ĐÀI LOAN: Pho tượng Phật bằng pha lê cao 2 mét của nhà điêu khắc Đài Loan Loretta Yang
Đài Bắc, Đài Loan – Điêu khắc gia Phật tử Loretta Yang đã tạo tác một tượng Phật Nghìn Tay cao 2 mét bằng pha lê. Bà nói mình đã lấy cảm hứng từ một bức tranh 800 năm tuổi thuộc thời nhà Nguyên của Trung Hoa.
Pho tượng này cao gấp hai lần pho tượng mà bà đã chế tác vào năm 2006, vốn được công nhận là tượng Phật bằng pha lê cao nhất thế giới.
Bà Yang nói rằng pho tượng Phật mới của bà có vài chỗ nứt nhỏ và “kém hoàn hảo hơn”, nhưng nó làm thỏa nguyện ước của bà là gìn giữ bằng pha lê những hình ảnh đang phai mờ của Phật vốn được vẽ trên các vách của hang động Đôn Hoàng nổi tiếng ở miền tây Trung quốc.
Bà Yang là giám đốc mỹ thuật và là người đồng sáng lập công ty thủy tinh Liuli Gongfang. Bà đã tạo tác tượng Phật và những tác phẩm khác bằng thủy tinh theo các phong cách truyền thống và hiện đại. Các tác phẩm của bà hiện đang được triển lãm tại Đài Bắc.
(AP – October 22, 2012)
Một số tượng Phật do điêu khắc gia Loretta Yang tạo tác - Photos: jaxstumpes & AP
THÁI LAN: Xây tượng Phật tại Chùa Nongyai
Tối 20-1-2012, hàng trăm người bao gồm các vị lãnh đạo cộng đồng đã đến Chùa Nongyai ở Đông Pattaya để dự một buổi lễ tôn giáo đặc biệt.
Đây là dịp xây tượng Phật Maha Jakrapat mới, mà khi hoàn thành sẽ được tôn trí tại ngôi chùa nổi tiếng Doi Saket (tọa lạc tại ngoại ô thành phố Chiang Mai ở bắc Thái Lan).
Như một hành động để tỏ thiện ý, các học sinh tham quan đến từ thị trấn Doi Saket đã có phần vũ nhạc theo phong cách truyền thống Lanna để trình diễn cho tất cả những người tham dự sự kiện công đức này.
Đây là pho tượng ở tư thế ngồi, được dự định dành cho việc tôn vinh Đức Vua nhân sinh nhật thứ 85 của ông vào tháng 12 tới.
(pattayapeople.com – October 27, 2012)
Chư tăng và Phật tử tại lễ xây tượng Phật ở Chùa Nongyai -Photo: pattayapeople.com
ẤN ĐỘ: Odisha sẽ mở trung tâm nghiên cứu Phật giáo tiên tiến
Bhubaneswar, Ấn Độ - Chính quyền Odisha đã quyết định mở một trung tâm nghiên cứu Phật giáo tiên tiến được lên kế hoạch từ ngày 1-1-2013 để thu hút sinh viên từ Ấn Độ và các khu vực khác của châu Á.
Ngày 18-10-2012, Bộ trưởng Du lịch và Văn hóa Maheswar Mohanty nói, “Một trung tâm nghiên cứu Phật giáo tiên tiến sẽ được mở tại Langudi ở Quận Jajpur”. Ông cho biết các khóa học được cấp chứng chỉ, bằng tốt nghiệp và các khóa sau đại học và nghiên cứu sẽ được dạy theo các giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu sẽ tự hạch toán.
“Mục tiêu của việc mở một trung tâm như vậy là để thu hút sinh viên từ trong và ngoài nước,” Bí thư Bộ Du lịch và Văn hóa A K Tripathy nói.
Bộ trưởng M. Mohanty cũng cho biết một ‘Hội thảo Quốc tế về di sản Phật giáo của Odisha: đặt Odisha vào viễn cảnh toàn cầu’ sẽ được tổ chức tại Udaygiri trong 3 ngày, từ 1 đến 3-2-2013. Nhiều học giả nước ngoài và Ấn Độ được dự kiến sẽ tham gia hội thảo này.
(Mahabodhi – October 27, 2912)
NHẬT BẢN: Lễ rước kiệu Mikoshi theo truyền thống Phật giáo Shinto
Yokosuka, Honshu - Ngày 21-10-2012, thủy thủ từ Đội tàu thuyền Hoạt động của Thành phố Yokosuka (CFAY) và các thành viên cộng đồng địa phương đã bắt đầu từ trung tâm thành phố Yokosuka diễn hành xuống đường Clement. Đây là cuộc diễn hành Mikoshi thường niên lần thứ 36.
Họ khiêng một mikoshi – là một chiếc kiệu (theo Phật giáo Shinto của Nhật Bản) để rước một vị thần từ đền thờ chính đến đền thờ tạm thời trong một lễ hội, hoặc khi rước đến một đền thờ mới. Kiệu được khiêng đi trong các lễ hội và các ngày lễ của Nhật để đem lại may mắn cho cộng đồng địa phương.
