ĐỨC PHẬT
Trong bầu không khí tôn giáo như vậy, Đức Phật xuất hiện. Là một thái tử sống trong cảnh xa hoa, Ngài bắt đầu suy tư sâu xa tại sao chúng sanh lại đau khổ trên cõi đời này. Cái gì là nguyên nhân của khổ đau? Ngài tự hỏi.
Một hôm Ngài ngồi dưới một gốc cây khi Ngài còn là một thiếu niên, Ngày nhìn thấy một con rắn bất thình lình xuất hiện và bắt một con nhái.Trong lúc con nhái và con rắn đang tranh đấu với nhau, một con diều hâu từ trên trời xà xuống và bắt con rắn trong khi con rắn còn đang ngậm con nhái trong miệng.
Sự việc này là khúc ngoặt của vị thái tử trẻ tuổi để từ bỏ cuộc đời trần tục. Ngài bắt đầu nghĩ ngợi làm sao cho chúng sanh trên mặt đất cũng như dưới nước thoát cảnh làm mồi cấu xé ăn thịt lẫn nhau. Đời sống này đang cố tranh cướp đời sống kia, đời sống nọ đang cố vẫy vùng để thoát hiểm, cuộc tranh chiến bất tận này cứ thế tiếp diễn mãi theo thời gian khi thế giới còn tồn tại. Phương pháp săn mồi bất tận này, và phương pháp tự bảo vệ này là căn nguyên niềm bất hạnh của chúng ta. Đó là nguồn gốc khổ đau. Thái tữ quyết định phải tìm phương thức để chấm dứt khổ đau này.
TỪ BỎ THẾ TỤC
Ngài nghiên cứu học hỏi nhiều thầy của nhiều tôn giáo khác nhau và thấy tất cả những gì các vị thầy đã dạy cũng không thể tìm được phương cách chấm dứt khổ đau. Ngài đã bỏ nhiều năm tháng suy tư về câu hỏi này. Cuối cùng vào năm Ngài 29 tuổi, chứng kiến cảnh già, bệnh, chết và niềm tự do qua việc từ bỏ (thế tục), Ngài quyết định nếu không bỏ mối bận tâm, trách nhiệm và dục lạc của cuộc đời trần tục thì Ngài sẽ không thể tìm được câu trả lời. Cho nên tại sao Ngài rời bỏ cung điện thực hiện cái được gọi là “Sự Từ Bỏ Vĩ Đại”. Sau sáu năm phấn đấu, thời gian tiêu biểu cực điểm của dòng đời bất tận, trau dồi và phấn đấu để mở mang trí tuệ, cuối cùng Ngài đạt được giác ngộ và hiểu được bí mật sự khổ đau của chúng ta. Đó làsự tiên khởi của một “hệ thống tôn giáo”khác. Nhưng đó là một tôn giáo không giống bất cứ tôn giáo nào con người từng biết trong quá khứ.
Thật ra hiện tại có nhiều người không thích gọi đạo Phật là một tôn giáo, vì lẽ chữ “tôn giáo” gợi lên một số lớn các xúc cảm tiêu cực trong tâm trí họ.
NIỀM TIN VÀ SỰ HÀNH ĐẠO TẠI ẤN ĐỘ THỜI CỔ
Không có lý do nào cho Đức Phật lại giới thiệu thêm một tôn giáo nữa vì vào thời đó, 2600 năm trước đây, riêng tại Ấn đã có đến 62 tôn giáo. Những tôn giáo hiện hữu trong thời gian đó đã không thể giải đáp đượccâu hỏi của Đức Phật nên ngài quyết định không dùng các chất liệu hay quan niệm của các tôn giáo đó để trình bày những gì chính Ngài đã đạt được.
