Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 52: Spinoza và Thượng đế; không gian và thời gian

14/01/202216:19(Xem: 1423)
Bài 52: Spinoza và Thượng đế; không gian và thời gian


buddha_127

Lý Tưởng của người Bồ-tát

The Bodhisattva Ideal

***

 

 

Chương VIII

 

Đức Phật và người bồ-tát - vĩnh cửu và thời gian

 

***

 

                        Bài 50 - Đức Phật và người bồ-tát - vĩnh cu và thời gian

                        Bài 51 - Con đường đúng đắn

                        Bài 52 - Spinoza và Thượng đế; không gian và thời gian 

                        Bài 53 - Nirmanakaya hay Thân xác sáng tạo

                        Bài 54 - Ngũ Phật và Sambhogakaya 

                        Bài 55 - Bản chất của Dharmakaya trong Kinh Hoa Sen

                        Bài 56 - Lãnh vực vô biên và khung cảnh tạm thời.

 

 

Bài 52

 

 

Spinoza và Thượng đế - không gian vả thời gian

 

 

            Spinoza, triết gia Hòa Lan thế kỷ XVII có nói như sau : "Thượng đế (God, Dieu, Chúa Trời) là một chất liệu vô tận mang các phẩm tính vô tận (câu này trích từ tập luận Ethics / Đạo đức học, 1677, Phần I, Chương 6), hơn nữa Spinoza còn nói thêm là chúng ta chỉ có thể biết được hai trong số các phẩm tính đó là không gian và thời gian. Là người Phật giáo, chúng ta nhìn vào hiện thực xuyên qua hai phương cách cảm nhận khác nhau liên quan đến hai yếu tố căn bản đó. Vì vậy chúng ta không sao tránh khỏi nêu lên một mô hình về hiện thực thuộc hai thể dạng khác nhau : hoặc không gian hoặc thời gian. Tất cả những gì mà chúng ta có thể làm được là chuyển từ thể dạng này sang thể dạng kia, không có một mô hình thứ ba nào có thể "kết hợp hài hòa" (recociliation / thỏa hiệp) giữa hai thứ ấy (bất cứ ai trong chúng ta cũng "hiểu" được không gian và thời gian là gì, đó là hai "kích thước" hay hai "yếu tố" gắn liền với hiện thực. Thế nhưng chưa có một ai "biết" được bản chất của không gian và thời gian là gì, kể cả các khoa học gia, triết gia,  các nhà toán học sử dụng các phương tiện đo đạt tinh xảo và hiện đại nhất. Nêu lên điều này có thể khiến một số độc giả ngạc nhiên, bởi vì đối với nhiều người không gian và thời gian là những gì thật hiển nhiên, gắn liền với từng tư duy, xúc cảm và từng động tác của một cá thể, kể cả sự chuyển động chung của toàn thể vũ trụ. Tóm lại không gian và thời gian thật sự là gì thì trí thông minh của con người chưa giải đáp được. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này qua tầm nhìn của Phật giáo trong phần ghi chú cuối sách). Dường như sự "kết hợp hài hòa" đó (giữa không gian và thời gian) chỉ có thể thực hiện được qua các cảm nhận trong lãnh vực tâm linh của chúng ta, một lãnh vực vượt xa hơn và cao hơn lãnh vực chi phối bởi các hình thức đối nghịch, và tất nhiên trong lãnh vực đó cũng phải có một sự đối nghịch thật sự nào đó. Qua cách nhìn trên đây thì sự đối nghịch nan giải hay sự khác biệt không thể thỏa hiệp (hàn gắn) được giữa hai mô hình hiện thực đó - một thuộc thể loại không gian và một thuộc thể loại thời gian - có thể được xem như là một công án (koan) [trong Thiền học] mà giải đáp (sự nắm bắt hay quán thấy) chỉ có thể thực hiện được bằng một sự bừng tỉnh mang tính cách trực giác.

