Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niềm Tin Trọn Vẹn Nơi Đức Bồ Tát Đại Trí Văn Thù

20/05/202313:31(Xem: 3470)
Niềm Tin Trọn Vẹn Nơi Đức Bồ Tát Đại Trí Văn Thù

van thu su loi

NIỀM TIN TRỌN VẸN

NƠI ĐỨC ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI.

Kính dâng Thầy bài viết về Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát với tất cả tâm huyết vì nơi con Ngài và Đức Phật là một . Nhân ngày lễ vía của ngài vào mùng 4 tháng tư âm lịch vào sáng thứ hai này, con kính gửi Thầy xem giùm con. Kính tri ân vị Thầy con kính quý, HH




Nam Mô Ngũ Trí Nghiêm Thân Đại Trí Văn Thù Bồ Tát.

Kính lạy Đức Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi,

Gần 15 năm qua không hiểu sao con rất thích thú mỗi khi thọ trì những bộ kinh đại thừa như Lăng Nghiêm, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Đại Bảo Tích, Duy Ma Cật, và tự nhiên tín tâm con về Đức Phật và Ngài càng dâng cao và phát triển hơn, và điều lạ nhất mãi đến vài tháng gần đây khi có dịp học lại Kinh BỒ TÁT ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI NÓI VỀ CẢNH GIỚI BẤT TƯ NGHÌ CỦA PHẬT do Đường Thiên Trúc Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chí (Hán dịch) và HT Thích Chánh Lạc ( Việt dịch) Chứng nghĩa: Tỳ kheo Thích Đổng Minh được upload trên trang nhà Quảng Đức từ tháng 12 năm 2012, lại một lần nữa trong con niềm vui mừng phát khởi chưa từng có, khiến con càng tin rằng Ngài đang ngự trị đâu đó ngay trong cảnh giới mà chúng con đang sống.

Hôm nay nhân vía lễ Ngài mùng 4 âm lịch tháng tư mỗi năm trước lễ Đức Phật Đản Sinh, con kính mượn bức tâm thư này hầu tỏ bày và xác quyết rằng niềm tin của con đối với Ngài mãi mãi trọn vẹn và càng ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết về sự huyền nhiệm và vi diệu về sự hiện hữu của Ngài .

Kính bạch Ngài,

Bản thân con từ khi nghiên cứu và học hỏi về Phật Giáo, từ lâu con vẫn biết Phật giáo Nam Tông không tin giống như Phật giáo Bắc Tông khi nói về các vị Bồ tát, (Vì Phật giáo Bắc tông cho rằng các vị Bồ tát cũng là người trợ lực cùng với chư Phật để độ sanh, mỗi vị đều có những công hạnh đặc biệt. Vì vậy, nên các chùa của Phật giáo Bắc tông đều tôn thờ nhiều vị Phật và nhiều vị Bồ tát.) trong khi đó hiển nhiên trong kinh Nguyên thủy không nói đến chư thần, chư Bồ tát và thần chú.

Khi đề cập đến chư Phật quá khứ, Phật giáo Nguyên thủy chỉ công nhận có Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Hàm và Phật Ca Diếp và hiện tại có Đức Phật Thích Ca, tương lai có Đức Phật Di Lặc ra đời.

Nhưng từ khi được đi hành hương Tứ Đại Danh Sơn vào năm 2012, đến khi được tự mình chiêm nghiệm và thừa hưởng phép mầu đầy uy lực của Ngài tại Ngũ Đài Sơn trong con niềm tin đã dâng cao tột, sau đó khi về lại Úc Châu con đã bỏ ra rất nhiều thì giờ để tìm hiểu thật nhiều qua các bộ kinh và cuối cùng con có được kết luận từ các chư Tôn Đức mà con hằng ngưỡng mộ rằng ; “ Bồ tát Văn Thù Sư Lợi là nhân vật tiêu biểu cho trí tuệ, hoàn toàn vô hình, không phải người thật. Tuy nhiên Bồ Tát Văn Thù đã xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật,… như là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca, khi thì chính thức thay mặt Đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, có lúc lại đóng vai tuồng làm người điều hành chương trình để giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của Đức Bổn Sư”

Con cũng đã học thêm rằng: “Vì vai trò đặc biệt quan trọng đó mà Bồ Tát Văn Thù đã được tôn xưng là vị Pháp Vương Tử, và hình ảnh của Ngài không những đã rất quen thuộc, gần gũi với quần chúng Phật tử theo truyền thống Đại thừa cổ điển từ Ấn Độ đến Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản, Tây Tạng, Việt Nam,… trong suốt gần hai thiên niên kỷ qua mà ngay cả với những truyền thống Đại thừa hiện đại của Tây phương. Phật tử Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Đại Lợi,… ngày nay hoặc tụng niệm danh hiệu của Ngài hoặc dùng hình ảnh của Ngài như là một đối tượng quán chiếu, xem đó như là một trong những phương pháp hành trì tu tập hiệu quả nhất nhằm đạt đến tuệ giác.”

Nói cách khác, Bồ Tát Văn Thù chính là trí tuệ của Đức Thích Tôn. Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình ảnh Bồ tát Văn Thù được dùng để nói lên Thật trí của Đức Phật toàn thiện, toàn bích, của bậc toàn giác, bậc Chánh Biến Tri.

Hơn thế nữa chúng con cũng được biết Đức Văn Thù Bồ Tát không phân biệt là nam hay nữ, vì Ngài đã trải qua hằng sa kiếp để thành Phật rồi. Trong con điều quan trọng nhất là Ngài Văn Thù Bồ Tát là vị Phật dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, độ trì cho tất cả mọi người không phân biệt giới tính.

