- 1. Thiền Là Gì
- 2. Thiền Và Thiền Học
- 3. Vào Thiền
- 4. Thiền Định Của Người Phật Tử Tại Gia
- 5. Thiền Cho Xuất Gia Hay Tại Gia?
- 6. Thiền Để Chứng Đắc Cái Gì?
- 7. Thiền Và Chăn Trâu
- 8. Tu Cách Nào Cho Được Định? Thiền Hay Tịnh Độ?
- 9. Phương Pháp Tọa Thiền
- 10. Ai Có Thể Hành Thiền?
- 11. Khi Thiền Mà Nước Miếng Cứ Tuôn Ra Là Sao?
- 12. Ngọa Thiền
- 13. Thiền Trong Lúc Đi
- 14. Thiền Dành Cho Ai?
- 15. Thiền Trong Lúc Ăn
- 16. Làm Sao Để Có Chánh Niệm?
- 17. Ba Cõi Và Thiền
- 18. Thiền Và Thanh Tịnh
- 19. Người Phật Tử Dùng Tâm Nào Để Thiền?
- 20. Tu Tâm
- 21. Thiền Và Thế Giới Hư Ảo
- 22. Tại Sao Tọa Thiền Càng Nhiều, Vọng Tưởng Càng Dấy Lên
- 23. Thiền Và Vô Minh
- 24. Thiền Và Chánh Niệm
- 25. Thiền Là Ném Bỏ Hành Trang cho Kiếp Luân Hồi
- 26. Người Mới Bước Vào Thiền Nên Tu Theo Ngài Thần Tú Hay Huệ Năng?
- 27. Thiền Và Giác Ngộ
- 28. Sống Thiền Thì Cõi Ta Bà Sẽ Trở Thành Niết Bàn
- 29. Ngồi Thiền Mà Niệm Khởi Lên Có Sợ Không
- 30. Lúc Tọa Thiền Có Nên Suy Tư Về Một Vấn Đề Gì Không?
- 31. Thiền Và Tâm Lý Trị Liệu
- 32. Sống Tỉnh Thức
- 33. Thiền Và Hơi Thở
- 34. Thiền Và Sự Ngưng Suy Tưởng
- 35. Thiền Và Sự Căng Thẳng Thần Kinh
- 36. Thiền Và Vô Tâm
- 37. Hãy Tìm Hiểu Thêm Về Bài Kệ Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma
- 38. Thiền Và Sự Không Dính Mắc
- 39. Thiền Và Sự Buông Xả
- 40. Thiền Và Thế Giới Cực Lạc
- 41. Ai Có Thể Dùng Pháp Để Đốn Ngộ Trong Nhà Thiền ?
- 42. Phong Thái Của Người Hành Thiền
- 43. Thiền Và Tha Lực
- 44. Cái Nhìn Của Người Phật Tử Hành Thiền
- 45. Thiền Và Chứng Đắc
- 46. Thiền Là Tìm Trở Về Với Cái Phật Tánh Sẳn Có Của Mình
- 47. Làm Cách Nào Để Tâm Ta Lúc Nào Cũng Có Chánh Niệm?
- 48. Kiến Tánh
- 49. Thiền Và Ma
- 50. Thiền Và Tám Con Đường Cao Quý
- 51. Thiền Và Sự Chú Ý Đơn Giản
- 52. Thiền Và Tứ Vô Lượng Tâm
- 53. Thiền Trong Đời Sống
- 54. Bài Thiền Không Tên
- 55. Thiền Và Tâm
- 56. Người Hành Thiền Có Nên Phân Biệt Vọng Niệm Để Mà Không Theo Hay Không?
- 57. Những Bài Kệ Hay Trong Nhà Thiền
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang
Chúng ta thường nghe nói: “Nhất thiết vi tâm tạo”
Tâm tạo tất cả; ba đường thánh, sáu cõi phàm đều do tâm tạo cả. Trong duy thức học có phân ra tám vương tâm, năm mươi mốt tâm sở, và còn nhiều thứ nữa. Tuy nhiên, ở đây ta chỉ nói đến cái tâm nào để thiền mà thôi.