 

            Khi tôi nêu lên thuật ngữ "vô tận" thì đấy là cách mà tôi muốn nói đến một hiện thực vượt lên trên kích thước thời gian, đúng hơn là một sự kéo dài bất tận của thời gian. Thế nhưng ngay cả ý nghĩa đó cũng có thể là một hình thức đánh lừa, bởi vì thuật ngữ "vượt lên trên" (transcendant / siêu việt, siêu nhiên) có thể khiến chúng ta tưởng tượng (hình dung) "thời gian" và "vô tận" như là những thứ gì đó hiện hữu bên trong không gian ("vượt lên trên" có nghĩa là phải có một cái gì đó "ở bên dưới", vì vậy nếu muốn "có trên" và "có dưới" thì phải nhờ vào yếu tố không gian. Chúng ta phải luôn ý thức ngôn từ chỉ là các quy ước và công thức dùng vào việc trao đổi sự hiểu biết, nhưng không phản ảnh được hiện thực một cách chính xác), và đấy là cách [mà tôi muốn] nói lên một cái gì đó "vượt thoát" ra khỏi thời gian và đồng thời cũng là cách xem thời gian như là một hình thức (hay thể dạng) không gian. Chúng ta luôn bị giới hạn bởi sự gò bó của ngôn từ là như vậy. Vì thế, không nên hiểu các cách diễn đạt [quy ước] trên đây một cách từ chương, mà chỉ nên nhìn vào tính cách gợi ý của những thứ ấy, chẳng hạn như nhờ vào [sự quán thấy trong phép] thiền định hay bằng bất cứ một phương tiện nào khác (chiêm nghiệm và suy tư về sự vận hành của các hiện tượng trong không gian và thời gian qua các khám phá hiện đại của Khoa học cũng có thể gợi lên với chúng ta một ý niệm nào đó về bản chất và cả sự vô tận của không gian và thời gian như là hai kích thước hay hai yếu tố của hiện thực). Ngay cả các khái niệm hoàn hảo nhất cũng không thể nói lên được hiện thực một cách thích đáng, vì vậy phải luôn tìm cách làm "bùng lên" một sự cảm nhận mang tính cách "trực giác", dù việc thiết lập các khái niệm có dễ dàng hơn cách mấy cũng vậy (các khái niệm tương đối dễ tạo ra và cũng có thể dễ hiểu cho nhiều người thế nhưng không thể mô tả hiện thực một cách chính xác và trung thực được, hiện thực chỉ có thể cảm nhận được nó qua những thoáng hiểu biết bùng lên thật sâu từ bên trong tâm thức mình. Dầu sao thì sự hiểu biết nội tâm này cũng rất khó tránh sự chủ quan, do vậy các "thoáng hiểu biết" mang tính cách trực giác vụt hiện lên với mình luôn phải được chứng nghiệm, suy nghĩ và đào sâu thêm trước khi có thể hòa nhập với nó như là một cấp bậc giác ngộ).

   

            Cũng vậy chúng ta thường hình dung Đức Phật như là một nhân vật lịch sử, điều ấy rất đúng và chính đáng, thế nhưng chỉ ở một cấp bậc nào đó mà thôi, kể cả trường hợp khi chúng ta cho rằng sự Giác ngộ của Đức Phật cũng là một sự kiện lịch sử (cách nhìn đó cũng chỉ đúng ở một cấp bậc nào đó mà thôi, bởi vì sự Giác ngộ cũng như sự hiện hữu của Đức Phật vượt ra khỏi "khung cảnh" hay "các "kích thước" không gian và cả thời gian). Vì vậy, khi chúng ta vẫn còn khẳng định thật rõ ràng và chính xác sự đạt được Giác ngộ của Đức Phật như một sự kiện mang kích thước thời gian (tức có nghĩa là một sự kiện lịch sử) thì đấy là một điều hoàn toàn sai lầm (cho đến ngày nay dường như sự Giác ngộ đó của Đức Phật vẫn còn bàng bạc trong những nơi sâu kín nhất trong mỗi con người của chúng ta, từ Đông sang Tây, và biết đâu cũng có thể là trong cùng khắp vũ trụ. Ý niệm đó có thể giúp chúng ta hình dung sự hiện hữu và sự Giác ngộ của Đức Phật vượt ra khỏi các kích thước trói buộc của không gian và thời gian để trở thành vô tận).

 

Đức Phật mang kích thước vô tận

 

            Dù rằng Đức Phật là một nhân vật lịch sử và từng hiện hữu trong khung cảnh thời gian, thế nhưng Phật tánh hiện hữu bên ngoài khái niệm thời gian, trong khung cảnh của vô tận. Thật ra chúng ta cũng có thể cho rằng Đức Phật hiện hữu cùng một lúc ở hai cấp bậc khác nhau: một mang tính cách thời gian với tư cách là một con người, và một mang tích cách vô tận với tư cách là hiện thực [tối hậu] (tức là sự thật tuyệt đối của thế giới và vũ trụ và cũng có nghĩa là Dharma). Hơn nữa, ngoài hai cấp bậc đó, chúng ta cũng có thể hình dung Đức Phật hiện hữu ở một cấp bậc trung gian, chẳng hạn như lãnh vực mang tính cách khuôn mẫu (archetypal / lý tưởng, quy ước và công thức, đôi khi mang ít nhiều tính cách đại chúng).   