Các đối tác CFAY cùng với nước chủ nhà đã tài trợ để ủng hộ lễ rước kiệu mikoshi CFAY, vốn có mang tên các đội quân và các tổ chức tại địa phương.
(Japanese Buddhism in the News – October 27, 2012)
Cuộc diễn hành Mikoshi tại Yokosuka - Photo: Joseph Schmitt
BANGLADESH: Xây dựng lại các Phật tự bị phá hủy
Nhà chức trách đã bắt đầu xây dựng lại chùa chiền bị các băng nhóm phá hủy tại chợ Cox và huyện Chittagong hồi tháng 9-2012.
Việc xây dựng đã khởi động theo lệnh Thủ tướng Sheikh Hasina, người đã bảo đảm rằng các ngôi chùa sẽ được tái xây dựng. Công việc sẽ được các kỹ sư quân đội thực hiện với chi phí ước tính 120 triệu taka.
Các quan chức nói rằng các vị lãnh đạo Phật giáo sẽ thông qua lần cuối cùng những mầu thiết kế mới để giữ được hình dạng nguyên bản của các chùa.
Sự tàn phá các ngôi làng Phật giáo ở tây nam Bangladesh vào ngày 29 và 30-9-2012 là vụ xung đột tôn giáo tồi tệ nhất trong lịch sử nước này, khiến hàng nghìn Phật tử phải di tản và hàng chục ngôi nhà bị phá hủy.
Thủ tướng S. Hasina đến thăm khu vực Ramu bị ảnh hưởng nặng nề nhất, sau đó đã nói với một phái đoàn lãnh đạo Phật giáo rằng chính phủ của bà sẽ không tha cho bất cứ ai có liên quan trong cuộc tấn công này.
(Mahabodhi IP – October 28, 2012)
Một ngôi chùa bị phá hủy tại Bangladesh - Photo: Haroon Habib
Cuộc Triển lãm Kinh sách Phật giáo hai nghìn năm tuổi tại Thư viện Anh Quốc, khai trương vào ngày (25 tháng 10 – 23 tháng 02 năm 2020), sẽ khám phá nguồn gốc, triết lý và sự phù hợp đương đại của Phật giáo từ khi bắt đầu phía bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch để có hơn 500 triệu Phật tử trên khắp thế giới ngày nay.
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa.
Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế.
Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh.
Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này.
Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp.
(bignewsnetwork – April 18, 2015)
Với tôi, tiếng Nhật là ngoại ngữ thứ 3 mà tôi phải học (sau tiếng Anh và tiếng Pháp) vào năm 1972 khi tôi mới đến Nhật. Lúc ấy hầu như tôi không biết một tiếng Nhật nào cả. Là một Tăng Sĩ của Phật Giáo Việt Nam, năm 1971 sau khi học xong Trung Học Đệ Nhị cấp tại Việt Nam, vì thích đi du học tại Nhật Bản nên tôi liền đến Tòa Đại Sứ của Nhật tại miền Nam Việt Nam để tìm hiểu và nộp đơn xin du học. Kết quả là vào ngày 22 tháng 2 năm 1972 tôi đã đến Nhật.
Mùa hạ năm Ất Mùi – 2015, khi đến dự hội nghị giảng sư của học viện, Thượng tọa tổng thư ký TW Giáo hội Phật Giáo Việt Nam giao cho chúng con nhiệm vụ liên lạc với ban tổ chức Diễn đàn Quốc Tế Sùng Thánh – 2015 để chuẩn bị cho phái đoàn của học viện tham dự diễn đàn.
Từ hội nghị Hội đồng trị sự TW ở Sài Gòn, Thượng tọa tổng thư ký gọi điện về báo chốt danh sách thành viên phái đoàn để chính thức báo cho ban tổ chức diễn đàn làm thiệp thỉnh.
Sau khi dự hội nghị Hội đồng trị sự trung ương trở về, Hòa thượng viện trưởng lại giao cho chúng con thêm một công việc lớn là xây dựng chương trình, liên lạc, bố trí sắp đặt để sau khi tham dự diễn đàn kết thúc, phái đoàn sẽ thực hiện chương trình tìm về tổ đình nơi Sơ tổ Thiền phái Tào Động Việt Nam đã cầu đạo và đắc pháp.
Quyển 6
• Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa)
• Ruộng Phước
• Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta
• MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu?
• Chuyện Cô Sirimā
• Móc Cho Con Mắt Đẹp
• Ngạ Quỷ Mình Trăn
• Cùng Một Nguyên Lý
• “Hớt” Phước Của Người Nghèo!
• Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19:
• MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại
• Bảy Thánh Sản
• Chuyện Kể Về Cõi Trời
• Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn
• Nhân Duyên Quá Khứ
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.