Con kính trích đoạn phần đầu quyển thượng của Kinh “Bồ Tát Đại Trí Văn Thù nói về Cảnh Giới Bất Tư Nghì của Phật” đã chỉ rõ những điều làm con càng tin tưởng nơi Ngài khi con đã học giáo lý căn bản kỹ càng hơn và thâm nhập nhiều hơn những năm trước hầu làm tin đến mọi người, những đạo hữu thân quen thấy được thế nào về sự vui mừng của con.

Tôi nghe như vầy :
Một thời Đức Phật ở tại vườn ông Cấp Cô Độc, rừng cây ông Kỳ Đà, nước Xá Vệ, cùng với chúng đại Tỳ kheo là một ngàn vị và Bồ tát là mười ngàn vị, lại có chư Thiên tử của Dục giới, chư Thiên tử của Sắc giới và Thiên tử của trời Tịnh Cư, cùng với quyến thuộc của họ nhiều vô lượng trăm ngàn đang bao quanh để cúng dường cung kính, nghe Phật nói pháp.

Bấy giờ Đức Phật bảo Bồ tát Văn Thù Sư Lợi:
- Này đồng tử! Ngươi có biện tài, khéo có thể khai diễn. Nay ngươi nên vì đại chúng Bồ tát tuyên dương diệu pháp.
Bấy giờ Bồ tát Văn Thù Sư Lợi bạch Đức Phật:
-Thưa Thế Tôn! Nay Phật bảo con nói những pháp gì?
Đức Phật nói:
- Này đồng tử! Nay ngươi nên nói rõ về cảnh giới của chư Phật.
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi thưa:
- Bạch Thế Tôn! Cảnh giới của Phật chẳng phải cảnh giới của mắt, chẳng phải cảnh giới của sắc, chẳng phải cảnh giới của lỗ tai, chẳng phải cảnh giới của tiếng, chẳng phải cảnh giới của lỗ mũi, chẳng phải cảnh giới của hương, chẳng phải cảnh giới của lưỡi, chẳng phải cảnh giới của thân, chẳng phải cảnh giới của xúc, chẳng phải cảnh giới của ý, chẳng phải cảnh giới của pháp. Không có các cảnh giới sai biệt như vậy, đó mới chính là cảnh giới của chư Phật.
Bạch Thế Tôn! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn có ý muốn ngộ nhập vào cảnh giới của Phật thì không thể ngộ nhập được, nhưng phải nhờ phương tiện mới có thể ngộ nhập.

Bấy giờ Bồ tát Văn Thù Sư Lợi bạch Đức Phật:
- Bạch Thế Tôn! Đức Như Lai có bao nhiêu cảnh giới mà được thành Bồ đề?
Đức Phật dạy:
- Này đồng tử! Ta ở nơi cảnh giới Không mà được Bồ đề, vì các kiến bình đẳng vậy. Cảnh giới Vô tướng mà được Bồ đề, vì các tướng bình đẳng vậy. Cảnh giới Vô nguyện mà được Bồ đề, vì ba cõi bình đẳng vậy. Cảnh giới Vô tác mà được Bồ đề, vì các hành bình đẳng vậy.
Khi ấy Bồ tát Văn Thù Sư Lợi lại bạch Đức Phật :
- Bạch Thế Tôn! Vô vi là cảnh giới gì?
Đức Phật dạy:
- Này đồng tử! Vô vi là cảnh giới không nghĩ lường được.
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi thưa:
- Bạch Thế Tôn! Cảnh giới không nghĩ lường được là cảnh giới của Phật. Vì sao vậy? Vì trong cảnh giới không nghĩ không lường thì không có văn tự. Vì không có văn tự nên không có biện thuyết. Vì không có biện thuyết nên dứt bặt các ngôn luận. Vì dứt bặt ngôn luận nên đó là cảnh giới Phật.
Bấy giờ Đức Thế Tôn hỏi Bồ tát Văn Thù Sư Lợi rằng:
- Này đồng tử! Phải cầu cảnh giới chư Phật ở đâu?
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi thưa:
- Bạch Thế Tôn! Cảnh giới của chư Phật phải cầu ở trong phiền não của tất cả các chúng sanh. Vì sao vậy? Nếu chơn chánh hiểu rõ phiền não của chúng sanh, đó chính là cảnh giới của Phật vậy. Sự chánh hiểu rõ phiền não của chúng sanh này là cảnh giới của Phật, đó chẳng phải là chỗ sở hành của tất cả Thanh văn, Bích Chi Phật vậy.
Bấy giờ Đức Thế Tôn lại nói với Bồ tát
Văn Thù Sư Lợi:
- Này đồng tử! Nếu cảnh giới của Phật phải cầu ngay trong phiền não của tất cả chúng sanh, vậy cảnh giới của chư Phật có đến có đi chăng?
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi thưa:
- Chẳng phải vậy, thưa Thế Tôn. Cảnh giới của chư Phật không đến không đi.
Đức Phật nói:
- Này đồng tử! Nếu cảnh giới của chư Phật không đến không đi, vậy tại sao nói: “Nếu chơn chánh hiểu rõ phiền não của chúng sanh thì đó chính là cảnh giới của Phật”
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi thưa:
- Bạch Thế Tôn, giống như cảnh giới của chư Phật không có đến không có đi, tự tánh của các phiền não lại cũng lại như vậy, không có đến không có đi.
Đức Phật bảo:
- Nầy đồng tử! Sao gọi là tự tánh của các phiền não?
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi thưa:
- Bạch Đức Thế Tôn, tự tánh cảnh giới của Phật chính là tự tánh của các phiền não. Bạch Thế Tôn! Nếu tự tánh cảnh giới của Phật khác với tự tánh của các phiền não thì Đức Như Lai chẳng phải bình đẳng chánh giác. Vì không khác cho nên đối với tất cả pháp bình đẳng chánh giác mới gọi là Như Lai.
Bấy giờ Đức Thế Tôn lại nói với Bồ tát Văn Thù Sư Lợi:
- Này đồng tử ! ngươi có thể hiểu rõ pháp sở trụ bình đẳng của Như Lai chăng?
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi thưa:
- Bạch Thế Tôn, con đã hiểu rõ.
Đức Phật nói:
- Này đồng tử! Sao gọi là pháp sở trụ bình đẳng của Như Lai?
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi thưa:
- Bạch Thế Tôn! Sao gọi chỗ khởi lên tham sân si của tất cả phàm phu chính là pháp sở trụ bình đẳng của Như Lai?
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi thưa:
- Bạch Thế Tôn, tất cả phàm phu đối với trong pháp Không, Vô tướng, Vô nguyện, khởi lên tham sân si, cho nen chỗ khởi lên tham sân si của tất cả phàm phu chính là pháp sở trụ bình đẳng của Như Lai.
Đức Phật bảo:
- Này đồng tử! Với cái không, há lại có pháp mà nói ở trong đó có tham sân si sao?
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi thưa:
- Bạch Thế Tôn, không là có nên tham sân si cũng là có.
Đức Phật nói:
- Này đồng tử! Tại sao không là có? Lại vì sao tham sân si là có?
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi thưa:
- Bạch Thế Tôn! Không, vì dùng lời nói (diễn đạt) cho nên có; tham sân si cũng vì dùng lời nói diễn đạt cho nên có. Như Đức Phật nói với Tỳ kheo: “ Hữu không sanh, không khởi, vô tác, vô vi, chẳng phải các pháp hành ấy, chẳng phải chẳng có. Nếu là không có thì nó phải đối với pháp sanh khởi, tác vi các hành, thì lẽ đáng phải không xuất ly. Vì có cho nên nói là không xuất ly vậy”. Điều này cũng vậy, nếu không có không, thì đối với tham sân si không có sự xuất ly được. Vì có không cho nên nói lìa tham ... các phiền não.
Đức Phật nói:
- Này đồng tử! Như vậy, như vậy! Như điều ngươi nói, tham sân si ... tất cả phiền não, chẳng có cái nào mà chẳng ở trong cái không.
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi lại bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Nếu người tu hành xa lìa tham sân si ... mà cầu nơi không, nên biết người đó chưa khéo tu hành, không thể gọi là người tu hành được. Vì sao vậy? Vì tham sân si ... tất cả phiền não tức là không vậy.

