Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 2

15/09/202308:10(Xem: 3387)
Tuần 2
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 2 THÁNG 9, 2023)
 
Diệu Âm lược dịch

 

 

HOA KỲ: Thành phố Wichita chứng kiến sự tăng trưởng phi thường về dân số theo đạo Phật

Thành phố Wichita, Kansas, với dân số 393,000 người, là nơi có số lượng Phật tử ngày càng tăng qua sự nhập cư từ một số nước châu Á và sự bùng nổ quan tâm của người dân địa phương. Thành phố này hiện có hơn 12 tăng đoàn Phật giáo, theo giáo sư tôn giáo Gordon Melton của Đại học Baylor, người thu thập dữ liệu cho một cuộc điều tra dân số tôn giáo quốc gia Hoa Kỳ.

Ở Wichita, một số cộng đồng Phật giáo được xây dựng xung quanh những người nhập cư từ các quốc gia cụ thể. Chùa Pháp Hoa là một trong số đó. Được thành lập lần đầu tiên bởi những người nhập cư Việt Nam vào những năm 1980, ngày nay chùa này có nhiều thế hệ người Mỹ gốc Việt tổ chức các lễ hội văn hóa và ngày lễ Phật giáo.

Bên kia thành phố, ngôi chùa của người Lào cũng đang phát triển: một thiền đường mới vừa được khai trương trong tháng 9 này.

Khoảng 10 năm trước, cộng đồng người Lào bắt đầu chứng kiến sự phát triển đáng chú ý khi một số tu sĩ đến Wichita để hướng dẫn họ.

Tại những nơi khác ở Wichita là Trung tâm Thiền Kansas, được thành lập vào năm 2012 bởi tu sĩ người Tích Lan Bhante Ratana. Ngoài công việc của mình với những người Tích Lan trong thành phố, Ratana còn nhận thấy tiềm năng tiếp cận những người không theo đạo Phật.

Ngoài ra còn có các Tăng đoàn Thiền tông và Tây Tạng, cũng như một cộng đồng tín đồ của cố Thích Nhất Hạnh và những Tăng đoàn khác.

(Buddhistdoor Global – September 12, 2023)

 

TinTuc_PGTG_2023-09-2-000

TinTuc_PGTG_2023-09-2-001
Chùa Pháp Hoa của người Việt (ảnh trên) và Trung tâm Thiền Kansas của Tích Lan tại Wichita
Photos: kmuw.org

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma kết thúc 2 ngày pháp giảng cho người Đông Nam Á ở Dharamshala

Dharamshala, Himachal Pradesh - Vào thứ Tư 6-9-2023, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt lai Lạt ma, đã kết thúc buổi thuyết pháp tâm linh của mình vốn được tổ chức theo yêu cầu của một nhóm Phật giáo của các nước Đông Nam Á.

Đức Đạt lai Lạt ma tiếp tục phần giảng dạy của năm ngoái về Nhập Trung Quán Luận của Ngài Chandrakirti kết hợp với tự bình luận ở thị trấn trên đồi Dharamshala.

Hàng ngàn người Tây Tạng bao gồm chư tăng ni và tín đồ Phật giáo từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung tại ngôi chùa Phật giáo chính Tsuglagkhang để tham dự buổi giảng tâm linh này.

Trước đó tại Ladakh vào sáng thứ Hai ngày 4-9-2023, hàng trăm người Tây Tạng bao gồm các tăng ni tập trung tại sân bay Kangra để chào đón nồng nhiệt vị lãnh đạo tinh thần yêu quý của họ. Các nghệ sĩ Tây Tạng đã chào đón ngài bằng những điệu múa và bài hát opera truyền thống.

Trong thời gian ở Ladakh, Đức Đạt lai Lạt ma cũng đã đến thăm Tượng Đại Phật tại Stok và Cộng đồng Hồi giáo Ladakh.

