Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

21/12/202118:47(Xem: 6436)
Tuần 3
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 3 THÁNG 12, 2021)
 
Diệu Âm lược dịch
 

 

 

HOA KỲ: Bảo tàng Brooklyn dành không gian trưng bày mới cho nghệ thuật Phật giáo

 

Bảo tàng Brooklyn (New York) sẽ khánh thành một phòng trưng bày mới vào ngày 21-1-2022 dành cho “Nghệ thuật Phật giáo”, với gần 70 hiện vật đến từ 14 quốc gia - có niên đại từ thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên đến đầu những năm 2000. Nằm trên tầng 2, “Nghệ thuật Phật giáo” là phòng trưng bày mới nhất trong một loạt các phòng trưng bày tập trung vào các bộ sưu tập của Nghệ thuật Châu Á và Thế giới Hồi giáo.

Việc sắp đặt sẽ được tổ chức bởi Joan Cummins, người phụ trách cao cấp về nghệ thuật Châu Á của bảo tàng. “Chúng tôi rất vui khi được trưng bày một số kho báu tuyệt vời của Brooklyn trong phòng trưng bày này và chúng tôi rất vui được trưng bày chúng theo một cách mới”, Cummins nói với tạp chí ARTnews.

“Thay vì phân chia mọi thứ theo khu vực hoặc sắp xếp chúng theo thứ tự thời gian, chúng tôi sẽ sắp xếp các vị Phật từ Ấn Độ, Thái Lan và Nhật Bản - và các vị Bồ tát từ Indonesia, Hàn Quốc và Trung Quốc - cách nhau hàng trăm năm. Trong một số trường hợp, những điểm tương đồng là rõ ràng; ở những hiện vật khác, người ta phải xem xét cẩn thận để xem những hình ảnh có điểm gì chung. Và việc quan sát cẩn thận sẽ tiết lộ một số tác phẩm nghệ thuật hoàn toàn xuất sắc bởi vì bảo tàng có những tài liệu thực sự sâu sắc và quan trọng về nghệ thuật Phật giáo.”

(NewsNow – December 15, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-12-3-000

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni (có niên đại 965-1025) thuộc Bảo tàng Brooklyn
TinTuc_PGTG_2021-12-3-001
Bảo tàng Brooklyn, New York (Hoa Kỳ)
Photos: Brooklyn Museum

 

TRUNG QUỐC: Khai quật được 2 tượng Phật giáo bằng đồng lâu đời nhất Trung Quốc cho đến nay

Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra 2 tác phẩm điêu khắc Phật giáo bằng đồng mạ vàng lâu đời nhất của Trung Quốc cho đến nay tại tỉnh Thiểm Tây. Các cổ vật này - gồm một tượng Đức Phật cao 10.5 cm và một tượng Ngũ Phật cao 15.8 cm -  được khai quật tại làng Chengren, thuộc thành phố Hàm Dương hiện đại.

Các nhà nghiên cứu của Học viện Khảo cổ Thiểm Tây tin rằng những tượng nói trên có từ thời Đông Hán (202 trước Công nguyên – 220 Công nguyên), được tìm thấy trong một nghĩa trang gia tộc với 6 ngôi mộ.

Đáng chú ý, các tượng này dường như được tạo tác tại địa phương bởi các nghệ nhân Trung Hoa theo phong cách Gandhara – là khu vực Trung Á đi tiên phong trong một phong cách nghệ thuật Phật giáo sớm nhất dưới sự thống trị của người Indo-Hy Lạp, Indo-Scythia, Indo-Parthia và Kushan.

Kết luận nói trên về xuất xứ của 2 tượng này dựa trên kết quả ban đầu về các đặc điểm mô hình, sự phân tích quy trình sản xuất và phát hiện thành phần kim loại của các vị Phật. Có nghĩa là các bức tượng này - vốn đã là vô giá về mặt di sản – còn có giá trị nghiên cứu quan trọng đối với việc du nhập và Hán hóa văn hóa Phật giáo. 

“Những phát hiện cho thấy rằng Phật giáo đã truyền đến Trung Hoa từ Nam Á qua Con đường Tơ lụa cổ đại trong thời kỳ bùng nổ của con đường giao lưu văn hóa này – tức là vào thời nhà Hán,” một đại diện của Học viện Khảo cổ Thiểm Tây nói.