Chỉ bao nhiêu đây thôi cũng đã làm con liên tưởng đến tất cả kinh điển trong Phật Giáo Nguyên Thuỷ về Vô tác, Vô nguyện, Vô cầu, về Triền cái, Kiết sử hay nguyên nhân của Khổ đến từ tham ái v.v…

Như đã nói ở trên từ khi con được hành hương nơi Ngũ Đài Sơn (trụ tích của Bồ Tát Văn Thù ) và tìm đọc lại những những truyền thuyết về Ngài nơi đây, thì một câu chuyện khá đặc biệt được kể lại về cách diễn tả hình tượng Ngài tại Ngũ Đài Sơn sao cho thật giống như thật đã làm con nhớ mãi đến bây giờ, kính xin ghi lại như sau:

(Ngũ Đài Sơn thuộc địa phận tỉnh Sơn Tây, sở dĩ đưọc gọi là Ngũ Đài vì có năm ngọn núi cao quây quần lại với nhau là Đông đài, Tây đài, Nam đài, Bắc đài và Trung ương đài, phong cảnh rất thanh tú với hồ nước lung linh, những dòng sông trong veo uốn khúc, và những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú như những bức tranh thủy mặc, nên từ lâu được coi là chốn bồng lai tiên cảnh, trú xứ của những vị Tiên theo truyền thuyết Trung Hoa.)

Sở dĩ Ngũ Đài Sơn được xem là nơi trụ tích của Bồ Tát Văn Thù vì kinh Hoa Nghiêm có nói rằng: Ngài Văn Thù Bồ Tát trụ ở núi Thanh Lương phía Đông Bắc và hiện đang thuyết pháp cho chư Bồ Tát nghe.
Núi Thanh Lưong sau này được ám chỉ là núi Ngũ Đài, cũng như rất nhiều truyền thuyết cũng như kinh sách còn lưu truyền lại nói rằng Bồ Tát Văn Thù đã nhiều lần hoá hiện ra tại Ngũ Đài Sơn cho những ai có tâm thành hành hương đến đây để tìm cầu Ngài.

Và trong con điều này đã chứng minh hùng hồn rằng tuy Đạo Phật lấy con người làm gốc, không chủ trương tôn sùng thần linh tuyệt đối nhưng về tín ngưỡng của quần chúng đa dạng, không thể hoàn toàn giống nhau, và tất nhiên nhu cầu khác nhau.

