- 1. Thiền Là Gì
- 2. Thiền Và Thiền Học
- 3. Vào Thiền
- 4. Thiền Định Của Người Phật Tử Tại Gia
- 5. Thiền Cho Xuất Gia Hay Tại Gia?
- 6. Thiền Để Chứng Đắc Cái Gì?
- 7. Thiền Và Chăn Trâu
- 8. Tu Cách Nào Cho Được Định? Thiền Hay Tịnh Độ?
- 9. Phương Pháp Tọa Thiền
- 10. Ai Có Thể Hành Thiền?
- 11. Khi Thiền Mà Nước Miếng Cứ Tuôn Ra Là Sao?
- 12. Ngọa Thiền
- 13. Thiền Trong Lúc Đi
- 14. Thiền Dành Cho Ai?
- 15. Thiền Trong Lúc Ăn
- 16. Làm Sao Để Có Chánh Niệm?
- 17. Ba Cõi Và Thiền
- 18. Thiền Và Thanh Tịnh
- 19. Người Phật Tử Dùng Tâm Nào Để Thiền?
- 20. Tu Tâm
- 21. Thiền Và Thế Giới Hư Ảo
- 22. Tại Sao Tọa Thiền Càng Nhiều, Vọng Tưởng Càng Dấy Lên
- 23. Thiền Và Vô Minh
- 24. Thiền Và Chánh Niệm
- 25. Thiền Là Ném Bỏ Hành Trang cho Kiếp Luân Hồi
- 26. Người Mới Bước Vào Thiền Nên Tu Theo Ngài Thần Tú Hay Huệ Năng?
- 27. Thiền Và Giác Ngộ
- 28. Sống Thiền Thì Cõi Ta Bà Sẽ Trở Thành Niết Bàn
- 29. Ngồi Thiền Mà Niệm Khởi Lên Có Sợ Không
- 30. Lúc Tọa Thiền Có Nên Suy Tư Về Một Vấn Đề Gì Không?
- 31. Thiền Và Tâm Lý Trị Liệu
- 32. Sống Tỉnh Thức
- 33. Thiền Và Hơi Thở
- 34. Thiền Và Sự Ngưng Suy Tưởng
- 35. Thiền Và Sự Căng Thẳng Thần Kinh
- 36. Thiền Và Vô Tâm
- 37. Hãy Tìm Hiểu Thêm Về Bài Kệ Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma
- 38. Thiền Và Sự Không Dính Mắc
- 39. Thiền Và Sự Buông Xả
- 40. Thiền Và Thế Giới Cực Lạc
- 41. Ai Có Thể Dùng Pháp Để Đốn Ngộ Trong Nhà Thiền ?
- 42. Phong Thái Của Người Hành Thiền
- 43. Thiền Và Tha Lực
- 44. Cái Nhìn Của Người Phật Tử Hành Thiền
- 45. Thiền Và Chứng Đắc
- 46. Thiền Là Tìm Trở Về Với Cái Phật Tánh Sẳn Có Của Mình
- 47. Làm Cách Nào Để Tâm Ta Lúc Nào Cũng Có Chánh Niệm?
- 48. Kiến Tánh
- 49. Thiền Và Ma
- 50. Thiền Và Tám Con Đường Cao Quý
- 51. Thiền Và Sự Chú Ý Đơn Giản
- 52. Thiền Và Tứ Vô Lượng Tâm
- 53. Thiền Trong Đời Sống
- 54. Bài Thiền Không Tên
- 55. Thiền Và Tâm
- 56. Người Hành Thiền Có Nên Phân Biệt Vọng Niệm Để Mà Không Theo Hay Không?
- 57. Những Bài Kệ Hay Trong Nhà Thiền
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang
14. THIỀN DÀNH CHO AI?
Thiền là biết trở về với thực tại, là sống tỉnh thức, là thực nghiệm tự thân... Để chi? Tôi dám cả quyết rằng không phải ai tu cũng đều thành Phật hết đâu. Chư Phật biết chúng sanh còn nhiều hơn cát bãi sông Hằng với những căn cơ và trình độ khác nhau. Chúng sanh nầy diệt, chúng sanh khác lại sanh và cứ thế mà tiếp tục. Chính vì thế mà chư Phật đã dạy: Chừng nào không có đời, chừng đó cũng không có đạo. Thật vậy, nếu hết Ta Bà thì Niết Bàn còn có nghĩa chi đâu? Cũng chính vì thế mà chư Phật đã dạy ai có khả năng tu theo kiểu nào thì cứ tu theo kiểu ấy, miễn là tu theo Phật, chứ đừng theo tà ma. Ai muốn trở lại làm Người; ai muốn lên cõi Trời, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, hoặc giả về cõi Tây Phương Cực Lạc của Ngài A-Di-Đà thì cứ theo; còn những ai có khả năng và muốn đi thẳng thì cứ đi thẳng. Đừng ai chấp ai, đừng ai buộc ai rồi đâm ra đối nghịch nhau. Nói như vậy là đã quá rõ ràng cho những ai muốn đi thẳng, hoặc những ai muốn tìm sự an lạc trước mắt trong cõi đời nầy. Trong thiền, đừng nói ai sai, cũng không có ai đúng. Vì còn nói đúng là còn chấp có sai, hoặc còn nói sai là chấp có đúng, cứ như thế mà ta tiếp tục đi hết vướng mắc nầy đến vướng mắc nọ để rồi chả đi đến đâu cả. Vậy thiền là rõ như ban ngày, không ai đúng, hoặc ai sai. Ai thích trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật, mà không ghé qua trạm nào thì hãy đi theo Ngài Huệ Năng và thực hành cho rốt ráo bài kệ của Ngài:
Bồ Đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệc phi đài
Bổn lai vô nhứt vật
Hà xứ nhạ trần ai.