 

Trikaya hay tam thân của Đức Phật

           

            Những gì trên đây đưa đến một khái niệm gọi là Trikaya trong giáo lý Phật giáo, tức là là giáo lý nêu lên "ba thể dạng thân thể của Đức Phật" (kinh sách Hán ngữ gọi là "Tam Thân"), Một số học giả [Phật giáo] uyên bác thường xem trọng giáo lý này. Thật vậy Trikaya là nền tảng tư tuởng chủ yếu nhất đối với phép tu tập của Đại thừa nói chung, thế nhưng lại thường bị hiểu sai. Trikaya nghĩa từ chương là "ba thân thể" ("tri" là ba, "kaya" là thân thể hay thân xác, tức là ba nhân dạng hay ba thể dạng hiện hữu khác nhau của Đức Phật), nhưng cũng có thể hiểu là "ba cá thể" (personalities) hay "ba cá tính" (individualities / thể tính) khác nhau của Đức Phật. Thế nhưng giáo lý đó không hề có ý nêu lên ba thể loại thân thể [của Đức Phật], lại càng không phải là cách dùng để chỉ định ba vị Phật khác nhau. Giáo lý đó thật ra là để nêu lên sự vận hành theo ba cấp bậc khác nhau của Đức Phật hay Bản-thể-của-Phật. Theo sự giải thích thường thấy thì Trikaya / Tam Thân gồm có Dharmakaya / Thân đạo pháp (Dharma có nghĩa là Đạo Pháp hay Giáo lý hay Giáo huấn của Đức Phật), được so sánh với một bầu trời xanh biếc, thật tinh khiết, không một bóng mây; tiếp theo đó là Sambhogakaya / Báo thân (còn gọi là Thụ dụng thân, chữ sambhoga có nghĩa là "cùng ăn uống với" hay "cùng sinh sống với...",  tóm lại sambhogakaya là thân xác hình tướng, tức là thể dạng con người của Đức Phật) được biểu trưng bởi một áng mây hiện ra giữa bầu trời xanh biếc nói đến trên đây, đồng thời áng mây sambhogakaya đó cũng được bao quanh bởi các cầu vồng (các vầng hào quang đủ màu); sau hết là Nirmanakaya / Ứng thân hay Ứng hóa thân (tức là Thân biến hóa, chữ mana là tâm thần hay tâm thức, từ ghép nirmana có nghĩa là biến hóa), biểu trưng bởi một cơn mưa rót xuống từ đám mây sambhogakaya (xin lưu ý cách gọi và cách định nghĩa về "ba thân" trên đây là theo Đại thừa, bởi vì Phật giáo Theravada và một học phái xưa là Sarvastivadin giải thích về "ba thân" với đôi chút khác biệt về cả tên gọi cũng như ý nghĩa. Có thể đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến đưa đến sự hiểu sai và lầm lẫn về khái niệm trikaya / Tam thân. Khác hơn với Phật giáo Theravada và học phái xưa Sarvastivadin, giáo lý "ba thân" đặc biệt được chú trọng nhiều hơn trong phép tu tập của Đại thừa. Chẳng hạn như khái niệm về Thân biến hoá (Nirmanakaya / Ứng thân / Ứng hóa thân) đưa đến sự hình thành của vô số các vị bồ-tát, các vị thần linh, kể cả các vị Phật khác, cũng như các hình thức thiêng liêng dưới mọi thể dạng). Ngoài ra trong Kim cương thừa khái niệm "ba thân" cũng được biểu trưng bởi ba hình ảnh của chính Đức Phật, các hình ảnh này được chồng lên nhau từ trên xuống dưới. Ở vị thế trên hết là Dharmakaya (Thân đạo pháp) là hình ảnh của một vị Phật hoàn toàn không mặc quần áo, thường được vây quanh bởi các vị thần linh, tuy nhiên đôi khi cũng được biểu trưng một cách đơn độc. Sau đó là Sambhogakaya (Thân hình tướng) là một vị Phật ăn mặc thật trang trọng, đội mão và mang thật nhiều trang sức. Sau hết làNirmakaya (Thân biến hoá / Ứng hoá thân) biểu trưng cho chính vị Phật [lịch sử] Shakyamuni (Thích-ca Mâu-ni), đầu cạo trọc, tay cầm gây và chiếc bình bát của người khất thực, quần áo thì gồm những mảnh vải vụn khâu đùm với nhau.      

