Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

24/09/202116:42(Xem: 6878)
Tuần 3
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 3 THÁNG 9, 2021)
 
Diệu Âm lược dịch 

 

NHẬT BẢN: Nhà chùa cung cấp mùi hương được làm từ công thức 1,000 năm tuổi

Để đánh dấu kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới, các nhà sư Phật giáo đã hợp tác với cư dân địa phương ở thị trấn Hiraizumi, tỉnh Iwate bằng cách cung cấp các túi có hương thơm được tái tạo từ một công thức vốn phát triển trong thời đại Oshu-Fujiwara từ cuối thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 12.

Các túi này gọi là ‘Hiraizumi no Kaori’ gồm 2 loại là Fumiko và Meishiko, đang trở nên phổ biến đối với khách du lịch cũng như người dân địa phương.

Túi Fumiko được đặt trong một lá thư để mang đến hương thơm ngon lành, trong khi túi Meishiko được đặt bên trong hộp đựng thiếp để truyền mùi thơm vào danh thiếp.

Các túi này được phát triển bởi Horei Nanto, 42 tuổi, một vị cao tăng tại chùa Motsuji, với sự hợp tác của cư dân địa phương. Các loại nước hoa được pha trộn từ 6 thành phần thơm dựa trên công thức cho mùi hương “kurobo”, vốn được sử dụng cho các lễ kỷ niệm và các dịp trọng đại khác trong Thời kỳ Heian (794-1185).

Năm 2012, khách du lịch đến thăm Hiraizumi đạt 2.64 triệu người. Nhưng con số này đã giảm mạnh xuống còn 900,000 vào năm 2020 vì đại dịch COVID-19. Kết quả là, ngành du lịch vẫn ở trong tình trạng ảm đạm và nhiều sự kiện tưởng niệm đã bị hủy bỏ hoặc hoãn lại.

(asahi.com – September 16, 2021)

 

TinTuc_PGTG_2021-09-3-000

Những chiếc túi có hương thơm do các tu sĩ Phật giáo và cư dân địa phương ở Hiraizumi sản xuất dựa trên công thức 1,000 năm tuổi đang trở nên phổ biến

 

 TinTuc_PGTG_2021-09-3-001

Các túi Fumiko (bên phải) và Meishiko ướp hương nước hoa, dựa trên một công thức cổ xưa được phát triển từ thời Oshu-Fujiwara
Photos: Hideyuki Miura

 

LÀO: Phật tử Lào phản đối việc xây tượng Phật kiểu Trung Quốc

Vientiane, Lào - Các nhà sư và công dân Phật giáo ở Lào đang phản đối kế hoạch xây dựng một pho tượng Phật theo phong cách Trung Quốc ở thủ đô Vientiane, coi đây là một “sự xâm phạm văn hóa” từ Trung Quốc, nhà đầu tư và nhà cung cấp viện trợ nước ngoài lớn nhất của nước này.

Sự phản đối đối với pho tượng nói trên đã bùng lên kể từ khi Công ty Bất động sản Vạn Phong Thượng Hải của Trung Quốc công bố kế hoạch xây dựng tượng Phật trong Đặc khu Kinh tế Đầm lầy That Luang (SEZ) ở Vientiane.

Công ty Trung Quốc này cho biết sẽ xây dựng một pho tượng Phật cao 100 mét để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Những người Lào phản đối đã cáo buộc rằng pho tượng được lên kế hoạch đó là không thể chấp nhận được vì nó được dựng theo phong cách Đại thừa: tượng Phật Trung Quốc mặc áo cà sa dài và đứng. Ở Lào, tượng Phật theo phong cách Nguyên thủy ngồi trong tư thế thiền định là một đặc điểm phổ biến.

Sự tức giận đang âm ỉ đối với tượng Phật theo phong cách Trung Quốc này - mà người Lào nói là đe dọa nền văn hóa và bản sắc của họ.