Chuyện kể rằng.....
Một nhà sư người Nhật Bản, Viên Nhân (Ennin), cũng đã hành hương đến Ngũ Đài Sơn vào năm 840. Ông đã lưu lại đây hơn hai tháng và trong nhật ký đã ghi lại những điều chứng kiến được tại Ngũ Đài Sơn như sau: “Vào khoảng đầu hôm, chúng tôi, một nhóm tăng chúng khoảng mười người đột nhiên trông thấy trên bầu trời hướng đông của thung lủng xuất hiện một cây đèn thần, ánh sáng ban đầu chỉ nhỏ cỡ chừng bằng một cái bình bát nhưng sau đó lớn dần lên bằng cả cái nhà. Chúng tôi quả thật là hoàn toàn rúng động trước cảnh tượng này, vội vã quỳ xuống đãnh lễ và niệm lớn danh hiệu Bồ Tát Văn Thù. Rồi thì một cây đèn khác lại hiện ra gần chúng tôi hơn, thoạt tiên cỡ bằng một chiếc nón rơm và rồi cứ tiếp tục lớn dần lên. Hai ngọn đèn này nhìn từ xa, cách nhau khoảng chừng 100 bộ, tỏa ánh sáng rất rực rỡ cho đến khoảng nửa đêm thì tàn lụi dần và biến mất.”

Trong cuốn hồi ký này, Sư Viên Nhân cũng mô tả lại những kiến trúc, đền đài, những nơi thờ phượng ở trên Ngũ Đài Sơn, kể cả bức tượng Bồ Tát Văn Thù rất nổi tiếng tại chùa Hoa Nghiêm:“Bức tượng Bồ Tát cưỡi trên mình con sư tử lớn bằng cả một ngôi nhà năm gian. Con sư tử trông thật siêu nhiên, vĩ đại và sống động cứ như là thực. Ta có cảm tưởng như là nó đang đi và thở hơi khói ra ở miệng. Chúng tôi nhìn nó một hồi và càng nhìn càng thấy nó như đang di chuyển.”

Theo lời vị Sư trú trì kể lại cùng Sư Viên Chân thì bức tượng này đã phải đúc đến lần thứ bảy mới hoàn thành, tất cả những lần trước, lần nào cũng bị hư bể cả. Nghĩ rằng chắc có chuyện gì không đúng, có thể đã mạo phạm đến Bồ Tát, nhà điêu khắc chủ trì việc đúc tượng thành tâm khấn nguyện cùng Bồ Tát Văn Thù xin Ngài hiện ra chỉ cho ông hình ảnh trung thực nhất mà Bồ Tát muốn miêu tả về mình.
Câu chuyện đúc tượng này đã được Sư Viên Chân tóm tắt như sau: “Sau khi cầu nguyện, nhà điêu khắc mở mắt ra và vô cùng kinh ngạc khi thấy Bồ Tát Văn Thù cỡi trên mình con sư tử màu vàng xuất hiện trước mắt. Một khoảnh khắc sau đó, Bồ Tát bay lên đám mây ngũ sắc và mất hút dần vào khoảng không. Nhà điêu khắc vô cùng vui mừng và cảm kích khi được trông thấy hình ảnh thực sự của Bồ tát nhưng đồng thời ông cũng không cầm được nước mắt vì hối hận khi đã diễn tả sai lầm về Bồ Tát từ trước đến nay.

Lời kết :

Có thể nói như HT Thích Trí Quảng rằng: “ Phật giáo Việt Nam rất may mắn, vừa tiếp thu được những nền văn minh của Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, lại đón nhận thêm nền văn minh Trung Hoa. Và chính bậc Đại Thiền sư lỗi lạc là Ngài Vạn Hạnh đã vận dụng được năm nền văn minh này vào việc hoằng hóa lợi sinh ở đất nước Việt Nam nhỏ bé, tạo thành sức mạnh siêu quần cho đất nước chúng ta nói chung và làm nên thời kỳ vàng son cho Phật giáo Lý Trần nói riêng” và HT nói thêm “ Tôi phát hiện rằng Phật giáo Nguyên thủy là gốc, không thể bỏ được, nhưng phải phát triển thành Phật giáo Đại thừa; vì nếu chúng ta giữ nguyên cái gốc Nguyên thủy, không phát triển thì Phật giáo không thể nào tồn tại được, sẽ bị mai một theo thời gian.

Thật vậy riêng bản thân con đoạn cuối quyển hạ của Kinh Bồ tát Đại trí văn Thù Sư Lợi nói về cảnh giới bất tư nghì đã bao gồm toàn bộ giáo lý căn bản của Phật mà con nhờ đó đã ôn nhuần lại rất hữu ích.

Kính xin trích đoạn tiếp:

“Bấy giờ Thiên tử Thiện Thắng bạch Bồ tát Văn Thù Sư Lợi rằng:
- Thưa Đại sĩ! Nay đại chúng này đều đã đến tập hội, mong Ngài sử dụng biện tài để khai sáng giáo pháp.
Lúc ấy Bồ tát Văn Thù Sư Lợi khắp bảo Thiên chúng:
- Các nhân giả! Nếu các Bồ tát trụ trong bốn chủng hạnh thì có thể thành tựu tất cả thiện pháp.
Những gì là bốn? Một là trì giới. Hai là tu Thiền. Ba là thần thông. Bốn là điều phục.
Nếu Bồ tát hay trì giới thì thành tựu đa văn.
Nếu hay tu Thiền thì thành tựu Bát-nhã.
Nếu được thần thông thì thành tựu thắng trí.
Nếu biết điều phục thì có thể thành tựu tâm không phóng dật.
Vì vậy ta nói: “ Các Bồ tát trụ nơi bốn hạnh thì có thể thành tựu tất cả thiện pháp”.

