Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp

16/11/201015:56(Xem: 11134)
Pháp

 

 

PHÁP

Chúng ta thử xem chữ dharma hay dhamma (Pháp). Giải nghĩa theo lối cổ, Pháp có nghĩa là luật ban bởi đấng thiêng liêng. Theo niềm tin thời cổ, đấng thiêng liêng hứa thỉnh thoảng, với nhiều hoá thân khác nhau, sẽ xuất hiện để bảo vệ Pháp. Đức Phật không chấp nhận đấng thiêng liêng nào đó có thể ban giáo lý, lời răn, và giới luật tôn giáo. Đức Phật dùng chữ Pháp để mô tả toàn bộ giáo lý của Ngài, Pháp có nghĩa là giữ vững, gìn giữ, hỗ trợ.

Đức Phật dạy Pháp để giúp chúng ta thoát khỏi khổ đau do nguyên nhân cuộc sống và để khỏi mất giá trị nhân phẩm và khỏi rơi vào nơi khổ đau như địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, địa hạt của ma vương. Pháp trình bày bởi Đức Phật, gìn giữ , hỗ trợ chúng ta, và giải thoát chúng ta khỏi cảnh khổ não tại các nơi trên. Pháp cũng có nghĩa là nếu chúng ta theo những phương pháp do Ngài đề ra, chúng ta không bao giờ bị sa vào những trường hợp bất hạnh như bị mù ngay từ lúc mới sinh ra, tàn tật, điếc, câm hoặc điên dại. Cho nên theo phương pháp của đức Phật, Pháp là lời khuyên để giúp chúng ta tranh đấu thoát khỏi khổ đau và cũng để nâng cao phẩm hạnh của con người. Các nhà triết học phương Tây mô tả Phật giáo là một lối sống cao thượng, một “ tôn giáo tự do và hữu lý”

Pháp không phải là một luật lệ phi thường tạo ra hay ban bố bởi người nào đó. Thân thể của chính chúng ta cũng là Pháp. Tư tưởng của chúng ta cũng chính là Pháp; tất cả vũ trụ này cũng là Pháp. Hiểu được bản chất thân thể vật lý của chúng ta, tính chất tư tưởng của chúng ta và những điều kiện trần thế, chúng ta nhận ra Pháp.

Đức Phật dạy chúng ta hiểu bản chất sự hiện hữu của chúng ta một cách hợp lý theo đường lối thực tế. Nó liên quan đến cuộc sống ngay đây và bây giờ, của mỗi chúng sanh và như thếù tương quan đến mọi sự hiện hữu.

Thường thường, khi nói đến tôn giáo, người ta thường hỏi “Tín ngưỡng của Quí vị là gì ?”. Họ dùng chữ“tín ngưỡng”. Đức Phật không lưu tâm đến việc triển khai “tín ngưỡng” theo đúng nghĩa của nó, dù rằng rất là hữu ích trong việc mở mang “tín ngưỡng” để phát triển một tôn giáo lúc ban đầu. Cái nguy hiểm khi chỉ tin cậy vào “tín ngưỡng” mà không có kiến thức phân tích, có thể làm chúng ta trở thành cuồng tín. Những ai để tín ngưỡng kết tinh trong tư tưởng của họ sẽ không nhìn thấy quan điểm của người khác bởi lẽ họ đã khắc sâu vào tư tưởng của họ chỉ cái gì họ tin mới là chân lý.

Đức Phật nhấn mạnh một người không nên chấp nhận cả đến giáo lý của chính họ chỉ trên nền tảng bằng tín ngưỡng không thôi. Một người phải có kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết qua nghiên cứu, bàn cãi, thiền định, và cuối cùng : sự suy gẫm. Kiến thức là một việc, hiểu biết là một việc khác nữa. Nếu có hiểu biết, người ta có thể điều hoà cuộc sống theo các trường hợp biến chuyển dựa theo sự hiểu biết mà người ta có.

Chúng ta có thể gặp nhiều người học thức hiểu biết rất nhiều việc nhưng không thực tế bởi lẽ lòng vị kỷ chỉ nghĩ đến mình, ích kỷ, sân hận và ganh tị của họ đã khiến họ không có thái độ tinh thần vô tư và an lạc trong tư tưởng. Khi cần thoả hiệp, chúng ta phải biết thoả hiệp như thế nào. Khi cần khoan dung, chúng ta phải biết khoan dung như thế nào. Khi cần giữ vững lập trường, chúng ta phải biết giữ vững lập trường trong phẩm hạnh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]