Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 3: Phật giáo là gì

13/04/202020:57(Xem: 2678)
Bài 3: Phật giáo là gì

Buddha_2

Lý Tưởng của người Bồ-tát

The Bodhisattva Ideal

***

Urgyen Sangharakshita

Hoang Phong chuyển ngữ



Chương I

 

Lý tưởng của người Bồ-tát

Phật Giáo Là Gì

***

Urgyen Sangharakshita

Hoang Phong chuyển ngữ

***

 

Bài 1- Lý tưởng của người bố-tát - nguồn gốc và sự hình thành.

Bài 2- Hố sâu giữa con người và ngôn từ.

Bài 3- Phật giáo là gì?

Bài 4- Lòng từ bi của Đức Phật.

Bài 5- Sự dũng cảm của Đức Phật.

Bài 6- Sự bình lặng của Đức Phật.

Bài 7- Đức Phật và Ananda.

Bài 8- Sự giác ngộ của Đức Phật và sự giác ngộ của các đệ tử của Ngài.

Bài 9- Tiểu thừa, Đại thừa và Kim cương thừa là gì?

 

*

 

Bài 3

 

Phật giáo là gì

 

 

            Sự tịch diệt của Đức Phật không phải là cái chết theo ý nghĩa thông thường như chúng ta hiểu, mà gọi là parinirvana (nhập-niết-bàn). Parinirvana là một thể dạng kéo dài (một sự tiếp nối không gián đoạn) của sự cảm nhận giác ngộ (an extension of the experience of Enlightenment), và nếu nhìn theo khía cạnh đó thì tất cả mọi sự sẽ trở nên khác hẳn. Các câu chuyện thuật lại về parinirvana của Đức Phật đều mang ít nhiều mâu thuẫn, thế nhưng tất cả đều nhất loạt cho biết là sau parinirvana của Ngài, thì hầu hết các đệ tử cùng họp nhau lại để bàn thảo về một chủ đề vô cùng trọng đại: Phật giáo là gì?

 

            (Câu hỏi khá bất ngờ trên đây có thể khiến một vài độc giả ngày nay cũng phải ngạc nhiên, bởi vì khi nhìn vào các sinh hoạt nơi chùa chiền, nào là tượng ảnh, cờ xí, chuông mõ, lễ lạc, tụng niệm..., họ có thể yên trí các thứ ấy "là Phật giáo". Ngay sau parinirvana của  Đức Phật, các đệ tử của Ngài cũng đã bắt đầu thắc mắc: Dhamma của Đức Phật là gì? Chẳng qua vì trước đó họ chỉ biết nghe giảng và tu tập, nay thì phải xác định Dhamma là gì hầu bảo tồn để cùng nhau bước theo. Trước khi nhập-niết-bàn Đức Phật cũng không chỉ định người thay mình để quảng bá Dhamma, cũng không đề cử người lãnh đạo Tăng đoàn, mà chỉ đơn giản khuyên tất cả mọi người hãy nhìn vào bên trong chính mình và tự thắp đuốc để soi đường cho mình. Sự sáng suốt vô song đó đã giúp cho Dhamma trường tồn đến ngày nay.  Nếu giao các trọng trách đó cho một người khác thì Dhamma của Đức Phật cũng sẽ chấm dứt và không còn là Dhamma của Ngài nữa. Lý do thứ nhất là vì những gì mà Ngài có thể thuyết giảng và người khác có thể hiểu được chỉ là một ít lá trong lòng bàn tay, vì thế khó có một người nào khác có thể thay Ngài để quảng bá Dhamma, các đệ tử của Ngài dường như cũng chỉ đạt được thể dạng Arahant. Lý do thứ hai là sự giác ngộ ở bên trong chính mình, thuộc vào dòng tri thức sâu kín của mình. Sự giác ngộ bao la như cả một khu rừng, chính mình phải tự thắp đuốc để khám phá ra nó, không ai có thể thay mình trong việc đó được. Đức Phật chỉ có thể vạch ra con đường, nhưng không thể mô tả cho chúng ta hiểu được những gì ở cuối con đường. Vậy chúng ta hãy nhìn lại xem chúng ta đã bước đi như thế nào trong suốt hơn 2500 năm qua).   