Này các nhân giả! Nên biết trì giới thì đầy đủ tám pháp mà được thanh tịnh. Những gì là tám?
1/ Thân hành đoan trực
2/ Các nghiệp thuần tịnh
3/ Tâm không ô uế
4/ Chí khí kiên trinh
5/ Tự nuôi sống bằng chánh mạng
6/ Đầu đà tri túc
7/ Xa lìa các tướng dối trá, hư ngụy không thật.
8/ Luôn luôn không bỏ mất tâm Bồ đề.
Đó gọi là trì giới có tám thứ thanh tịnh.
Lại nữa, này nhân giả! Nên biết, đa văn cũng dùng tám pháp mà được thanh tịnh. Những gì là tám?
1/ Kính thuận Sư trưởng
2/ Hàng phục kiêu mạn
3/ Siêng năng ghi nhớ thọ trì
4/ Chánh niệm không nhầm lẫn
5/ Thuyết pháp và giải thích không mệt mỏi
6/ Không tự kiêu căng, khoe công
7/ Quán sát như lý
8/ Theo lời dạy mà tu hành
Đó là đa văn có tám thứ thanh tịnh
Lại nữa, này các nhân giả! Nên biết thiền định cũng nhờ tám pháp mà được thanh tịnh. Những gì là tám?
1/ Thường ở chỗ vắng vẻ, tịch tịnh tư duy
2/ Không cùng mọi người tụ hội, đàm thuyết
3/ Đối với cảnh giới bên ngoài không có tham trước.
4/ Cả thân lẫn tâm đều xả bỏ các sự vinh hoa tốt đẹp.
5/ Ăn uống thiểu dục
6/ Không có tâm phan duyên.
7/ Không thích trau chuốt âm nhạc, văn tự.
8/ Khuyên bảo người khác làm cho đều được cái vui của bậc thánh.
Đó gọi là thiền định có tám thứ thanh tịnh.

Lại nữa, này các nhân giả! Nên biết Bát-nhã cũng nhờ tám pháp mà được thanh tịnh. Những gì là tám?
1/ Khéo biết các uẩn
2/ Khéo biết các giới
3/ Khéo biết các xứ
4/ Khéo biết các căn
5/ Khéo biết ba giải thoát môn
6/ Vĩnh viễn chặt đứt tất cả căn bản phiền não
7/ Vĩnh viễn ra khỏi tất cả các hoặc ngăn che trói buộc.
8/ Vĩnh viễn xa lìa tất cả các sở hành của các kiến
Đó gọi là tám thứ thanh tịnh của Bát-nhã
.
Lại nữa, này các nhân giả! Nên biết Thần thông cũng nhờ tám pháp mà được thanh tịnh. Những gì là tám?
1/ Thấy tất cả sắc không bị chướng ngại
2/ Nghe tất cả tiếng không bị giới hạn
3/ Biết khắp ý nghĩ trong tâm chúng sanh
4/ Nhớ nghĩ về đời trước không bị chướng ngại, không đắm trước.
5/ Thần túc du hành trong khắp các nước Phật.
6/ Sạch hết tất cả lậu mà không sai thời
7/ Rộng tập căn lành mà lìa các sự tán loạn, náo động.
8/ Như lúc phát lời thệ nguyện, luôn vì các thiện hữu mà rộng độ chúng sanh.
Đó gọi là tám thứ thanh tịnh của thần thông.

Lại nữa, này các nhân giả! Nên biết, với trí cũng có tám pháp mà được thanh tịnh. Những gì là tám?
1/ Trí về khổ khắp biết năm uẩn
2/ Trí về tập, vĩnh viễn đoạn trừ các ái
3/ Trí về diệt, quán các duyên khởi rốt ráo không sanh.
4/ Trí về đạo, có thể chứng công đức của hữu vi vô vị.
5/ Trí về nhân quả, biết nghiệp cùng với việc làm không chống trái.
6/ Trí quyết định rõ biết vô ngã, vô chúng sanh ...
7/ Trí tam thế, khéo hay phân biệt sự luân chuyển của ba đời.
8/ Trí nhất thiết trí, đó là Bát-nhã ba la mật, đối với tất cả xứ không chỗ nào mà không chứng nhập.
Đó gọi là tám thứ thanh tịnh của trí.

Lại nữa, này các nhân giả! Nên biết sự điều phục cũng nhờ tám pháp mà được thanh tịnh. Những gì là tám?
1/ Bên trong luôn luôn tịch tịnh
2/ Bên ngoài gìn giữ hành động
3/ Không bỏ ba cõi
4/ Tùy thuận duyên khởi
5/ Quán sát các pháp bản tánh của chúng không sanh.
6/ Quán sát các pháp không có tác giả
7/ Quán sát các pháp bổn lai vô ngã
8/ Rốt ráo không khởi tất cả phiền não.
Đó gọi tám thứ thanh tịnh nhờ điều phục.

Lại nữa, này nhân giả! Nên biết, không phóng dật cũng dùng tám pháp mà được thanh tịnh. Những gì là tám?
1/ Không ô uế giới hạnh
2/ Hằng tịnh đa văn
3/ Thành tựu các định
4/ Tu hành Bát-nhã
5/ Đầy đủ thần thông
6/ Không tự mình cống cao
7/ Tiêu diệt các điều tranh luận
8/ Không thối chuyển đối với các thiện pháp.
Đó gọi là tám thứ thanh tịnh của sự không phóng dật.