 

 

                                                                                    Bures-Sur-Yvette, 06.01.22

                                                                                     Hoang Phong chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2022(Xem: 2157)
Thế Chí Đại sĩ, bình báu lung linh Thâu nhiếp niệm Phật thệ nguyện rộng thênh Biển cả bao la, hầu cận Di Đà Trừ mê cứu khổ thoát khỏi Ta Bà Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát (3 lần).
15/07/2022(Xem: 3401)
Gần đây nhờ theo dõi thường xuyên các khoá An Cư Kiết Đông của Phật Giáo Đại thừa thường kiết giới bắt đầu từ rằm tháng tư và giải chế tự tứ vào rằm tháng 7 và một trong các thời khoá có nghi thức lạy Ngũ bách Danh Quan Thế Âm hoặc lạy mỗi chữ một lạy trong kinh Pháp Hoa mà cuối câu đều là Quán thế Âm thí dụ :
13/06/2022(Xem: 4695)
Lễ An Vị Bồ Tát Quan Âm Tam Diện Lộ Thiên tại A Di Đà Land, Taralga, NSW, Úc Châu (11/6/2022) MC: Phật tử Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên -Phật tử tề tựu -Cung thỉnh Chư Tôn Đức quang lâm -Giới thiệu chương trình, chư tôn đức và quý quan khách tham dự -Lời chào mừng của Đạo hữu Tony Thạch Quân Thật, pd: An Hậu -Lời đạo từ của Thượng Tọa chứng minh -Lễ tụng kinh sái tịnh an vị (TT Nguyên Tạng & NS Như Như) -Tặng quà và phát bằng tán dương công đức đến quý Phật tử đóng góp công quả cho A Di Đà land trong thời gian qua -Chụp hình lưu niệm -Thọ trai và hoàn mãn
16/04/2022(Xem: 3380)
Phật Mẫu Chuẩn Đề ngự trên đài sen Vầng hào quang ánh tỏa ra rực rỡ Phật, Pháp,Tuệ nhãn chiếu soi cứu độ Chúng sanh khỏi kiếp khổ nạn đau thương
23/03/2022(Xem: 3008)
Kính lạy Đức Bồ Tát biểu tượng cho đại hạnh thực tiễn Hình thành nội hàm tín ngưỡng tinh thần BI, TRÍ, NGUYỆN, HẠNH của Phật giáo Bắc Tông (1) Điểm đặc sắc ...Đại thừa tâm lượng rộng lớn !
20/03/2022(Xem: 2688)
Tâm Đại từ bi. Từ là năng lực đem lại an vui cho chúng sanh; Bi là năng lực dứt trừ khổ đau cho mọi loài. Từ bi có sức mạnh thể chất và tâm linh để dõng mãnh làm lợi lạc cho đời, như vậy trong từ bi đã bao hàm Trí tuệ và Hùng lực mới đủ uy đức nhiếp chúng độ sanh. Tâm Đại từ bi là tâm của bậc đã thành tựu đạo nghiệp. Nay phàm phu chúng con nghiệp dày phước mỏng nhưng cũng nguyện thực tập theo hạnh Từ bi của Bồ Tát. Nguyện cho tâm chúng con mỗi ngày một bớt giận ghét người, không sân si với hoàn cảnh mình đang sống và biết ơn với những gì mình đang có. Nguyện đem tất cả khả năng của mình để cống hiến niềm vui cho đời, giúp người bớt khổ. Nhờ vậy mà tâm chúng con ngày càng tỏa sáng tình thương yêu, hiểu biết để thể nhập vào nguồn sống dạt dào Từ Bi Hỷ Xả của chư Phật, chư Bồ Tát.
19/03/2022(Xem: 2527)
Bồ Tát có gốc là Bodhisattva. Từ Bodhi có nghĩa là " giác ngộ.", sattva có nghĩa là "chúng sanh". Bodhisattva được dịch là chúng sanh giác ngộ hoặc người giác ngộ. Sau khi đạt được giác ngộ, bằng từ bi và trí tuệ, vị Bồ Tát giúp mình và người khác vượt qua biển khổ đến bờ an lạc. An lạc chính là Niết Bàn. Trong cuộc sống hàng ngày, các vị Bồ Tát luôn có mặt quanh ta, gồm Bồ Tát xuất gia và Bồ Tát tại gia. Đó là những người bằng trí tuệ, công sức giúp mọi người bớt khổ đau trong thân và tâm. Bồ Tát làm được điều đó bởi trong tâm của Bồ Tát tồn tại một năng lượng gọi là Tâm Bồ Đề. Khi quy y Tam Bảo, ai cũng muốn có Tâm Bồ Đề. Để đạt được Tâm Bồ Đề của một vị Bồ Tát, người tu phải tự hỏi: Mình an lạc không? Mình sống chan hòa với những người xung quanh không? Người tu phải hiểu rõ cái tính Không trong cuộc sống. Hoa cũng là đất và đất cũng là hoa. Bởi khi ngộ được “Ngũ uẩn giai không” thì mới “ độ nhất thiết khổ ách” tức là vượt qua mọi khổ đau đến được bờ Niết Bàn.