 

            Ngày nay không những vấn đề trên đây vẫn còn nguyên vẹn mà lại trở nên khẩn thiết hơn nữa. Đối với một người Phật giáo thì câu hỏi trên đây (Phật giáo là gì?) không thuộc lãnh vực lý thuyết mà là ở mặt thực hành (giáo huấn của Đức Phật thật phong phú, ngày nay đã được hệ thống hóa và dịch ra hầu hết các ngôn ngữ lớn trên thế giới, và cũng đã được nhiều nhà sư uyên bác cùng các triết gia đủ mọi khuynh hướng, kể cả các khoa học gia đủ mọi ngành, phân tích và bình giải. Giáo huấn đó đã vượt qua các thử thách trong không gian và thời gian và cả các nền văn hóa khác nhau. Hơn nữa người tu tập cũng đã tự mình chứng nghiệm sự chính xác của giáo huấn đó qua các kinh nghiệm sống của riêng mình, do đó người Phật giáo nói chung không còn nghi ngờ hay thắc mắc gì về giá trị và sự siêu việt của giáo lý Dhamma. Trái lại những gì khiến họ thắc mắc là trên thực tế phải bước theo hướng nào để bắt kịp các giá trị siêu việt trong giáo huấn của Đức Phật, khi đứng trước vô số các hình thức tu tập đôi khi rất đại chúng ngày nay). Những gì mà người tu tập muốn biết là: "Con đường nào sẽ có thể giúp tôi đạt được giác ngộ? Phải làm thế nào để tôi có thể tìm thấy Phật tính bên trong chính tôi?".

 

            Dường như sau parinirvana của Đức Phật, có hai nhóm đệ tử, biểu trưng cho hai quan điểm khác nhau, hai trào lưu tư tưởng khác nhau. Một nhóm cho rằng Phật giáo chính là giáo huấn của Đức Phật gồm: Bốn sự thật Cao quý (Tứ Diệu Đế), Con đường Cao quý gồm Tám yếu tố (Bát Chánh Đạo), Ba đặc tính của sự hiện hữu trói buộc (ba đặc tính này là: sự bất toại nguyện hay khổ đau, sự đổi thay hay vô thường, không có cái tôi hay vô ngã. Và đó cũng chính là ba đặc tính hay ba yếu tố chủ yếu tạo ra cấu trúc của toàn thể hiện thực), Mười hai mối dây trói buộc tạo ra bánh xe của sự sống (Thập nhị nhân duyên), v.v… Những người thuộc vào nhóm này cho rằng nền tảng giáo huấn trên đây của Đức Phật chính là Phật giáo (nhóm này gọi là Sthaviravada, tiền ngữ sthavira trong tiếng Phạn có nghĩa là những người lớn tuổi/senior, với ý nghĩa là những người có khuynh hướng bảo thủ, kinh sách Hán ngữ gọi là "Trưởng lão bộ" hay "Thượng tọa bộ"). Điều này khá hữu lý bởi vì đó là những gì do chính Đức Phật thuyết giảng khi còn tại thế.

 

            Nhóm thứ hai không đồng ý [như vậy]. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là họ không chấp nhận giáo huấn của Đức Phật, mà trái lại còn nâng lên một cấp bậc sâu xa hơn. Những gì mà họ không hoàn toàn đồng ý là giới hạn Phật giáo trong khuôn khổ những lời thuyết giảng của Đức Phật (có nghĩa là ngoài những lời thuyết giảng còn có những thứ khác sâu xa hơn). Nếu chúng ta chấp nhận quan điểm đó thì chúng ta sẽ thuộc cùng một nhóm với họ và dường như nhóm này cũng là nhóm đa số (tức là nhóm mahasanghika, kinh sách Hán ngữ gọi là "Đại chúng bộ". Nói chung điều này cũng cho thấy là tư tưởng Đại thừa đã thành hình rất sớm, trước khi các kinh sách Đại thừa bằng tiếng Phạn xuất hiện vào hậu bán thế kỷ thứ I trước Tây lịch). Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến một yếu tố thứ hai: đó là cuộc sống và tấm gương của chính Đức Phật. Theo quan điểm của họ (tức nhóm đa số) thì yếu tố này (con người và tấm gương của Đức Phật) quan trọng hơn là những lời giảng huấn liên quan đến giáo lý của Ngài (Phật giáo không phải chỉ là một triết học, một trào lưu tư tưởng, mà là một tín ngưỡng với đầy đủ ý nghĩa của nó).