Này chư nhân giả! Nếu các Bồ tát an trụ không phóng dật thì không mất ba thứ vui. Những gì là ba? – Đó là vui các cõi Thiên, vui thiền định, vui Niết- bàn.
Lại được giải thoát ba ác đạo. Những gì là ba? Đó là địa ngục, súc sanh và ngạ quỷ.
Lại không gị ba thứ khổ bức bách. Những gì là ba? Đó là khổ về sanh, khổ về già, và khổ về chết.
Lại được xa lìa vĩnh viễn ba thứ sợ hãi. Những gì là ba? Đó là sợ không sống, sợ tiếng ác, sợ oai đức của đại chúng.
Lại được siêu xuất ba thứ hữu. Những gì là ba? Đó là dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu.
Lại được tẩy trừ ba thứ cấu uế. Những gì là ba? Đó là cấu uế tham dục, sân nhuế và ngu si.
Lại được viên mãn ba thứ học. Những gì là ba? Đó là học về giới, học về tâm và học về huệ.
Lại được ba thứ thanh tịnh. Những gì là ba? Đó là thân thanh tịnh, ngữ thanh tịnh và ý thanh tịnh.
Lại được đầy đủ ba thứ tạo thành phước. Những gì là ba? Đó là thí thành phước, giới thành phước, và tu thành phước.
Lại có thể tu ba giải thoát môn. Những gì là ba? Đó là không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, và vô nguyện giải thoát môn.
Lại khiến cho ba thứ chủng tánh vĩnh viễn không đoạn tuyệt. Những gì là ba? Đó là Phật chủng tánh, Pháp chủng tánh và Tăng chủng tánh.
Này chư nhân giả! Hạnh không phóng dật có năng lực như vậy, cho nên các ngươi nên cùng nhau tu hành.

Lại nữa chư nhân giả! Bồ tát thực hành sáu Ba la mật, mỗi mỗi có đủ ba sở tri chướng. Nếu trụ pháp bất phóng dật thì mau chóng có thể đoạn trừ. Những gì là ba? Đó là tự mình không bố thí, không muốn người khác thí, sân hận với người bố thí. Tự mình không trì giới, không muốn người khác trì giới, sân hận với người trì giới. Tự mình không nhẫn nhục, không muốn người khác nhẫn nhục, sân hận người hay nhẫn nhục. Tự mình không tinh tấn, không muốn người khác tinh tấn, sân hận với người hay tinh tấn. Tự mình không tu định, không muốn người khác tu định, sân hận với người hay tu định. Tự mình không có trí tuệ, không muốn người khác có trí tuệ, sân hận với người có trí tuệ. Như vậy, Bồ tát thực hành lục độ, mỗi mỗi có đủ ba chướng sai biệt, nhưng nhờ không phóng dật mà được đoạn trừ.

Lại nữa, này chư nhân giả! Bồ tát thực hành sáu Ba la mật đều dùng ba pháp mà được thành tựu viên mãn. Ba pháp này đều nhờ không phóng dật mà có. Những gì là ba? Đó là:
Bố thí có ba, nghĩa là: Hay xả tất cả, không cần quả báo và hồi hướng Bồ đề;
Trì giới có ba, nghĩa là: Hết lòng kính thọ, hộ trì không sót, và hồi hướng Bồ đề;
Nhẫn nhục có ba, nghĩa là: Nhu hòa khoan dung, tự bảo vệ và bảo vệ kẻ khác, hồi hướng Bồ đề;
Tinh tấn có ba, nghĩa là: Không bỏ gánh nặng thiện, không có tưởng khứ lai, hồi hướng Bồ đề;
Thiền định có ba, nghĩa là: Khắp nhập các định, không bị phan duyên, hồi hường Bồ đề;
Bát nhã có ba, nghĩa là: Trí sáng chiếu khắp, diệt các hý luận, hồi hướng Bồ đề.
Như vậy gọi là Bồ tát tu Lục độ, mỗi mỗi độ đều có ba thứ, có thể thành pháp viên mãn, nhờ hạnh không phóng dật mà được sanh trưởng.

Lại nữa, các nhân giả! Tất cả Bồ tát nhờ không phóng dật nên mau thành tựu ba mươi bảy Bồ đề phần ... mà có thiện pháp, chứng được Vô thượng Bồ đề của chư Phật. Vì sao mau thành pháp Bồ đề phần? Đó là các Bồ tát nhờ không phóng dật, tu tứ niệm xứ, không trải qua sự cần khổ, mau thành viên mãn.
Tu thế nào? Đó là quán thân-xứ là vô sở hữu, quán thọ-xứ là vô sở hữu, quán tâm-xứ là vô sở hữu, quán pháp xứ là vô sở hữu. Đối với tất cả pháp đều vô sở đắc. Như vậy gọi là Tu Tứ Niệm Xứ.
Lại nữa, các Bồ tát nhờ không phóng dật nên tu bốn Chánh cần mau được viên mãn. Tu tập thế nào? Đó là các Bồ tát tuy luôn quán sát tất cả các pháp bổn lai là vô sanh, vô sắc, vô khởi, vô tác giả, giống như hư không, nên tất cả các pháp ác bất thiện chưa sanh, khiến cho không sanh, nhiếp tâm chánh trụ, cần hành tinh tấn. Tuy tin hiểu tất cả pháp là không, vô sở hữu, nhưng vì các pháp thiện chưa sanh, muốn khiến cho sanh cho nên nhiếp tâm chánh trụ, cần hành tinh tấn, tuy biết các pháp bổn lai là tịch tịnh những đa sanh các pháp thiện, muốn khiến cho an trụ, không bị thối thất, càng thêm tăng trưởng, nên nhiếp tâm chánh trụ, cần hành tinh tấn.”