01/11/2021(Xem: 5442)
Kính mừng Lễ Vía Đức Phật Dược Sư Đản Sinh 30/9 Nhân ngày lễ Đức Đông Phương Giáo Chủ cùng tìm hiểu niềm tin đối với Ngài và sự mầu nhiệm linh ứng đến với mỗi Phật Tử .... Cách đây 25 năm, lần đầu tiên sự linh ứng của Phật Dược Sư đã đến với tôi một cách bất ngờ mà sau này khi học Phật tôi mới hiểu là mình có được túc duyên mới có được một phương thuốc nhiệm mầu về tâm linh do Ngài ban tặng qua câu thần chú linh ứng như sau mà lúc ấy chưa có YouTube để nghe như bây giờ .... Thần chú Dược Sư là một trong những câu thần chú được trì tụng nhiều nhất bởi công năng bất khả tư nghì mà nó đem lại cho hành giả khi trì tụng. Không chỉ có năng lực chữa lành bệnh tự thân hành giả mà còn có công năng chữa bệnh cho người khác. Quan trọng hơn là khả năng tịnh hoá những nghiệp bất thiện trong
22/10/2021(Xem: 2800)
Kính mừng Lễ Vía Quán Thế Âm 19/9 Kính dâng Thầy bài thơ nhân ngày Lễ Vía Quán Thế Âm 19/9 âm lịch ( 24/10/2021) .Kính chúc sức khỏe Thầy Kính ngưỡng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ... Một lần nữa, sự nhiệm mầu đã đến ! Melbourne vừa gỡ bỏ lockdown hai ngày Lễ vía Bồ Tát 19/9 sẽ cử hành ... hoan hỷ thay ! Mừng Ngài đã lắng nghe, giải cứu giúp thoát Khổ ! Sự là lòng từ bi nhân ái vị tha ...Bồ Tát Độ Lý thì chúng con tự cứu độ bản thân Bao dung, không tham đắm ái nhiễm bụi trần Bố thí, yêu thương người .. luôn giữ tâm ý sạch ! Kính nguyện : ... học ý nghĩa tên Ngài để làm tròn trọng trách, Người Phật Tử phải thể hiện được Từ Bi Nhẫn nhịn trước mọi nghịch duyên chớ khóc than chi Hiểu rõ hơn, lắng nghe hơn ... giải tỏa uẩn khúc ! Ngày Lễ Vía Quan Âm Xuất Gia 19/9 .. nguyện hứa biết tri túc ! Huệ Hương Melbourne 24/10/2021
06/09/2021(Xem: 3725)
Địa ngục là một khái niệm thuộc thế giới quan, nhằm mục đích trừng ác, răn dè hành vi của con người trong thế giới thực tại. Quan niệm về địa ngục được hình thành trên cơ sở thuyết luân hồi, luật nhân quả, thuyết báo ứng. Từ tư tưởng triết học, địa ngục được chuyển hóa thành nhiều loại hình nghệ thuật tôn giáo khác nhau, từ các dịch phẩm, khoa nghi, thơ phú, cho đến nghệ thuật tôn giáo, hội họa, bích họa, điêu khắc, phù điêu, đồ họa. Sự ảnh hưởng của kinh tạng Bắc truyền và nền nghệ thuật Phật giáo Đông Á là điều ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy. Từ triều đại Lê Thánh Tông (1442-1496) có bài “Thập giới cô hồn quốc ngữ văn”, trong có đề cập đến thiên đường, địa ngục, Phong Đô, cảnh đói khát dưới chốn âm ty. Bài này dùng để răn dè 10 loại người gồm: thiền tăng, đạo sĩ, quan lại, Nho sĩ, thầy địa lý, thầy thuốc, tướng quân, hoa nương, thương nhân, đãng tử. Như vậy có thể hiểu được rằng dẫn có những tham khảo nhất định về địa ngục của Phật giáo. Bài này là để cúng xá tội vong li
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567