 

            Vậy nguyên nhân nào đã khiến họ suy nghĩ như vậy? Người ta sẽ không bao giờ tìm được câu trả lời cho thắc mắc đó, tuy nhiên người ta cũng có thể tiếp cận thật gần với vấn đề này bằng cách tự đặt mình vào vị trí của họ. Và đấy cũng là cách trực tiếp giúp chúng ta khám phá ra nguồn gốc đưa đến sự hình thành của lý tưởng người bồ-tát. Sau khi Đức Phật tịch diệt, và theo các câu chuyện thuật lại thì các đệ tử của Ngài rất đau buồn. Dầu sau thì cũng không phải là hoàn toàn tất cả, dù các thiên nhân và các người chưa giác ngộ đều bị chấn động cực độ, nhưng cũng có các vị gọi là arahant (A-la-hán), tức là là những người đã giác ngộ, thì vẫn trầm tĩnh và không hề xao xuyến. Sự ý thức của họ là dù chính Đức Phật đi nữa thì cũng không phải vì thế mà tránh khỏi cái chết, có nghĩa là thân xác vật chất của Ngài phải đi đến chỗ chấm dứt của nó. Sự ý thức sâu xa đó đã khiến họ không cảm thấy một sự mất mát nào. Thật vậy, nào họ có mất mát gì đâu? Bởi vì một khi đã đạt được giác ngộ thì họ luôn có Đức Phật bên trong chính mình, và dưới một góc nhìn khác thì chính họ cũng là Đức Phật (Đức Phật đang ở bên trong con người của họ). Sự giác ngộ không phải là "của họ", cũng vậy sự "giác ngộ" của Đức Phật cũng không phải là "của Ngài": không có một sự chiếm hữu mang tính cách cá nhân nào cả (sự giác ngộ ở khắp nơi, bên trong Đức Phật và cả bên trong chính mình). Chính vì vậy nên đối với họ không có một sự biến đổi căn bản nào cả. Tuyệt nhiên họ không hề đánh mất Đức Phật, bởi vì Phật tính (bản thể của Phật) vẫn còn nguyên vẹn bên trong chính mình, và chính cái Phật tính đó đã biến một vị Phật trở thành một vị Phật.

 

            Trước parinirvana của Đức Phật các vị arahant vẫn giữ được sự thanh thản (sự thanh thản ở đây không có nghĩa là vô tình, mà là một thể dạng nội tâm bình lặng, thăng bằng, không xao xuyến, tiếng Anh gọi là equanimity, tiếng Pali là Upekkha, trong tiếng Việt dường như không có từ nào nói lên được đầy đủ thể dạng tâm thần này, kinh sách Hán ngữ gọi là "xả"/, cũng không đúng, chữ "xả" là một động từ nói lên một hành động, chữ upekkha/equanimity là một thể dạng tâm thần, một phẩm tính của tâm thức). Trong khi đó đối với những người không giác ngộ thì họ liên kết sự giác ngộ với thân xác vật chất của Đức Phật. Khi Đức Phật không còn nữa thì cũng tương tự như sự giác ngộ theo đó cũng tan biến hết trong vũ trụ (họ nghĩ rằng sự giác ngộ là một cái gì đó ở bên ngoài chính mình, là một sự gia hộ của Đức Phật, hay một thứ gì đó đặc thù của Phật giáo, trực tiếp liên hệ với giáo lý Phật giáo, nhưng họ không hề nghĩ rằng sự giác ngộ là ở bên trong chính mình, là bản thể của chính mình, là Phật tính nằm sâu trên dòng luân lưu của tri thức mình). Vài người trong số họ có thể sẽ thốt lên: "Thế là con mắt của thế gian đã mất hút!"