Kính lạy Đức Văn Thù Sư Lợi,
Con cũng học theo Kim Cương thừa của người Tây tạng có bài Tán Thán Trí Tuệ mà con cho là huyền nhiệm cho những ai đã đạt trọn niềm tin nơi Ngài.

“Sự thông tuệ của Ngài, Ôi, Đấng Văn Thù trẻ trung, người Cha của tất cả chư Phật, những Đấng Chiến Thắng, những Bậc đã hoàn toàn vượt qua bóng đêm của hai loại che chướng: Phiền não chướng (gốc rễ của những tham vọng, ham muốn) và Sở tri chướng (gốc rễ của những nhận thức vô minh, mơ hồ nhị nguyên )

Kính lễ Đạo Sư, đấng bảo hộ, Đức Văn Thù cao quý. Trí tuệ của Ngài sáng tỏ rực rỡ và hoàn toàn vượt khỏi hai che chướng, như mặt trời không gợn chút mây. Giữ bản kinh nơi tim, Ngài nhìn tất cả mọi hiện tượng như như (như nó vốn có) Trong ngục tù của sinh tử luân hồi, tất cả chúng sinh đều bị dày vò bởi đau khổ và bóng tối vô minh, với lòng từ ái thanh tịnh, Ngài chăm sóc cho họ như đứa con duy nhất của Ngài, bằng Pháp âm du dương đủ 60 phẩm tính. Tiếng sấm gầm của Ngài đánh thức họ khỏi giấc ngủ của vô minh và giải thoát họ khỏi những xiềng sắt của nghiệp quả. Giữ thanh kiếm trên cao,Ngài xua tan bóng tối vô minh và cắt đứt mọi hạt giống khổ đau. Ngài hóa thân thành 1 vị Bồ Tát hoàn hảo đủ mọi phẩm tính, thanh tịnh từ nguyên sơ và đã đạt được thập địa (quả vị thập địa Bồ Tát). Con xin cúi đầu trước Đức Văn Thù với trang hoàng 112 trang sức. Vương Tử Văn Thù, những tia sáng trí tuệ hoàn hảo của Ngài xóa đi bóng tối vô minh trong tâm con. Giúp con hiểu được giới luật, giáo pháp Đức Phật và luận giải. Ban sự sáng tỏ giúp tâm con trở nên dũng mãnh.”

I prostrate to the Lama and protector, the noble Manjushri. Like the sun free of clouds, your mind is brilliantly clear and utterly free of the two obscurations. Holding a text at your heart, you see all the phenomena just as they are. Caught in the prison of samsaric existent, all being are tormented by suffering and the darkness of ignorance; With pure love you care for them as you would an only Child, reaching them through your melodious speech with its sixty qualities. Your thunder roar wake them from the sleep of ignorance and free them from the iron chains of karma. You hold aloft of sword to dispel the darkness of ignorance and cut off every seeding of suffering. With the form of Boshisattva perfectly embodying all qualities, you are pure from the beginning and have travelled to the end of the tenth level. I bow to Manjushri, who is endowed with 112 ornaments, and who clear away the darkness of my mind. Kind One, with the rays of your perfect wisdom clear away the dark of ignorance of my mind. That I may know the scriptural tradition, the teaching of the Buddha and their commentaries, grant your illumination that makes my mind courageous.

Dịch bởi Pema Choedon từ Phạn qua Anh ngữ, từ Anh ngữ sang Việt Ngữ.


Kính lạy Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát con còn rất nhiều truyền thuyết sưu tập về Ngài và chính bản thân con đã chứng nghiệm vài điều về sự linh ứng của Ngài, nhưng khuôn khổ bài viết không cho phép, con kính dâng Ngài lời khấn nguyện mà con đã học từ Đức Đạt Lai Lạt Ma “KÍNH MONG CẦU ĐẾN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA NGÀI ĐỂ TRÍ HUỆ CON NGÀY ĐƯỢC SÁNG SUỐT- OM AH RA PA TSA NA DHI “ và bài thơ cảm tác tự đáy lòng con....


Kính lạy Đức Văn Thù Sư Lợi,
Sự thông tuệ Ngài chiếu sáng như ánh mặt trời
Tuyên dương giáo pháp giải tỏa vọng tưởng chơi vơi
Với gươm trí tuệ chặt đứt những khổ đau mầm mống
Tiếng rống sư tử gầm vang, hoàn thiện sự sống.
Nơi tim Ngài là bộ kinh..
tiêu biểu cái Thấy như chúng đang là
Tràn ngập nơi con sự linh ứng nhiều năm qua
Tam mật tương ưng với mỗi lần niệm chú !
- OM AH RA PA TSA NA DHI.
Ôi!! vi diệu thay, bất tư nghì an trú,


Kính lạy Ngài, hãy soi sáng con...
vào những vùng còn bóng tối u mê
Để được kề cận hiền nhân tiếp đón ...ngày về.
Khi đạt chút hiểu biết thâm nhập từ lời Phật dạy!
Tri ân mãi những điều Ngài sử dụng biện tài luận giải!


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Ngũ Trí Nghiêm Thân Đại Trí Văn Thù Bồ Tát.


