Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

22/09/201621:17(Xem: 11863)
Tuần 3
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 3 THÁNG 9, 2016)
 
Diệu Âm lược dịch

 

MÃ LAI: Hội Phật giáo Nandala tổ chức hội chợ để gây quỹ xây dựng cơ sở học tập

Hơn 10,000 người đã tụ tập tại một sân thể thao nhỏ ở Taman Sri Serdang để tham dự Hội chợ Vui Gia đình, một sự kiện gây quỹ hàng năm do Hội Phật giáo Nalanda tổ chức vào ngày 11-9-2016.

Tổng cộng có 165 gian hàng được thiết lập cho hội chợ vui này, với hơn 300 tình nguyện viên có độ tuổi từ trẻ em đến người già.

Tiền thu được từ việc bán hàng sẽ dành cho các kế hoạch xây dựng một cơ sở học tập giáo pháp mới của hội tại Serdang, gọi là Trung tâm K. Sri Dhammananda - được đặt theo tên cố sư trưởng của Đại Tịnh xá Phật giáo.

Ngoài việc xây trung tâm nói trên, các khoản quỹ quyên được trong hội chợ vui sẽ được sử dụng cho các hoạt động của hội, bao gồm các trường Đạo pháp Chủ nhật và miễn học phí cho trẻ em nghèo tại các khu vực Seri Kembangan và Equine Park.

(tipitaka.net – September 16, 2016)

2016-09-03-0002016-09-03-0022016-09-03-001
Quang cảnh Hội chợ Vui Gia đình do Hội Phật giáo Nalanda tổ chức
Photos: Facebook

 

TÂY TẠNG: Chư ni tại Kardze tổ chức Giảng dạy Mùa đông lần đầu tiên

Trong một sự kiện được tổ chức lần đầu tiên dành cho chư ni tại các khu vực Tây Tạng, một tu viện ở tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc đã tổ chức một khóa Jang Gunchoe (Giảng dạy Mùa đông) truyền thống, thu hút hàng trăm người tham gia đến từ các ni viện trên khắp Tứ Xuyên và tỉnh Thanh Hải kế cận.

Diễn ra từ ngày 4 đến 9-9-2016, sự kiện này được tổ chức tại tu viện Ganden Shedrub Choephel Ling ở Kardze, hạt Sershul với các cuộc thảo luận về logic Phật giáo và các khía cạnh khác của triết học tôn giáo.

Nhiều vị cao tăng (được gọi là Geshes) từ các tăng viện lân cận cũng đã được mời tham gia sự kiện này để quan sát các cuộc thảo luận và đưa ra sự hướng dẫn cho tương lai.

(NewsNow – September 17, 2016)

2016-09-03-003

Khóa Giảng dạy Mùa đông đầu tiên dành cho chư ni được tổ chức tại Kardze, Tây Tạng

 

 

NEPAL: 500 ni cô ‘Kung Fu’ đi xe đạp từ thiện băng qua Hi Mã Lạp Sơn để chống nạn buôn người

Chư ni từ Tây Tạng, Nepal, Bhutan và Ấn Độ đã thực hiện một cuộc hành trình 4,000 km đầy gian khổ băng qua Hi Mã Lạp Sơn, bắt đầu vào ngày 17-9-2016 , từ Kathmandu của Nepal đến Leh ở Ấn Độ. Họ đã nâng cao nhận thức về nạn buôn bán bé gái và phụ nữ tại Nepal và Ấn Độ.

Đây là hành trình lần thứ tư mà chư ni ‘Kung Fu’ từ Dòng Drukpa thực hiện. Họ đã nói chuyện với các quan chức chính phủ mà họ gặp trên đường đi để truyền đạt thông điệp của mình về hòa bình, về các vấn đề môi trường và bình đẳng giới.

Nam Á là một trong những khu vực lớn nhất thế giới về nạn buôn người. Kể từ 2 trận động đất tại Nepal vào tháng 4 và tháng 5 năm 2015, hơn 40,000 trẻ em đã mất cha mẹ. Trong các tình huống sau thiên tai, nạn buôn người đã tăng lên với các băng nhóm cưỡng chế dân làng vô gia cư phải lao động giam giữ, với các bé gái và phụ nữ bị bán vào nhà thổ.

(IBTimes TV – September 18):

2016-09-03-004

2016-09-03-005
Chư ni Dòng Drukpa trong hành trình băng qua Hi Mã Lạp Sơn
Photos Reuters & 9NEWS
 

 

BHUTAN: Ra mắt Phòng Đọc sách Ảo mới với 10 văn bản Phật giáo Tây Tạng  vừa được dịch

Tổ chức sáng kiến phi lợi nhuận toàn cầu 84000 – do lạt ma, nhà làm phim và nhà văn người Bhutan Dzongsar Khyentse Rinpoche thành lập – vốn thực hiện việc dịch và xuất bản các văn bản kinh điển Tây Tạng còn tồn tại, đã công bố sự ra mắt Phòng Đọc sách trực tuyến mới cập nhật của mình. Đánh dấu sự ra mắt, 84000 cũng cho biết đã phát hành 10 văn bản Phật giáo Tây Tạng vừa được dịch, đánh dấu bước tiến quan trọng trong sứ mệnh đầy tham vọng của tổ chức này.