 

            Dù không đúng thật là như thế - chẳng hạn như có một đám mây kéo đến che khuất mặt trời thì mặt trời vẫn cứ chiếu sáng - thế nhưng sự kiện đó (đám mây hay sự tịch diệt của Đức Phật) đối với họ (tức là những người liên kết sự giác ngộ với thân xác vật chất của Đức Phật) là rất thật, khiến họ cảm thấy vô cùng đớn đau. Theo các câu chuyện thuật lại thì ngay cả thú vật cũng bị xao động. Nghệ thuật Phật giáo, nhất là tại Trung quốc, thường minh họa khung cảnh tôn nghiêm đó (cảnh Đức Phật nhập-niết-bàn/parinirvana) trong một khu rừng giữa một khóm cây sala (tên khoa học của loại cây này là Shorea robusta). Ngày nay các cây sala vẫn còn thấy khắp nơi trong khung cảnh thiên nhiên tại Ấn-độ, thân cây sala nhỏ và thẳng, lá to và mướt, hoa trắng rất đẹp. Các bức tranh mô tả cảnh tượng đó cho thấy Đức Phật nằm dài trên mặt đất, giữa một khóm cây sala. Các đệ tử của Ngài được minh họa rất sinh động, nào là các nhà sư, vua chúa, hoàng hậu, vương gia, con buôn, thợ thuyền, các vị bà-la-môn và cả những người bán hoa, tất cả bao quanh Ngài với dáng vẻ thật đau buồn, hậu cảnh là thú rừng và gia súc. Từ người đến thú, tất cả đều ràn rụa nước mắt trước sự ra đi của Đức Phật.  

 

            Dù cảm thấy dường như ánh sáng của cả thế gian tắt lịm, thế nhưng các đệ tử của Đức Phật cũng dần dần hồi phục, niềm đau cũng lắng dần, nào có khác gì đâu với chúng ta trước các cảnh huống tương tự. Họ bắt đầu nhìn vào thực trạng trước mặt mình. Thật vậy, một giai đoạn mới vô cùng gay go đang chờ đợi họ, Đức Phật không còn nữa và họ thì phải sống trong một thế giới vắng hẳn bóng Ngài. Riêng đối với những người từng sống trước đó bên cạnh Ngài qua những năm tháng dài, thì sự mất mát đó quả là một biến cố kinh hoàng. Tuy thế, sau cùng thì tất cả cũng đành phải chấp nhận sự mất mát đó. Một vài người trong số họ, có thể là những người trí thức, nghĩ rằng: "Đảnh phải chấp nhận mà thôi, dầu sao thì chúng ta vẫn còn nhớ được những lời mà Ngài đã thuyết giảng; nào là giáo lý, giới luật, và cả các thứ khác nữa, bấy nhiêu cũng đã thừa đủ".   

 

            Chúng ta có thể xem nhóm người này là những người an phận. Họ tiếp tục tu tập bằng cách phân tích, tìm hiểu và hệ thống hóa những lời giảng huấn của Đức Phật. Thái độ hành xử đó chính là nguyên nhân đưa đến sự hình thành của truyền thống Kinh điển Pali gọi là Abhidharma (Abhidharma là tiếng Phạn, Abhidhamma là tiếng Pali, kinh sách tiếng Việt gọi là A-tỳ Đạt-ma tức là giáo lý trong Tạng Luận. Thiết nghĩ có thể xem thuật ngữ Abhidhamma là tên gọi thích nghi nhất đối với "truyền thống Kinh  điển Pali". Các cách gọi "Theravada" hay "Phật giáo Theravada" cũng chỉ bắt đầu xuất hiện kể từ thế kỷ thứ IV sau Tây lịch, do Tăng đoàn của Đại tự viện/Mahavihara trên đảo Tích Lan - do con trai của vua Azoka xây dựng từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch - tự đặt ra để gọi đường hướng tu tập của mình dựa vào Kinh điển Pali. Tên gọi xưa hơn của truyền thống Phật giáo này là Vibhajjavada, là một học phái được thành lập dưới triều đại của vua Azoka, và chính học phái này cũng lại xuất phát từ học phái Sthaviravada, tức là chủ trương của nhóm "bảo thủ " hay "thiểu số" của những người "lớn tuồi" mà nhà sư Sangharakshita nói đến trên đây. Mạn phép dài dòng là để cho thấy nhà sư Sangharakshita có một cách viết rất đơn giản, dễ hiểu, tóm lược thật tài tình những gì rất khúc triết). Nhiều người khác trong số các đệ tử của Đức Phật (thuộc vào nhóm đa số), dù không hề có ý đi ngược lại giáo huấn và giới luật do Đức Phật đưa ra, thế nhưng họ vẫn cảm thấy thiếu một chút gì khác trong cuộc đời tu tập của mình sau parinirvana của Đức Phật (trước đó họ có Đức Phật với họ, nay đã vắng bóng Ngài). Người ta có thể nghĩ rằng dù lúc nào họ cũng chú tâm vào giáo huấn [của Đức Phật], học thuộc lòng danh sách các thuật ngữ chuyên biệt [trong giáo huấn đó], thế nhưng các chuyện ấy không cấm cản họ nghĩ đến Đức Phật, hồi tưởng lại các giai đoạn trong cuộc đời của Ngài phản ảnh các phẩm tính nơi bản thân của chính Ngài