(UCA – September 16, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-09-3-002

Tượng Phật ngồi trong tư thế thiền định là một đặc điểm phổ biến theo phong cách Nguyên thủy ở Lào
Photo: AFP

 

TÍCH LAN: Hội Anh em Phật giáo khen ngợi công việc của Ấn Độ trong việc duy trì mối quan hệ với các nước láng giềng

Colombo, Tích Lan – Ngày 17-9-2021, Hội  Anh em Phật giáo có trụ sở tại Tích Lan đã chúc mừng sinh nhật lần thứ 71 của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và khen ngợi công việc của ông vì đã duy trì mối quan hệ song phương đáng khen ngợi với quốc gia láng giềng Tích Lan.

Lời chúc mừng đến từ Chủ tịch Hội này là ông Damenda Porage, người cũng cảm ơn chính phủ Modi đã hỗ trợ Tích Lan trong những thời điểm quan trọng.

Hội Anh Em Phật giáo là một tổ chức phi lợi nhuận nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức về di sản Phật giáo chung của các quốc gia trên toàn thế giới.

Mục đích chính của Hội là thúc đẩy các giá trị nhân văn như lòng từ bi, kỷ luật tự giác, sự tha thứ, hài lòng và khoan dung và thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo.

(ANI – September 19, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-09-3-003
Biểu trưng của Hội  Anh em Phật giáo có trụ sở tại Tích Lan
Photo: ANI

 

 

CAM BỐT: Sở Tín ngưỡng và Tôn giáo tìm cách sửa đổi sai sót trong việc xây tượng Phật trên núi Phnom Sampov

Sau khi phát hiện ra những điểm không chính xác trong một cuộc kiểm tra gần đây, Sở Tín ngưỡng và Tôn giáo tỉnh Battambang đang xin phép để các nhà điêu khắc sửa đổi các bức tượng Phật đang được xây dựng trên mặt núi Phnom Sampov.

Vào ngày 12-9, Giám đốc Sở này là ông Kun Sambath Moniroth cho biết rằng những người tài trợ cho việc xây dựng đã xin phép xây dựng 3 bức tượng thể hiện sự đản sinh, giác ngộ và nhập niết bàn của Đức Phật.

Tuy nhiên, ông nói rằng ông chưa bao giờ nhìn thấy bản thiết kế và chỉ sau khi kiểm tra thực tế, ông mới nhận ra rằng có một sai sót kinh điển trong bức tượng Đức Phật giác ngộ.

“Họ yêu cầu một bức tượng mô tả sự giác ngộ, nhưng khi tượng được xây dựng thì hóa ra lại là bức tượng của Tất Đạt Đa (Đức Phật) chiến thắng Mara (thiên ma Ma ba tuần),” ông nói.

Ông nói thêm rằng việc xây dựng nên tuân theo cuốn sách “Các mẫu tượng Phật ở Campuchia” phát hành vào ngày 1- 9- 2014, của Bộ Tôn giáo và được Bộ Văn hóa và Mỹ thuật công nhận.

Ông nói, việc xây dựng những bức tượng Phật khác với thiết kế đã được Bộ Tôn giáo phê duyệt có thể khiến các thế hệ trẻ hiểu sai về tôn giáo và có thể bị dư luận chỉ trích.

(bignewsnetwork.com – September 19, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-09-3-004

Các tượng Phật trên núi Phnom Sampov (ảnh ghi vào đầu tháng 9-2021)
Photo: Facebook

 

PAKISTAN: Người dân Tích Lan bày tỏ sự tức giận trước việc phá hủy các di sản Phật giáo ở Pakistan

Người dân Tích Lan đã phản đối mạnh mẽ và bày tỏ sự tức giận trên diện rộng vào ngày 19-9 trước các báo cáo về việc phá hủy các di sản Phật giáo ở Pakistan. Các nhà hoạt động dân sự và nhân quyền chỉ trích Pakistan vì những hành vi xúc phạm như vậy là nhằm xóa sổ di sản văn hóa và tôn giáo, nhưng nhiều người Pakistan đã xuất hiện trên mạng để ủng hộ việc phá hủy các bức tượng Phật giáo để giữ bản sắc riêng biệt của người Hồi giáo với các quốc gia khác.