84000 là một sứ mệnh lâu dài – nhằm dịch 70,000 trang Kangyur (dịch lời dạy của Đức Phật) trong 25 năm, và 161,800 trang Tengyur (dịch những lời bình về giáo lý) trong 100 năm. Tổ chức này hỗ trợ 38 đội của 201 dịch giả từ khắp thế giới, bao gồm các học giả Tây Tạng và Tây phương. “Bằng việc dịch và trình bày các văn bản Phật giáo Tây Tạng cho người đương thời, một vùng rộng lớn của nền văn minh và văn hóa Phật giáo có thể được cứu khỏi sự hủy diệt,” Sư trưởng Dzongsar Khyentse nói.

(Buddhistdoor  Global – September 19, 2016)

2016-09-03-006
Sư trưởng Dzongsar Khyentse, nhà sáng lập tổ chức 84000
Photo: 84000.co

 

 

ẤN ĐỘ: Hàng trăm nghìn người lũ lượt đến vùng Hi Mã Lạp Sơn của Ấn Độ để dự lễ hội Phật giáo hiếm có

Hàng trăm nghìn tu sĩ, tín đồ và du khách đã lũ lượt đến vùng Ladakh xa xôi của Ấn Độ để dự một lễ hội Phật giáo hiếm có, được những người khởi xướng mệnh danh là “Kumbh Mela (*) của Hi Mã Lạp Sơn”.

Các vũ công với trang phục bằng tơ sáng màu và mũ trùm đầu nổi bật trình diễn trống và sáo là một phần của lễ hội. Sự kiện này được tổ chức tại một ngôi làng miền núi để kỷ niệm 1,000 năm ngày sinh của Phật thánh Naropa. Vị thánh và là học giả Ấn Độ này đã lập nên một truyền thống phong phú của triết học Phật giáo vào thế kỷ thứ 11.

Được tổ chức chỉ một lần mỗi 12 năm, lễ hội Naropa thu hút số lượng lớn Phật tử, đặc biệt là những người từ chi phái Drukpa vốn được thực hành theo truyền thống tại Ladakh và Bhutan. 

(*) Kumbh Mela là cuộc hành hương chính đối với tín đồ Ấn Độ giáo, vốn có đông đảo tín đồ tập trung tại các con sông và đền thờ linh thiêng trong cảnh tượng thường xuyên hỗn loạn và trong nhiệt độ như thiêu đốt

 (AFP – September 19, 2016)

2016-09-03-007
Dòng người đi trên cầu dẫn đến Laksman Jhula trong lễ hội Phật giáo ‘Kumbh Mela của Hi Mã Lạp Sơn’
Photo: Gallo Images
 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2020(Xem: 6504)
Cuộc Triển lãm Kinh sách Phật giáo hai nghìn năm tuổi tại Thư viện Anh Quốc, khai trương vào ngày (25 tháng 10 – 23 tháng 02 năm 2020), sẽ khám phá nguồn gốc, triết lý và sự phù hợp đương đại của Phật giáo từ khi bắt đầu phía bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch để có hơn 500 triệu Phật tử trên khắp thế giới ngày nay.
01/08/2018(Xem: 12807)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
01/01/2018(Xem: 42387)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
20/04/2017(Xem: 7528)
Với tôi, tiếng Nhật là ngoại ngữ thứ 3 mà tôi phải học (sau tiếng Anh và tiếng Pháp) vào năm 1972 khi tôi mới đến Nhật. Lúc ấy hầu như tôi không biết một tiếng Nhật nào cả. Là một Tăng Sĩ của Phật Giáo Việt Nam, năm 1971 sau khi học xong Trung Học Đệ Nhị cấp tại Việt Nam, vì thích đi du học tại Nhật Bản nên tôi liền đến Tòa Đại Sứ của Nhật tại miền Nam Việt Nam để tìm hiểu và nộp đơn xin du học. Kết quả là vào ngày 22 tháng 2 năm 1972 tôi đã đến Nhật.
21/12/2015(Xem: 8356)
Mùa hạ năm Ất Mùi – 2015, khi đến dự hội nghị giảng sư của học viện, Thượng tọa tổng thư ký TW Giáo hội Phật Giáo Việt Nam giao cho chúng con nhiệm vụ liên lạc với ban tổ chức Diễn đàn Quốc Tế Sùng Thánh – 2015 để chuẩn bị cho phái đoàn của học viện tham dự diễn đàn. Từ hội nghị Hội đồng trị sự TW ở Sài Gòn, Thượng tọa tổng thư ký gọi điện về báo chốt danh sách thành viên phái đoàn để chính thức báo cho ban tổ chức diễn đàn làm thiệp thỉnh. Sau khi dự hội nghị Hội đồng trị sự trung ương trở về, Hòa thượng viện trưởng lại giao cho chúng con thêm một công việc lớn là xây dựng chương trình, liên lạc, bố trí sắp đặt để sau khi tham dự diễn đàn kết thúc, phái đoàn sẽ thực hiện chương trình tìm về tổ đình nơi Sơ tổ Thiền phái Tào Động Việt Nam đã cầu đạo và đắc pháp.
28/08/2010(Xem: 62810)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]