Không cây, không đài, không vật, không bụi... Một chữ cũng không, một niệm cũng sạch. Nếu ai làm được vậy, cứ làm, đừng bao giờ cười mỉa những người tự biết sức mình, chưa có khả năng cho nổ được một tiếng sét như Ngài Lục Tổ, vì thế mà đành lọt tọt chạy theo Ngài Thần tú ở Bắc phương:
Thân thị Bồ Đề thọ
Tâm như minh cảnh đài
Thời thời thường phất thức
Vật sử nhạ trần ai.
Thân như cội Bồ Đề nên ngày ngày thường vun bón đạo đức; tâm như gương sáng nên mỗi ngày phải lau chùi, chớ để bụi bặm dính mắc vào. Có như vậy thì cả thân lẫn tâm đều thanh tịnh, có như vậy cũng là hạnh phúc lắm rồi.
Nói như vậy là hơi dài dòng văn tự, nhưng phải nói cho rõ để khỏi ai thắc mắc, hoặc ai có thể mỉa mai ai. Nói như vậy để không ai phải vướng mắc vào cái gì. Chính Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã chỉ nói “Bất lập văn tự,” chứ Ngài không bao giờ nói bất dụng văn tự, thế mà người đời sau lại cứ mãi đi tranh cãi nhau về chuyện “Lập” nầy. Không lập, nhưng phải dụng văn tự thì người đời sau mới hiểu rõ trước khi vào thiền. Dụng văn tự mà đừng bao giờ câu chấp vào văn tự, ấy đích thực là ý của Tổ vậy. Tới đây, chúng ta thấy rõ bài nầy, cũng như quyển sách nầy dành cho những ai.
Thiền là trôũ về sống thực với mình, sống một cách tỉnh thức. Chỉ có tự mình mới thực chứng cho mình, chứ không ai có thể làm được chuyện đó, ngay cả Đức Thế Tôn. Như vậy, thiền nói nôm na là biết mình đang làm gì. Chẳng hạn đi chỉ là đi, ngồi chơi chỉ là ngồi chơi, lái xe chỉ là lái xe, làm việc chỉ là làm việc, ngồi thiền chỉ là ngồi thiền... Tỉnh thức được như vậy thì tự nhiên mọi suy tưởng tạp nhạp, mọi tính toán lăng xăng liền tan biến. Thiền đơn giản và rõ ràng như vậy đó, đừng cố sức đi tìm một định nghĩa khó khăn hơn cho thiền mà hoài công vô ích. Đừng ra sức nghi ngờ gì thêm ở thiền để rồi lại cũng phải ra sức giải đáp cho những nan nghi ấy mà phí thêm thời giờ; chúng ta không có nhiều thì giờ đâu. Hãy làm y theo những gì mà Đức Từ Phụ đã dạy, chứ đừng chạy đông, chạy tây, đừng nghe theo bất cứ ai khác giảng giải về thiền. Tại sao ? Vì thiền mà đem ra giảng giải được thì không còn phải là thiền nữa. Nếu thiền mà giảng giải được thì chính Đức Từ Phụ đã giảng giải rồi, chứ phải đợi chi đến hậu bối của chúng ta. Thấy rõ như vậy thì trong suốt quyển sách nầy quý vị sẽ và không bao giờ tìm thấy bất cứ một cái gì có thể gọi là công án, hay bất cứ một thứ gì phức tạp hơn là trôũ về với thực tại, trôũ về một cách tỉnh thức và tự mình thực chứng.
Hãy trở về với thực tại đi rồi chúng ta sẽ thấy từng bước đi thức tỉnh có thể đem lại sự an lạc cho ta và cho người. Ta bước đi khoan thai, ung dung tự tại; lúc nào trên môi cũng sẳn một nụ cười cho ta và cho người. Ôi không là hạnh phúc lắm sao ? Bao nhiêu phiền não đều rũ bỏ theo từng bước ta đi, không khó đâu quý bạn ạ ! Hãy cố gắng thêm một chút tỉnh thức nữa thì mình sẽ cảm thấy an lạc vô cùng trong từng bước ta đi qua... Thiền là như vậy đó. Thiền đơn giản như lời dạy của Đức Từ Phụ và bất cứ ai cũng có thể làm được những lời dạy nầy của Phật.