(Buddhistdoor Global – December 16, 2021)

 

TinTuc_PGTG_2021-12-3-002
Hai tượng Phật giáo bằng đồng lâu đời nhất Trung Quốc cho đến nay, được khai quật tại tỉnh Thiểm Tây
Photos: dailymail.co.uk

 

 

HÀN QUỐC: Chùa Jogyesa ở Seoul thắp đèn lồng đón lễ Giáng sinh

Thể hiện mong ước hòa hợp và hòa bình giữa các tôn giáo khác nhau, Tông phái Jogye (Tào Khê) của Phật giáo Hàn Quốc sẽ thắp sáng đèn lồng trước ngôi chùa chính Jogyesa ở Jongno, trung tâm Seoul, để đón Giáng sinh - bắt đầu từ 6 giờ chiều ngày 17-12-2021. Những chiếc đèn lồng này sẽ được chiếu sáng đến hết ngày 28-12.

“Chúa Jesus không phân biệt đối xử giữa người giàu và người nghèo, những người có học và những người vô học, và đã phá vỡ những rào cản trong việc thực hành lòng khoan dung. Chúng tôi tiếp tục ghi nhớ điều này như là ý nghĩa của Giáng sinh,” Hòa thượng Wonhaeng, người đứng đầu Tông phái Jogye, phát biểu trong một thông báo. “Tôi hy vọng rằng thông điệp về tình yêu và sự hòa hợp mà Chúa Jesus đã gửi đến vùng đất này sẽ tiếp tục lan tỏa.”

 

Hòa thượng Wonhaeng nói rằng các tôn giáo nên đi đầu trong việc tạo ra một thế giới hòa bình với sự tôn trọng và hòa hợp lẫn nhau, và nói thêm rằng tất cả Phật tử sẽ đi trên cùng một con đường.

Lễ thắp sáng Giáng sinh hàng năm của Tông phái Jogye bắt đầu từ năm 2010, mời các nhà lãnh đạo tôn giáo địa phương suy ngẫm về ý nghĩa của sự đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo.

(heraldcorps.com – December 17, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-12-3-003

Chùa Jogyesa ở Seoul thắp đèn lồng đón lễ Giáng sinh 2020
Photo: heraldcorps.com

 

 

TÍCH LAN: Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết trình trước sự kiện Phật giáo 2-ngày ảo ở Tích Lan

Colombo, Tích Lan: Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt lai Lạt ma đã phát biểu ảo trước một sự kiện lớn kéo dài 2 ngày được tổ chức tại Colombo, trong đó ngài đã nói chuyện với khoảng 600 nhà sư từ Tích Lan, Indonesia, Mã Lai, Miến Điện và Thái Lan.

Sự kiện này là một phần của Lễ kỷ niệm Kinh Đại Niệm Xứ (Maha Satipatthana Sutta) dành cho các thành viên Tăng đoàn Nguyên thủy từ các quốc gia được đề cập ở trên.

Đức Đạt lai Lạt ma đã diễn thuyết vào ngày đầu tiên của sự kiện này vào ngày 17-12, sau đó là phần hỏi đáp vào ngày hôm sau.

Ngài đã nói chuyện với sự kiện từ nơi cư trú của mình tại Dharamsala, bang Himachal Pradesh ở Ấn Độ.

Hội Huynh đệ Phật giáo Tích Lan Tây Tạng đã tổ chức sự kiện này nhằm mục đích nâng cao hiểu biết và nhận thức về di sản Phật giáo chung của các dân tộc Tích Lan và Tây Tạng.

(IANS – December 19, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-12-3-004

Đức Đạt lai Lạt ma
Photo: ndtv.com
 

 

NHẬT BẢN: Các tượng Phật được quét sạch bụi ngôi chùa Di sản Thế giới Horyuji trong công tác vệ sinh hàng năm

IKARUGA, Nara - Vào ngày 8-12-2021, trong công việc làm vệ sinh hàng năm, chư tăng đã quét bụi cho các tượng Phật và các hiện vật khác tại chùa Horyuji – một Di sản Thế giới ở thị trấn Ikaruga, tỉnh Nara.