Trong vài tháng nay, Islamabad đã phá hoại và làm ô danh các di sản Phật giáo, bao gồm cả ở khu vực Gilgit-Baltistan do Pakistan chiếm đóng và ở Thung lũng Swat. Điều này đã gây ra sự phẫn nộ rộng rãi đối với những người Tích Lan theo Phật giáo Nguyên thủy.

Pakistan cũng đã và đang xây dựng một con đập Diamer-Bhasha do Trung Quốc tài trợ trên sông Indus mà các nhà sử học lo ngại sẽ nhấn chìm toàn bộ di tích lịch sử Phật giáo, phá hủy hơn 30,000 bản khắc thô và kinh sách mãi mãi ở Kashmir do Pakistan chiếm đóng (PoK).

Người Pakistan trong nhiều tháng đã phá hủy các tác phẩm chạm khắc trên đá, tranh vẽ và tác phẩm điêu khắc của Phật giáo, phá hoại các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo bằng sơn đen, và sơn lấp lên một số bằng quốc kỳ của Pakistan, phớt lờ những lời kêu gọi rộng rãi trên toàn cầu để bảo tồn lịch sử và di sản Phật giáo.

(republicworld.com – September 20, 2021)

 TinTuc_PGTG_2021-09-3-005

Một tượng Phật bị người Pakistan phá hủy
Photos: AsiaNews.it

 

 



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2020(Xem: 6504)
Cuộc Triển lãm Kinh sách Phật giáo hai nghìn năm tuổi tại Thư viện Anh Quốc, khai trương vào ngày (25 tháng 10 – 23 tháng 02 năm 2020), sẽ khám phá nguồn gốc, triết lý và sự phù hợp đương đại của Phật giáo từ khi bắt đầu phía bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch để có hơn 500 triệu Phật tử trên khắp thế giới ngày nay.
01/08/2018(Xem: 12807)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
01/01/2018(Xem: 42387)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
20/04/2017(Xem: 7528)
Với tôi, tiếng Nhật là ngoại ngữ thứ 3 mà tôi phải học (sau tiếng Anh và tiếng Pháp) vào năm 1972 khi tôi mới đến Nhật. Lúc ấy hầu như tôi không biết một tiếng Nhật nào cả. Là một Tăng Sĩ của Phật Giáo Việt Nam, năm 1971 sau khi học xong Trung Học Đệ Nhị cấp tại Việt Nam, vì thích đi du học tại Nhật Bản nên tôi liền đến Tòa Đại Sứ của Nhật tại miền Nam Việt Nam để tìm hiểu và nộp đơn xin du học. Kết quả là vào ngày 22 tháng 2 năm 1972 tôi đã đến Nhật.
21/12/2015(Xem: 8356)
Mùa hạ năm Ất Mùi – 2015, khi đến dự hội nghị giảng sư của học viện, Thượng tọa tổng thư ký TW Giáo hội Phật Giáo Việt Nam giao cho chúng con nhiệm vụ liên lạc với ban tổ chức Diễn đàn Quốc Tế Sùng Thánh – 2015 để chuẩn bị cho phái đoàn của học viện tham dự diễn đàn. Từ hội nghị Hội đồng trị sự TW ở Sài Gòn, Thượng tọa tổng thư ký gọi điện về báo chốt danh sách thành viên phái đoàn để chính thức báo cho ban tổ chức diễn đàn làm thiệp thỉnh. Sau khi dự hội nghị Hội đồng trị sự trung ương trở về, Hòa thượng viện trưởng lại giao cho chúng con thêm một công việc lớn là xây dựng chương trình, liên lạc, bố trí sắp đặt để sau khi tham dự diễn đàn kết thúc, phái đoàn sẽ thực hiện chương trình tìm về tổ đình nơi Sơ tổ Thiền phái Tào Động Việt Nam đã cầu đạo và đắc pháp.
28/08/2010(Xem: 62810)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]