Người Phật Tử Hành Thiền
- 45. Thiền Và Chứng Đắc
- 46. Thiền Là Tìm Trở Về Với Cái Phật Tánh Sẳn Có Của Mình
- 47. Làm Cách Nào Để Tâm Ta Lúc Nào Cũng Có Chánh Niệm?
- 48. Kiến Tánh
- 49. Thiền Và Ma
- 50. Thiền Và Tám Con Đường Cao Quý
- 51. Thiền Và Sự Chú Ý Đơn Giản
- 52. Thiền Và Tứ Vô Lượng Tâm
- 53. Thiền Trong Đời Sống
- 54. Bài Thiền Không Tên
- 55. Thiền Và Tâm
- 56. Người Hành Thiền Có Nên Phân Biệt Vọng Niệm Để Mà Không Theo Hay Không?
- 57. Những Bài Kệ Hay Trong Nhà Thiền
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang
Người tin Phật chân chánh, ngoài việc cầu học ở một bậc chân tu, còn phải hành trì theo những điều đã học được. Tuy nhiên, điều quan trọng nhứt vẫn là tìm về chính mình. Nghĩa là xuyên qua những thực nghiệm để thực chứng chân tâm. Muốn được như vậy tâm ta phải thanh tịnh. Muốn tâm được thanh tịnh, ta phải tu. - ngay điểm nầy, những người tu thiền phải vô cùng cẩn trọng. Trở về với chính mình không có nghĩa là bỏ Phật, bỏ pháp; mà là trở về ngay với Phật, với pháp đấy. Cũng như bất lập văn tự không có nghĩa là bất dụng văn tự. Chính vì cái không hiểu, hoặc hiểu lầm, hoặc chấp chặt nầy mà có một số người đã không giữ giới, bất cần kinh điển, mà cũng không y nương theo kinh điển, rồi đổ thừa Tổ Bồ Đề Đạt Ma dạy vậy. Nên nhớ ta là ta, còn Tổ là Tổ. Những gì cần biết, Tổ đã biết; những gì cần ghi Tổ đã ghi; những gì cần nhớ, Tổ đã nhớ hết vào trong đầu rồi. Như thế Tổ còn cần cái gì nữa? Còn ta? Ôi ta có là cái gì đâu? Ngũ giới còn có khi giữ chưa xong, mà đòi bất lập văn tự và trực chỉ chân tâm. Giới mà giữ chưa xong thì cho dù có gia công tu cả vạn triệu kiếp đi nữa vẫn không bao giờ thấu đến “trực chỉ chân tâm” nói chi đến việc “kiến tánh thành Phật” được. Ta chưa hoặc không phải là Tổ mà dám trộm dùng lời của tổ để giải thích theo lối suy lường, vọng tưôũng thường tình của chúng sanh, làm sai đi ý của tổ. Mê chấp như vậy không những tai hại cho một cá nhân đánh mất hạt giống giác ngộ, mà còn mang đến cho nhiều người khác ngộ nhận ý Phật ý Tổ, rồi sa vào mê lộ của tà giáo, phỉ báng kinh pháp, mất đi những thiện căn của chúng sanh đang muốn tu làm Phật vậy.
Làm sao tu tâm ?
Nếu nước rửa được những dơ bẩn của thân, làm cho thân được mát mẻ, thì giáo pháp của Phật có khả năng rửa sạch những bẩn nhơ của tâm, làm cho tâm trở nên thanh tịnh. Nếu nước nuôi sống được vạn vật, làm cho hoa cỏ nẩy mầm tươi tốt, thì giáo pháp của Phật có công năng khai thông tâm trí và làm trổ hoa Giác Ngộ.
Như vậy tu tâm là một bước vô cùng quan trọng trong tiến trình giác ngộ và giải thoát như kinh Phật đã từng dạy :
Theo tự tánh làm lành.
Cùng pháp giới chúng sanh.
Cầu Phật từ gia hộ.
Tâm Bồ Đề kiên cố.
Xa bể khổ nguồn mê.
Chóng quay về bờ giác.
Việc trước tiên là mình phải trôũ về với cái tự tánh của mình mà tạo tác các pháp lành với tất cả mọi người. Rồi sau đó Phật từ sẽ gia hộ cho ta có được cái Tâm Bồ Đề kiên cố giúp cho ta xa bể khổ, lìa bến mê để đi đến bờ giác ngộ. Chúng ta phải tự phấn đấu với chính ta để đặt cho được sự thanh tịnh vào lòng ta, chứ không ai có khả năng làm việc đó cả, đừng mong cầu. Thời gian như tên bay, nó không chờ không đợi một ai. Thấy vậy để đừng đợi. Chúng ta sẽ không còn nhiều thì giờ nữa đâu, mạng sống chúng ta giảm dần. Mỗi cái nhức đầu sổ mũi là một cái thông điệp báo cho ta sự chết gần kề. Nhân lúc còn khỏe mạnh, hãy tinh tấn tu hành, hãy tu tâm dưỡng tánh để xa lìa bể khổ nguồn mê mà quay về bờ giác.