Tương truyền chùa Horyuji được thành lập bởi Shotoku Taishi, hoàng tử Nhật Bản thế kỷ thứ 6 - 7.  Khoảng 10 nhà sư bao gồm cả sư trưởng Shokaku Furuya bắt đầu làm công việc vệ sinh vào buổi sáng sau khi đọc kinh tại chánh điện, nơi có các pho tượng bao gồm tượng Đức Phật và hai thị giả của Ngài và các tượng Tứ Thiên Vương - được xem  là quốc bảo.

Dùng những vật dụng lau bụi được làm bằng cách gắn giấy "washi" của Nhật vào đầu các thanh tre và bàn chải, họ cẩn thận quét bụi khỏi các pho tượng. Họ tiếp tục đến giảng đường lớn Daikodo và đại sảnh của những giấc mơ Yumedono  để thanh tẩy các pho tượng tại đó -  bao gồm cả tượng Kuse Kannon, bảo vật quốc gia được tạc giống với hoàng tử Shotoku Taishi, và hiếm khi được công bố trước công chúng.

Sư Furuya nói, “Năm nay đánh dấu kỷ niệm 1,400 năm ngày mất của hoàng tử Shotoku Taishi (theo Phật lịch), vì vậy chúng tôi muốn truyền tâm hồn của ngài ấy lại cho các thế hệ sau. Chúng tôi đã loại bỏ lớp bụi tích tụ trong năm trong khi mong muốn đại dịch coronavirus chấm dứt.”

Công việc làm vệ sinh hàng năm được tiếp tục kể từ năm 1994, một năm sau khi các Di tích Phật giáo ở Khu vực chùa Horyuji được ghi nhận vào danh sách Di sản Thế giới.

(Tipitaka Network – December 20, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-12-3-005

Công tác hàng năm: chư tăng quét bụi cho các tượng Phật và các hiện vật khác tại ngôi chùa Di sản Thế giới Horyuji ở thị trấn Ikaruga, tỉnh Nara (Nhật Bản)
Photo: Maichini

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2020(Xem: 6388)
Cuộc Triển lãm Kinh sách Phật giáo hai nghìn năm tuổi tại Thư viện Anh Quốc, khai trương vào ngày (25 tháng 10 – 23 tháng 02 năm 2020), sẽ khám phá nguồn gốc, triết lý và sự phù hợp đương đại của Phật giáo từ khi bắt đầu phía bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch để có hơn 500 triệu Phật tử trên khắp thế giới ngày nay.
01/08/2018(Xem: 12678)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
01/01/2018(Xem: 42167)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
20/04/2017(Xem: 7456)
Với tôi, tiếng Nhật là ngoại ngữ thứ 3 mà tôi phải học (sau tiếng Anh và tiếng Pháp) vào năm 1972 khi tôi mới đến Nhật. Lúc ấy hầu như tôi không biết một tiếng Nhật nào cả. Là một Tăng Sĩ của Phật Giáo Việt Nam, năm 1971 sau khi học xong Trung Học Đệ Nhị cấp tại Việt Nam, vì thích đi du học tại Nhật Bản nên tôi liền đến Tòa Đại Sứ của Nhật tại miền Nam Việt Nam để tìm hiểu và nộp đơn xin du học. Kết quả là vào ngày 22 tháng 2 năm 1972 tôi đã đến Nhật.
21/12/2015(Xem: 8226)
Mùa hạ năm Ất Mùi – 2015, khi đến dự hội nghị giảng sư của học viện, Thượng tọa tổng thư ký TW Giáo hội Phật Giáo Việt Nam giao cho chúng con nhiệm vụ liên lạc với ban tổ chức Diễn đàn Quốc Tế Sùng Thánh – 2015 để chuẩn bị cho phái đoàn của học viện tham dự diễn đàn. Từ hội nghị Hội đồng trị sự TW ở Sài Gòn, Thượng tọa tổng thư ký gọi điện về báo chốt danh sách thành viên phái đoàn để chính thức báo cho ban tổ chức diễn đàn làm thiệp thỉnh. Sau khi dự hội nghị Hội đồng trị sự trung ương trở về, Hòa thượng viện trưởng lại giao cho chúng con thêm một công việc lớn là xây dựng chương trình, liên lạc, bố trí sắp đặt để sau khi tham dự diễn đàn kết thúc, phái đoàn sẽ thực hiện chương trình tìm về tổ đình nơi Sơ tổ Thiền phái Tào Động Việt Nam đã cầu đạo và đắc pháp.
28/08/2010(Xem: 61197)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]