(NewsNow – September 8, 2023)

TinTuc_PGTG_2023-09-2-002

Đức Đạt lai Lạt ma
Photo: Etsy

 

ANH QUỐC: Phật giáo và Vật lý lượng tử: Khoa học & Trí tuệ TRỰC TIẾP ra mắt chương trình học trực tuyến mới

Khoa học & Trí tuệ TRỰC TIẾP (Science & Wisdom LIVE), một dự án của Trung tâm Phật giáo Jamyang Luân Đôn, đã công bố ra mắt chương trình học trực tuyến mới có tên ‘Phật giáo & Vật lý lượng tử’. Khóa học trực tuyến này tập trung vào sự giao thoa giữa triết học Phật giáo và khoa học như một phương tiện để phân tích tâm trí và điều tra bản chất của thực tại và bản ngã.

Khóa học nhằm mục đích giúp sinh viên phát triển sự hiểu biết sâu sắc hơn về mối liên hệ giữa khoa học và tâm linh bằng cách tìm hiểu bản chất của thực tế, tâm trí và bản thân. Kết quả bao gồm việc giúp các học viên đào sâu và làm phong phú thêm việc thực hành thiền định của họ, nâng cao chánh niệm và hạnh phúc.

Phật giáo & Vật lý lượng tử dành cho tất cả sinh viên tương lai; không cần có kiến thức trước đây về Phật giáo hay vật lý lượng tử. Khóa học hướng dẫn sinh viên thông qua một loạt các nguyên tắc, lý thuyết và ứng dụng thực tế sâu sắc.

Trung tâm Phật giáo Jamyang Luân Đôn được thành lập vào năm 1978 để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và thực hành Phật giáo Tây Tạng. Trung tâm cũng liên kết với Hội Bảo tồn Truyền thống Đại thừa (FPMT) dưới sự chỉ đạo tâm linh của Lạt ma Zopa Rinpoche, và cung cấp một chương trình giảng dạy có cấu trúc gồm các khóa học và lớp học về triết học và thực hành Phật giáo.

(Buddhsitdoor Global – September 8, 2023)

TinTuc_PGTG_2023-09-2-003

Poster của chương trình ‘Phật giáo và Vật lý lượng tử’ với ảnh của các diễn giả
Photo: Science & Wisdom LIVE

 

CANADA: Cảnh sát truy lùng nghi phạm sau vụ cướp ngôi chùa Phật giáo ở phía bắc Toronto

Cảnh sát đang truy lùng nhiều nghi phạm sau khi một số ngôi chùa Phật giáo ở phía bắc Toronto bị cướp.

Cảnh sát Vùng York cho biết 2 nghi phạm đã đột nhập vào một ngôi nhà thuộc ngôi chùa Phật giáo Prajna ở Markham, Ontario, vào ngày 21 tháng 7 và lấy trộm một lượng lớn đô la tiền mặt Canada và Mỹ.

Cảnh sát cho biết các nghi phạm đã lấy trộm tiền và một chiếc két sắt từ một ngôi chùa Phật giáo khác ở Markham vào ngày 6 và 19-8.-2023

Họ nói rằng các nghi phạm đã thực hiện vụ cướp bất thành vào ngày 13-8 tại một ngôi chùa Phật giáo ở Whitchurch-Stouffville, rồi bỏ chạy tay không khi những người bên trong gọi cảnh sát.

Cảnh sát cho biết 2 nghi phạm sau đó đã đánh cắp một chiếc két sắt chứa một lượng lớn tiền mặt vào ngày 20-8 từ Tu viện Phật giáo ở Whitchurch-Stouffville.

Họ cũng cho biết 4 nghi phạm nam đã lấy trộm một lượng lớn tiền Canada và Trung Quốc, cùng với một chiếc điện thoại di động từ chùa Cham Sham ở Markham.

(alaskahighwaynews.ca – September 8, 2023)

 

HÀN QUỐC: Phiên âm văn bản Phật giáo thời Goryeo hồi hương từ Nhật Bản

Một bản chép lại kinh Phật được viết bằng vàng trên giấy nhuộm chàm từ thời Goryeo đã được Nhật Bản trao trả về Hàn Quốc, Cơ quan Quản lý Di sản Văn hóa (CHA) cho biết hôm thứ Năm 15-6-2923.

