- 1. Thiền Là Gì
- 2. Thiền Và Thiền Học
- 3. Vào Thiền
- 4. Thiền Định Của Người Phật Tử Tại Gia
- 5. Thiền Cho Xuất Gia Hay Tại Gia?
- 6. Thiền Để Chứng Đắc Cái Gì?
- 7. Thiền Và Chăn Trâu
- 8. Tu Cách Nào Cho Được Định? Thiền Hay Tịnh Độ?
- 9. Phương Pháp Tọa Thiền
- 10. Ai Có Thể Hành Thiền?
- 11. Khi Thiền Mà Nước Miếng Cứ Tuôn Ra Là Sao?
- 12. Ngọa Thiền
- 13. Thiền Trong Lúc Đi
- 14. Thiền Dành Cho Ai?
- 15. Thiền Trong Lúc Ăn
- 16. Làm Sao Để Có Chánh Niệm?
- 17. Ba Cõi Và Thiền
- 18. Thiền Và Thanh Tịnh
- 19. Người Phật Tử Dùng Tâm Nào Để Thiền?
- 20. Tu Tâm
- 21. Thiền Và Thế Giới Hư Ảo
- 22. Tại Sao Tọa Thiền Càng Nhiều, Vọng Tưởng Càng Dấy Lên
- 23. Thiền Và Vô Minh
- 24. Thiền Và Chánh Niệm
- 25. Thiền Là Ném Bỏ Hành Trang cho Kiếp Luân Hồi
- 26. Người Mới Bước Vào Thiền Nên Tu Theo Ngài Thần Tú Hay Huệ Năng?
- 27. Thiền Và Giác Ngộ
- 28. Sống Thiền Thì Cõi Ta Bà Sẽ Trở Thành Niết Bàn
- 29. Ngồi Thiền Mà Niệm Khởi Lên Có Sợ Không
- 30. Lúc Tọa Thiền Có Nên Suy Tư Về Một Vấn Đề Gì Không?
- 31. Thiền Và Tâm Lý Trị Liệu
- 32. Sống Tỉnh Thức
- 33. Thiền Và Hơi Thở
- 34. Thiền Và Sự Ngưng Suy Tưởng
- 35. Thiền Và Sự Căng Thẳng Thần Kinh
- 36. Thiền Và Vô Tâm
- 37. Hãy Tìm Hiểu Thêm Về Bài Kệ Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma
- 38. Thiền Và Sự Không Dính Mắc
- 39. Thiền Và Sự Buông Xả
- 40. Thiền Và Thế Giới Cực Lạc
- 41. Ai Có Thể Dùng Pháp Để Đốn Ngộ Trong Nhà Thiền ?
- 42. Phong Thái Của Người Hành Thiền
- 43. Thiền Và Tha Lực
- 44. Cái Nhìn Của Người Phật Tử Hành Thiền
- 45. Thiền Và Chứng Đắc
- 46. Thiền Là Tìm Trở Về Với Cái Phật Tánh Sẳn Có Của Mình
- 47. Làm Cách Nào Để Tâm Ta Lúc Nào Cũng Có Chánh Niệm?
- 48. Kiến Tánh
- 49. Thiền Và Ma
- 50. Thiền Và Tám Con Đường Cao Quý
- 51. Thiền Và Sự Chú Ý Đơn Giản
- 52. Thiền Và Tứ Vô Lượng Tâm
- 53. Thiền Trong Đời Sống
- 54. Bài Thiền Không Tên
- 55. Thiền Và Tâm
- 56. Người Hành Thiền Có Nên Phân Biệt Vọng Niệm Để Mà Không Theo Hay Không?
- 57. Những Bài Kệ Hay Trong Nhà Thiền
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang
12. NGỌA THIỀN
Ngọa thiền là một trong những phương cách hành thiền rất có hiệu quả, hiệu quả không thua chi tọa thiền. Tuy nhiên, khi nằm thiền chúng ta phải hết sức cẩn trọng vì nếu không khéo thì chẳng có hiệu quả chi, nhứt là đối với những người chưa có khái niệm, hoặc hiểu biết nhiều về thiền. Chúng ta có thể nằm nghỉ ngơi, nhưng không phải là thiền, hoặc nằm mơ mơ màng màng, cũng không phải là thiền. Ngọa thiền đúng cách là từ từ nằm xuống, chứ đừng vật ngả ra một cách mạnh bạo, đừng quăng mình xuống vì như thế chẳng khác nào ta đang bạo động với chính thân thể của ta, mà bạo động với chính ta là tự phản bội mình. Xin hãy đừng phản bội ta vì chính nhờ cái thân nầy mà ta mới có cơ hội tiến tu.
Khi nằm nên nằm ngữa, không gối, hai tay và hai chân duỗi thẳng, song song với thân; hoặc hai chân hơi dang ra cũng được, miễn sao cho thoải mái. Hai ngón chân cái chỉ ra ngoài. Nên nhớ hai tay hoặc song song với thân, hoặc hơi duỗi ra đều được. Đừng bao giờ đặt hai tay lên ngực hoặc bụng, mà phải để cho các cơ thịt ở ngực và bụng thoải mái tối đa. Lòng bàn tay có thể để úp hoặc ngữa. Hai mắt nhắm lại tự nhiên.
Thôũ bằng mũi, mà sâu đến tận rún chừng ba hoặc năm lần. Sau đó cứ thôũ đều, nhưng nhớ luôn thôũ bằng mũi. Miệng cười mỉm. Tất cả miệng, lưỡi và hàm đều buông xả. Từ từ buông xả hai tay, rồi hai chân và cuối cùng buông xả toàn thân; buông xả đến độ như viên đá đã chạm đáy biển, hoặc như chiếc lá rơi đã chạm đất. Buông xả đến độ ta và đáy biển, hoặc ta và mặt đất chỉ là một; buông xả đến độ không còn thấy có ta mà cũng không có mặt đất. Lúc đó niệm ác cũng không, mà niệm thiện cũng không còn. Ta không còn thấy biết là có ta nữa, huống hồ là lo âu, phiền não, hoặc đau buồn... Nằm trong tư thế nầy từ mười lăm đến hai mươi phút, cứ thôũ bình thường, ấy là ta đang đi vào cõi tịnh tịch, cõi Niết Bàn của cuộc sống nầy vậy. Mỗi ngày mà ta vào được cái Niết Bàn nầy chừng đôi ba lần thì ta thành Phật hồi nào cũng không hay.