 

            (Các cảm tính sâu xa hướng vào hiện thân của Đức Phật và cả các phẩm tính nơi con người của Ngài là nguồn gốc sâu xa nhất đưa đến sự hình thành của cả Đại thừa. Tuy vậy, ngày nay khi nhìn vào các nước Phật giáo Theravada, thì chúng ta cũng sẽ nhận thấy lòng thương nhớ và thành kính vô biên đối với Đức Phật nơi những người tu tập. Trong khi đó tại các nước theo Đại thừa, thì người Phật tử đôi khi lại hướng quá nhiều vào các vị Phật và các vị Bồ-tát rất đa dạng để cầu xin, đưa đến một hình thức Phật giáo đại chúng, và đồng thời thì dường như họ cũng đã quên mất Đức Phật lịch sử, từng gây dựng một nền tư tưởng thượng thặng và thành lập một tín ngưỡng siêu việt trong lịch sử nhân loại. Tóm lại bài thứ ba trên đây đã giải thích thật ngắn gọn sự hình thành của hai đường hướng Phật giáo lớn ngày nay. Dầu sao sự khác biệt giữa hai đường hướng trên đây cũng chỉ thuộc vào lãnh vực thực hành, không phải là một sự "ly giáo"/schism như một số các tín ngưỡng khác. Và để trả lời cho câu hỏi: "Phật giáo là gì", thì câu trả lời trong bài giảng trên đây là: Phật giáo là Đức Phật và Đức Phật cũng chính là Phật giáo).     

 

                       

                                                                                   Bures-Sur-Yvette, 27.03.20

                                                                                   Hoang Phong chuyển ngữ

 