Bản thảo này là Tập 6 của "Saddharmapundarika Sutra" - còn được gọi là "Kinh Pháp Hoa", được làm bằng giấy nhuộm chàm theo dạng xếp nếp, và bìa trước của nó được trang trí với họa tiết bốn 4 hoa sen có dây leo được vẽ bằng vàng và bạc.

Những đường nét vàng tinh tế và dày đặc cho thấy bản thảo lóng lánh này được sản xuất vào thời kỳ cuối của Vương quốc Goryeo 918-1392, theo CHA,.

Không rõ hiện vật này đã được đưa ra khỏi đất  nước như thế nào, theo CHA. Cơ quan này cho biết chủ sở hữu trước đó, là người Nhật, đã mua tập kinh từ một cuộc đấu giá tư nhân vào năm 2012 và bày tỏ ý định bán nó cho Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài vào tháng 6-2022. Sau nhiều vòng điều tra và đàm phán chuyên sâu, chính phủ đã hồi hương thành công nó vào tháng 3.

Văn bản của tập kinh được viết trên 108 trang theo định dạng 6 dòng dọc mỗi trang với 17 Hán tự trên mỗi dòng.

(The Korea Times – September 14, 2023)

TinTuc_PGTG_2023-09-2-004

Tập 6 của "Kinh Saddharmapundarika", còn được gọi là "Kinh Pháp Hoa", được trưng bày tại Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc
Photo: CHA

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2020(Xem: 6388)
Cuộc Triển lãm Kinh sách Phật giáo hai nghìn năm tuổi tại Thư viện Anh Quốc, khai trương vào ngày (25 tháng 10 – 23 tháng 02 năm 2020), sẽ khám phá nguồn gốc, triết lý và sự phù hợp đương đại của Phật giáo từ khi bắt đầu phía bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch để có hơn 500 triệu Phật tử trên khắp thế giới ngày nay.
01/08/2018(Xem: 12677)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
01/01/2018(Xem: 42167)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
20/04/2017(Xem: 7456)
Với tôi, tiếng Nhật là ngoại ngữ thứ 3 mà tôi phải học (sau tiếng Anh và tiếng Pháp) vào năm 1972 khi tôi mới đến Nhật. Lúc ấy hầu như tôi không biết một tiếng Nhật nào cả. Là một Tăng Sĩ của Phật Giáo Việt Nam, năm 1971 sau khi học xong Trung Học Đệ Nhị cấp tại Việt Nam, vì thích đi du học tại Nhật Bản nên tôi liền đến Tòa Đại Sứ của Nhật tại miền Nam Việt Nam để tìm hiểu và nộp đơn xin du học. Kết quả là vào ngày 22 tháng 2 năm 1972 tôi đã đến Nhật.
21/12/2015(Xem: 8226)
Mùa hạ năm Ất Mùi – 2015, khi đến dự hội nghị giảng sư của học viện, Thượng tọa tổng thư ký TW Giáo hội Phật Giáo Việt Nam giao cho chúng con nhiệm vụ liên lạc với ban tổ chức Diễn đàn Quốc Tế Sùng Thánh – 2015 để chuẩn bị cho phái đoàn của học viện tham dự diễn đàn. Từ hội nghị Hội đồng trị sự TW ở Sài Gòn, Thượng tọa tổng thư ký gọi điện về báo chốt danh sách thành viên phái đoàn để chính thức báo cho ban tổ chức diễn đàn làm thiệp thỉnh. Sau khi dự hội nghị Hội đồng trị sự trung ương trở về, Hòa thượng viện trưởng lại giao cho chúng con thêm một công việc lớn là xây dựng chương trình, liên lạc, bố trí sắp đặt để sau khi tham dự diễn đàn kết thúc, phái đoàn sẽ thực hiện chương trình tìm về tổ đình nơi Sơ tổ Thiền phái Tào Động Việt Nam đã cầu đạo và đắc pháp.
28/08/2010(Xem: 61196)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]