Trong thời gian đó, các tôn giáo tại Ấn nghĩ gì ? “Thượng đế tạo ra tất cả mọi người. Thượng đế chịu trách nhiệm tất cả mọi việc. Thượng đế ban thưởng và tha thứ tội lỗi của chúng ta. Thượng đế chịu trách nhiệm về cuộc đời chúng ta sau khi chúng ta chết ; Thượng đế sẽ cho ta lên thiên đường hay bắt ta xuống địa ngục”.
Trên đây là những chất liệu căn bản của tất cả các tôn giáo thời đó và ngay cả hiện tại nữa. Đồng thời cũng có một số tôn giáo tại Ấn dạy các tín đồ mình phải hành hạ thể xác, cho rằng làm như vậy có thể rửa sạch tội lỗi trong cuộc sống và có thể lên thiên đàng sau khi chết. Một số tôn giáo khác lại cổ vũ việc dùng nghi thức, nghi lễ và đem hy sinh các súc vật dâng cúng để làm vừa lòng các đấng thiêng liêng. Những người theo tôn giáo trên tin tưởng là làm như vậy sẽ được lên thiên đường. Một số tôn giáo khác lại dùng cách thức cầu nguyện, lễ bái, xin được tha thứ các tội lỗi họ đã phạm.
Đức Phật không công nhận hiệu quả của các việc hành đạo này.
ĐỨC PHẬT CÓ HỨA HẸN GÌ KHÔNG ?
Đức Phật không hứa hẹn hạnh phúc tuyệt đối hay ban thưởng cho những ai tự nhận là tín đồ của Ngài và Ngài cũng không hứa hẹn cứu rỗi cho những ai đặt niềm tin nơi Ngài. Với Ngài, tôn giáo không phải là sự mặc cả, mà là con đường sống cao thượng để đạt đến giác ngộ và giải thoát. Đức Phật không muốn các tín đồ của Ngài tin tưởng trong mù quáng. Ngài muốn chúng sanh phải biết suy nghĩ và thấu hiểu. Phật Giáo là con đường cao thượng cho đời sống mà nơi đó, nhân đạo, bình đẳng, công bằng và an lạc chiếm vị trí tối thượng. Cừu hận, ác cảm, chỉ trích, và oán giận hoàn toàn xa lạ với Giáo Lý của Ngài.
Thế giới mang ơn Đức Phật do việc Ngài nêu cao sự hợp lý chống lại những dị đoan trong tôn giáo. Phải chăng chính Ngài đã giải thoát con người khỏi vòng áp chế của các thầy tu? Phải chăng chính Ngài là nguời đầu tiên chỉ con đường giải thoát cho con người thoát khỏi những sợi dây trói buộc của đạo đức giả và của chính sách độc tài trong tôn giáo?
Trong thời gian Đức Phật tại thế không có việc hành đạo nào được coi là cao hơn tập tục lễ nghi và việc đem tính mạng của chúng sanh cúng cho các đấng thiêng liêng ; nhưng với Đức Phật, không có việc hành đạo nào có thể làm mất phẩm giá con người hơn thế . Việcđem sanh mạng làm vật hy sinh không khác gì hơn là việc hối lộ ; và sự cứu rỗi bằng hối lộ, tham nhũng không phải là sự cứu rỗi mà bất cứ con người tự trọng nào lại muốn có.
THUẬT NGỮ TRONG TÔN GIÁO
Nhưng trong khiđem trình bày giáo lý, đức Phật đã dùng những từ ngữ tôn giáo thông dụng tại Ấn thời đó vì lẽ bằng cách này Ngài trở nên gần gũi với những người nghe. Những người này hiểu rõ được Ngài muốn ám chỉ đến gì và Ngài có thể triển khai ý nghĩa căn bản của Ngài từ một lập trường đại chúng.
Pháp, Nghiệp, Niết Bàn, Giải Thoát, Địa Ngục, Luân Hồi, Ngãlà những chữ rất thông dụng trong tất cả các giáo phái thời đó. Nhưng trong giáo lý của Ngàiù, Đức Phật đã giảng dạy những từ đó với ý nghĩa độc đáo và hết sức hợp lý.