Melbourne 20/5/2023
Phật tử Huệ Hương




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2023(Xem: 3425)
Lần đầu tiên, mạt nhân được biết tên tuổi của Ngài là vào năm 1986. Trong một lần đến chùa Dược Sư (quận Bình Thạnh) thỉnh kinh, lục lạo trong đống kinh sách cũ, vô tình mạt nhân tìm được cuốn A Di Đà Kinh Giảng Ký của pháp sư Thích Diễn Bồi. Giở xem thấy văn phong khá giản dị, đủ để một người vốn liếng chữ Hán nhấp nhem như mạt nhân khi đó hiểu được dễ dàng ý tác giả qua vài trang sách đầu tiên. Thế là với bản giảng kinh ấy, mạt nhân có dịp tập tành luyện đọc văn Bạch Thoại. Càng đọc càng thấy những lời giải thích của Ngài tuy giản dị, dễ hiểu, nhưng vẫn thâm trầm, hàm súc, có thể nói không quá đáng là lời giảng của Ngài rất lợi lạc cho mọi tầng lớp người đọc, nhất là hạng hành nhân sơ cơ. Từ nhân duyên đặc biệt ấy, mạt nhân tâm nguyện bất cứ khi nào mình có được một bản giảng kinh nào của Ngài, sẽ cố gắng dịch sang tiếng Việt.
01/08/2023(Xem: 2970)
Từ khi Trí tuệ nhân tạo xuất hiện AI, một trong những đề tài theo tôi xem qua nhận thấy được nhiều người tham vấn vẫn là Tôn giáo và Khoa học, nhất là câu hỏi “tín ngưỡng có thể làm giảm đi tính chất khoa học trong tôn giáo không “ khi mà Albert Einstein đã cho rằng : “Science without religion is lame, religion without science is blind” tam dịch “ Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng, tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng”.
29/06/2023(Xem: 2958)
28/6/2023: Lễ An Vị Tôn Tượng Bồ Tát Liên Hoa Sanh (Padmasambhava/Guru Rinpoche) tại Chùa Tây Tạng, Bendigo, Victoria, Úc Châu
15/06/2023(Xem: 20706)
Kinh Ma-ha Ca-diếp độ bần mẫu1 kể lại câu chuyện rất thú vị về một bà lão nghèo, nhờ cúng dường ngài Ca-diếp một chút nước cơm mà được sinh về cõi trời Đao-lợi. Phước cúng dường ấy còn lớn lao đến mức hiện thành hào quang sáng rực như bảy mặt trời đồng thời soi chiếu, khiến cho vị vua cõi trời ấy là Đế-thích cũng phải kinh ngạc. Và sau khi tìm hiểu biết được nhân duyên cúng dường được phước lớn lao này, đích thân Đế-thích cùng phu nhân của mình đã phát tâm hiện xuống cõi người, hóa thân thành một đôi vợ chồng già nghèo khổ để được có cơ hội cúng dường lên ngài Ca-diếp, vun bồi thêm phước báu của chính mình.
02/04/2023(Xem: 2419)
Lạy Đức Địa Tạng Vương Con xin làm hành khất Ngửa hai bàn tay gầy Giúp đời bớt bơ vơ Lạy Đức Địa Tạng Vương Con xin làm hành khất Để được nắm cơm thừa Ấm lòng đàn trẻ thơ Lạy Đức Địa Tạng Vương
26/08/2022(Xem: 10131)
Kính mừng Ngày Lễ Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Hạnh nguyện vĩ đại Ngài ...ý nghĩa diệu thâm Toát lên lòng từ bi biểu tượng Bản Tâm Chuyển hóa được tất cả chủng tử xấu ác Hình tượng Ngài... Tích trượng phá tan sáu khoen cửa giải thoát Đội mão tỳ ly, vầng sáng hào quang Tay trái Như Ý Châu...mọi đau khổ xua tan. Nguyện cứu độ tất cả ...Mới Thành Phật !!!
09/08/2022(Xem: 3416)
Thế Chí Đại sĩ, bình báu lung linh Thâu nhiếp niệm Phật thệ nguyện rộng thênh Biển cả bao la, hầu cận Di Đà Trừ mê cứu khổ thoát khỏi Ta Bà Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát (3 lần).
15/07/2022(Xem: 3805)
Gần đây nhờ theo dõi thường xuyên các khoá An Cư Kiết Đông của Phật Giáo Đại thừa thường kiết giới bắt đầu từ rằm tháng tư và giải chế tự tứ vào rằm tháng 7 và một trong các thời khoá có nghi thức lạy Ngũ bách Danh Quan Thế Âm hoặc lạy mỗi chữ một lạy trong kinh Pháp Hoa mà cuối câu đều là Quán thế Âm thí dụ :
13/06/2022(Xem: 5989)
Lễ An Vị Bồ Tát Quan Âm Tam Diện Lộ Thiên tại A Di Đà Land, Taralga, NSW, Úc Châu (11/6/2022) MC: Phật tử Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên -Phật tử tề tựu -Cung thỉnh Chư Tôn Đức quang lâm -Giới thiệu chương trình, chư tôn đức và quý quan khách tham dự -Lời chào mừng của Đạo hữu Tony Thạch Quân Thật, pd: An Hậu -Lời đạo từ của Thượng Tọa chứng minh -Lễ tụng kinh sái tịnh an vị (TT Nguyên Tạng & NS Như Như) -Tặng quà và phát bằng tán dương công đức đến quý Phật tử đóng góp công quả cho A Di Đà land trong thời gian qua -Chụp hình lưu niệm -Thọ trai và hoàn mãn
16/04/2022(Xem: 3887)
Phật Mẫu Chuẩn Đề ngự trên đài sen Vầng hào quang ánh tỏa ra rực rỡ Phật, Pháp,Tuệ nhãn chiếu soi cứu độ Chúng sanh khỏi kiếp khổ nạn đau thương
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]