Tâm từ, Bi, Hỉ, Xả, tâm Bồ Đề là những nhơn giải thoát, là những nhơn đưa con người đi lên. Còn tâm tạo ra sáu đường ác là do tham, sân, si làm chủ tể. Con người vì bị vô minh che mờ nên sanh ra ái dục và ganh ghét; vì có ái dục nên khởi lòng tham; vì có ganh ghét, đố kỵ nên mới khôũi tâm sân giận; vì do vô minh che phủ nên không có ánh sáng trí huệ... Vì si mê nên ta, thay vì thu nhặt được những trân châu mã não, thì ta lại đi gom góp những rác rưởi. Thay vì làm lành thì ta lại làm ác... Tất cả việc lành, việc dữ đều do tâm tạo ra. Tâm nầy ai cũng sẳn có. Tâm tu thiện thì thân an vui; tâm làm ác thì thân chịu khổ. Vì tâm làm chủ của thân; thân chỉ là công cụ của tâm mà thôi. Phật cũng do tâm nầy thành; đạo cũng do tâm nầy học; đức cũng do tâm nầy chứa; công cũng do tâm nầy tu; phước cũng do tâm nầy tạo; họa cũng do tâm nầy làm. Tâm chánh thì thành Phật; tâm tà thì thành ma. Tâm từ là người cõi trời; tâm hiền thì làm người; tâm ác thì thành quỉ. Tâm là hạt giống của tất cả tội phước.
Chúng ta ai cũng muốn tu để thành Phật cả. Mà tu cho được thành Phật thì phải dùng cái tâm gì? Như trên đã nói, tâm chánh thì thành Phật. Như vậy tâm chánh là tâm như thế nào ? Theo đạo Phật, tâm chánh là một cái tâm bình thường, không sợ hãi, không vui, không buồn, không thương, không ghét, không giận, không tham, không si, không mê; tâm chánh không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, đẹp, xấu... Bởi vì một khi đã quyết chí tu thì chẳng có gì đáng lo âu khiếp sợ, cũng chẳng có gì đáng vui hay đáng buồn. Người Phật tử luôn giữ cho mình ôũ trạng thái bình thường. Ngoài ra,người Phật tử cũng nên nhận biết không thể nào gấp gáp trong việc học đạo. Không phải chỉ một ngày một bửa mà có thể thành Phật được. Cần phải có thời gian lâu dài để chứng nghiệm những điều Phật dạy; rồi nương theo những đạo lý ấy mà hành trì thì mới có thể thành đạt được.
Làm sao để có được tâm chánh?
Tâm chánh là tâm vắng lặng, bình thường, không sợ hãi, không vui, không buồn... Tâm chánh là tâm có thể nhận biết được tất cả những sự việc xãy ra quanh ta. Nó không vắng lặng như cái tĩnh mịch của đêm khuya, mà nó vắng lặng với vô niệm. Nó chính là cái tâm thiền định; nơi đó hình ảnh, ngôn từ và khái niệm đều đoạn diệt. Nó chính là một trong những nghệ thuật sống tuyệt diệu của đời sống. Chính ở sự tuyệt diệu vô cùng đặc sắc của nó mà ta sẽ không bao giờ học được cái tâm chánh nầy từ ai, và cũng không ai có thể cho ta mượn được; mà ta phải thực nghiệm nơi chính ta, ta phải nhìn lại và trở về với chính ta. Hãy trôũ về mà nhìn cho kỹ lại ta từ cách đi, cách đứng, cách ăn, cách nói, cách tán gẫu, cách ta thương ai, ghét ai, giận ai... Nếu ta thấu rõ hết những gì trong tâm ta như vậy là ta đã đi được hai phần ba đoạn đường thiền rồi đấy (nghĩa là ta đã về với thực tại và sống tỉnh thức rồi, giờ chỉ còn thực nghiệm chính ta để thực chứng chân tâm mà thôi). Thấy như vậy, ta biết ta có thể thiền với cái tâm chánh ngay trên xe, lúc đi tản bộ, hoặc giả ngay cả lúc đang nhìn những người thân yêu của ta. Đạo Vô Thượng Bồ Đề, Chánh Đẳng, Chánh Giác đơn giản như vậy thôi. Tâm của người tu thiền cũng không thể nào vượt ra ngoài những điều nầy. Tâm của người tu thiền sẽ không bao giờ thể hiện được bằng lời nói và lý luận, mà nó chỉ thể hiện được bằng sự hành trì. Người tu thiền bằng tâm chánh sẽ không có một pháp nào để nói, ngoại trừ việc trì giới một cách tinh chuyên và hành thiền một cách rốt ráo.