Tu không đòi hỏi điều kiện, hay hoàn cảnh nào hết. Có đủ duyên xuất gia thì sự tu sẽ dễ dàng hơn. Không đủ duyên tu ở nhà, ở chợ, hay ở sở làm cũng đều được. Chỉ cần có quyết tâm nói thiện thì làm thiện, nói bố thí thì làm bố thí, chứ không nói suông. Cái gì đáng nói thì nói; cái gì không đáng nói thì không nói. Không tin bậy; không nói bậy; không làm bậy. Biết tham, sân, si là bậy nên không tham, sân, si. Chỉ cần lắng đọng tâm hồn, thức tỉnh lòng quảng đại, hủy diệt cố chấp nhỏ nhen, và đem lòng từ bi mẫn chúng mà ban rải cho đời. Hằng ngày tránh dữ làm lành; việc thiện dù nhỏ cũng quyết làm; việc ác dù nhỏ cũng quyết tránh. Xả bỏ đi những oán hờn, đố kỵ, ganh ghét và tranh chấp trong ta. Xem những lời khen chê như gió thoảng mây bay; những thị phi như nước chảy qua cầu. Không nên vì một phút giận dữ mà gây nên chuyện đáng tiếc. Đừng bao giờ để cho mình phải có sám hối, vì sám hối chỉ làm nhẹ những mặc cảm tội lỗi về mặt tâm lý, chứ ác nghiệp vẫn còn đó. Tuy nhiên, Phật khuyến khích người con Phật mỗi khi phạm lỗi nên biết chân thành sám hối, vì có như vậy ta mới tránh được những lỗi lầm trong tương lai. Làm được như vậy là tu tâm; làm được như vậy chúng ta sẽ cảm thấy cuộc đời đầy ý nghĩa và đáng sống vô cùng; làm được như vậy thì con đường đi đến đất Phật của chúng ta chỉ toàn là kỳ hoa dị thảo với hương thơm ngạt ngào. Làm được như vậy, hãy thử nhìn vào gương mà coi, miệng chúng ta lúc nào cũng chợt nở nụ cười, cho mình và cho người. Đó chính là tu, là đạo, là con đường đi đến giải thoát.
Ngoài ra, hãy còn hai điểm vô cùng quan trọng mà mỗi người trong chúng ta đều nên nhớ. Ấy là hai căn bệnh trầm kha của phàm phu từ vô thỉ. Thứ nhất là lúc nào cũng thấy mình hay, mình giỏi, mình trong sạch, mình tu nhiều, mình tốt hơn người; rồi từ đó sanh ra chê bai người là nhơ nhớp, xấu xa. Kỳ thật, chính mình không trong sạch mà cứ tưởng mình sạch. Chân mình còn lấm mê mê, lại đi cầm đuốc mà vê chân người. Từ cái chỗ chỉ thấy toàn là lỗi của người nên hôũ một cái là oán trách người, hôũ một cái là chê bai bằng hữu. Làm như vậy, tu đâu chưa thấy, trước mắt chỉ thấy làm cho bạn bè thêm loạn động và phiền não. Như vậy lúc thiền, tâm ta sẽ tỉnh lặng và ta sẽ thấy những gì mình làm sai, làm trái để từ đó quay về với thực tại. Thứ nhì là mình đã ngộ chưa mà đi đốn ngộ người? Nếu thấy giới mình chưa giữ, thiền mình chưa hành, xin hãy quay về mà đóng cửa lại, mà tìm cho được chính mình trước đã. Đừng chạy đông, chạy tây nữa chi cho phí thêm thời giờ vô ích. Hãy về học tập và hành trì lấy chữ thiền cho đúng nghĩa thì chẳng những ta được trí huệ, mà ta lại còn được thêm chữ nhẫn nữa để khi đối diện với mọi người ta sẽ không còn dám khinh ai, hoặc chê ai. Lúc đó, trước mắt ta chỉ toàn là những vị Phật tương lai.
Phật tử ơi! xin hãy tu tập và hành trì ngay bây giờ, ngay trong đời kiếp nầy đi. Đừng chờ, đừng đợi vì thời gian nó có chờ đợi ai đâu; đừng để đến hưu trí, hoặc chờ đến già, hoặc chờ rảnh rang rồi hẳn tu. Chúng ta sẽ không có cơ hội đâu nếu chúng ta cứ mãi chần chờ. Đừng để đến lúc quá muộn, thời gian tu tập sẽ quá ngắn, không đủ để giải trừ những tiền nghiệp, hoặc tạo thêm thiện nghiệp đâu. Đừng để đến khi nhắm mắt xuôi tay, đôi vai thì trỉu nặng nghiệp mới, trong khi nghiệp cũ vẫn còn nguyên. Lúc đó chẳng những không tránh được luân hồi sanh tử, mà còn e rằng chúng ta còn phải sa vào tam đồ ác đạo nữa là khác. Đừng bao giờ mê tưởng rằng thiền là niệm ác cũng không có, mà niệm thiện cũng không còn. - ! với Phật với Tổ thì quả là đúng như vậy. Tại sao? Tại vì với mấy Ngài, ác nghiệp đã xong, bình đã cạn, thì đâu cần phải chứa thêm gì nữa? Còn với ta, xin hãy coi chừng, ác nghiệp còn cõng, mà đòi thực hành không thiện, không ác, e rằng chưa phải lúc. Hãy cẩn trọng !!!