Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (4)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
Pháp Sư Diễn Bồi
Mới nhất
A-Z
Z-A
Quán Thế Âm Bồ Tát_Phổ Môn Phẩm Giảng Lục
23/10/2023
18:48
Lần đầu tiên, mạt nhân được biết tên tuổi của Ngài là vào năm 1986. Trong một lần đến chùa Dược Sư (quận Bình Thạnh) thỉnh kinh, lục lạo trong đống kinh sách cũ, vô tình mạt nhân tìm được cuốn A Di Đà Kinh Giảng Ký của pháp sư Thích Diễn Bồi. Giở xem thấy văn phong khá giản dị, đủ để một người vốn liếng chữ Hán nhấp nhem như mạt nhân khi đó hiểu được dễ dàng ý tác giả qua vài trang sách đầu tiên. Thế là với bản giảng kinh ấy, mạt nhân có dịp tập tành luyện đọc văn Bạch Thoại. Càng đọc càng thấy những lời giải thích của Ngài tuy giản dị, dễ hiểu, nhưng vẫn thâm trầm, hàm súc, có thể nói không quá đáng là lời giảng của Ngài rất lợi lạc cho mọi tầng lớp người đọc, nhất là hạng hành nhân sơ cơ. Từ nhân duyên đặc biệt ấy, mạt nhân tâm nguyện bất cứ khi nào mình có được một bản giảng kinh nào của Ngài, sẽ cố gắng dịch sang tiếng Việt.
Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận
02/10/2010
02:30
Phật giáo được sáng lập trên cơ sự tự giác của đức Thích Ca, tuy có chỗ siêu việt các tư tưởng nhất ban, nhưng cũng có nhiều điểm thừa thụ nền tư tưởng cố hữu của Ấn Độ mà phát đạt...
Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký
21/06/2010
20:55
Khi tôi tuyên bố giảng kinh Phạm Võng, có Phật tử hõi: “Con chưa thọ Bồ Tát Giới, Hoà Thượng có thể cho con dự nghe được không?”Tôi đáp: “Đương nhiên có thể. Nếu tôi giảng giới Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni, dầu quý vị có tâm thành khẩn muốn nghe, tôi không thể hứa khả; còn giảng Phạm Võng Bồ Tát giới tôi rất hy vọng quý vị đến nghe càng đông càng tốt, chẳng những không vi phạm giới luật mà có thể từ trong sự nghe giới ấy kích phát tâm Bồ Đề và huân phát giới Phật tánh sẵn đủ của quý vị vậy.” Hoà Thượng Diễn Bồi,Tân Gia Ba 1969
Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới
08/04/2013
16:24
Có người cho rằng Bồ-tát giới chỉ căn cứ vào đại thể, không câu chấp chi tiết. Ý kiến này vô cùng sai lầm. Phải biết giới Bồ-tát nghiêm cẩn đến mức ngăn cấm ngay từ mống tâm động niệm khởi tư tưởng phi pháp. Trong khi luật nghi Thanh-văn chỉ trị phạt hai chi thân và miệng. Phòng hộ trọn vẹn ba nghiệp, phá trừ các kiến chấp, chứng nhập chân lý, mới được gọi là chân phạm hạnh.
Quay lại