(còn tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2023(Xem: 3425)
Lần đầu tiên, mạt nhân được biết tên tuổi của Ngài là vào năm 1986. Trong một lần đến chùa Dược Sư (quận Bình Thạnh) thỉnh kinh, lục lạo trong đống kinh sách cũ, vô tình mạt nhân tìm được cuốn A Di Đà Kinh Giảng Ký của pháp sư Thích Diễn Bồi. Giở xem thấy văn phong khá giản dị, đủ để một người vốn liếng chữ Hán nhấp nhem như mạt nhân khi đó hiểu được dễ dàng ý tác giả qua vài trang sách đầu tiên. Thế là với bản giảng kinh ấy, mạt nhân có dịp tập tành luyện đọc văn Bạch Thoại. Càng đọc càng thấy những lời giải thích của Ngài tuy giản dị, dễ hiểu, nhưng vẫn thâm trầm, hàm súc, có thể nói không quá đáng là lời giảng của Ngài rất lợi lạc cho mọi tầng lớp người đọc, nhất là hạng hành nhân sơ cơ. Từ nhân duyên đặc biệt ấy, mạt nhân tâm nguyện bất cứ khi nào mình có được một bản giảng kinh nào của Ngài, sẽ cố gắng dịch sang tiếng Việt.
01/08/2023(Xem: 2970)
Từ khi Trí tuệ nhân tạo xuất hiện AI, một trong những đề tài theo tôi xem qua nhận thấy được nhiều người tham vấn vẫn là Tôn giáo và Khoa học, nhất là câu hỏi “tín ngưỡng có thể làm giảm đi tính chất khoa học trong tôn giáo không “ khi mà Albert Einstein đã cho rằng : “Science without religion is lame, religion without science is blind” tam dịch “ Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng, tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng”.
29/06/2023(Xem: 2958)
28/6/2023: Lễ An Vị Tôn Tượng Bồ Tát Liên Hoa Sanh (Padmasambhava/Guru Rinpoche) tại Chùa Tây Tạng, Bendigo, Victoria, Úc Châu
15/06/2023(Xem: 20706)
Kinh Ma-ha Ca-diếp độ bần mẫu1 kể lại câu chuyện rất thú vị về một bà lão nghèo, nhờ cúng dường ngài Ca-diếp một chút nước cơm mà được sinh về cõi trời Đao-lợi. Phước cúng dường ấy còn lớn lao đến mức hiện thành hào quang sáng rực như bảy mặt trời đồng thời soi chiếu, khiến cho vị vua cõi trời ấy là Đế-thích cũng phải kinh ngạc. Và sau khi tìm hiểu biết được nhân duyên cúng dường được phước lớn lao này, đích thân Đế-thích cùng phu nhân của mình đã phát tâm hiện xuống cõi người, hóa thân thành một đôi vợ chồng già nghèo khổ để được có cơ hội cúng dường lên ngài Ca-diếp, vun bồi thêm phước báu của chính mình.
20/05/2023(Xem: 3470)
Kính ngưỡng Đức Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, Từ lâu con không đợi đến ngày Đại Lễ Đức Phật đản Sinh và Vía Lễ Đức Ngài Để dâng lời ca ngợi cung kính tỏ bày Vì trong con nhị vị bậc Đạo Sư là một Hằng ngày mỗi sáng công phu..... Thành tâm tán thán ân đức, trí đức cùng tột !
02/04/2023(Xem: 2419)
Lạy Đức Địa Tạng Vương Con xin làm hành khất Ngửa hai bàn tay gầy Giúp đời bớt bơ vơ Lạy Đức Địa Tạng Vương Con xin làm hành khất Để được nắm cơm thừa Ấm lòng đàn trẻ thơ Lạy Đức Địa Tạng Vương
26/08/2022(Xem: 10131)
Kính mừng Ngày Lễ Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Hạnh nguyện vĩ đại Ngài ...ý nghĩa diệu thâm Toát lên lòng từ bi biểu tượng Bản Tâm Chuyển hóa được tất cả chủng tử xấu ác Hình tượng Ngài... Tích trượng phá tan sáu khoen cửa giải thoát Đội mão tỳ ly, vầng sáng hào quang Tay trái Như Ý Châu...mọi đau khổ xua tan. Nguyện cứu độ tất cả ...Mới Thành Phật !!!
09/08/2022(Xem: 3416)
Thế Chí Đại sĩ, bình báu lung linh Thâu nhiếp niệm Phật thệ nguyện rộng thênh Biển cả bao la, hầu cận Di Đà Trừ mê cứu khổ thoát khỏi Ta Bà Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát (3 lần).
15/07/2022(Xem: 3805)
Gần đây nhờ theo dõi thường xuyên các khoá An Cư Kiết Đông của Phật Giáo Đại thừa thường kiết giới bắt đầu từ rằm tháng tư và giải chế tự tứ vào rằm tháng 7 và một trong các thời khoá có nghi thức lạy Ngũ bách Danh Quan Thế Âm hoặc lạy mỗi chữ một lạy trong kinh Pháp Hoa mà cuối câu đều là Quán thế Âm thí dụ :
13/06/2022(Xem: 5989)
Lễ An Vị Bồ Tát Quan Âm Tam Diện Lộ Thiên tại A Di Đà Land, Taralga, NSW, Úc Châu (11/6/2022) MC: Phật tử Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên -Phật tử tề tựu -Cung thỉnh Chư Tôn Đức quang lâm -Giới thiệu chương trình, chư tôn đức và quý quan khách tham dự -Lời chào mừng của Đạo hữu Tony Thạch Quân Thật, pd: An Hậu -Lời đạo từ của Thượng Tọa chứng minh -Lễ tụng kinh sái tịnh an vị (TT Nguyên Tạng & NS Như Như) -Tặng quà và phát bằng tán dương công đức đến quý Phật tử đóng góp công quả cho A Di Đà land trong thời gian qua -Chụp hình lưu niệm -Thọ trai và hoàn mãn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]