Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. Kinh An Trú Tầm

18/05/202019:55(Xem: 10515)
20. Kinh An Trú Tầm

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



20. Kinh AN TRÚ TẦM

( Vitakkasanthana sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ

An trú tại Xá-Vệ(2) thành này

Sa-Vát-Thí (2) cũng là đây

Kỳ Viên Tinh Xá(3) hôm mai tịnh, hòa

 Còn có tên Chê-Ta-Va-Ná(3)

Khu vườn do Trưởng giả tên là

A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka

Tức Cấp-Cô-Độc , thuần hòa tín gia

Mua lại từ Kỳ Đà thái tử

Để cúng dường Điều Ngự Thế Tôn

Cùng với Tăng đoàn Sa-môn

       Có nơi hoằng hóa pháp môn nhiệm huyền .

    _______________________________

 (1) : Hai trong 10 danh hiệu ( Thập Hiệu ) do người đời tôn xưng

         Đức Phật : Thế Tôn ( Bhagavà ) và Thiện Thệ ( Sugato ).

 (2) : Thành Xá Vệ tức Savatthi (Thất-La-Phiệt) một trung tâm văn 

     hóa, thương mại và chính trị quan trọng tại Ấn Độđương thời .   

(3) : Jetavanavihàra : Kỳ Viên  hay  Kỳ Hoàn Tinh Xá ,do Trưởng  

giả Cấp-Cô-Độc ( Anathapindika – tên thật là Sudatta – Tu-Đạt ) mua lại từ  khu vườn của Thái Tử KỳĐà (Jeta ) gần Thành Xá Vệ (Savatthi ) dâng cho Đức Phật .      Tại đây đức Phật đã nhập hạ nhiều lần và nhiều Kinh quan trọng đãđược Phật thuyết ra .

Vì Trưởng giả Cấp-Cô-Độc đã dùng vàng lót trên mặt đất để mua cho được khu vườn theo lời thách của  Thái Tử  KỳĐà , nên chùa này còn được gọi là Bố Kim Tự (chùa trải vàng ). Cảm phục tấm lòng nhiệt tâm vìđạo của Trưởng Giả, Thái Tử hoan hỷ cúng toàn bộ cây trái trong vườn đến Phật và Tăng chúng ,  nên ngôi chùa thường được gọi với danh xưng : Jetavana Anàthapindikàràma

–  Kỳ Thọ Cấp-Cô-Độc Viên ( vườn Cấp-Cô-Độc, cây KỳĐà ). 

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 20 : AN TRÚ TẦM       *   MLH  –282

 

          Lúc bấy giờ Phật liền cho gọi

          Chúng Tỷ Kheo câu hội đủđều

              Phật gọi : “ Này các Tỷ Kheo ! ”

       Chúng Tăng cung kính vâng theo lời Ngài.

    – “ Các Tỷ Kheo ! Như Lai sẽ giảng

          Cho các người pháp tạng tịnh thanh

              Tỷ Kheo chân thực tu hành

       Tăng-thượng-tâm phải thực hành thường xuyên

Tác ý liền vào trong năm tướng

          Hãy suy gẫm năm tướng là sao ?

              Tỷ Kheo y cứ tướng nào

       Hoặc là tác ý tướng nào trải qua

          Bất-thiện-tầm hay là nói khác

          Là các ác liên hệdục ngay             

              Liên hệ đến sân, siđây

       Ba thứ sanh khởi ởđây rần rần.

          Tỷ Kheo cần phải nên tác ý

          Một tướng khác khả dĩ khởi sanh

              Liên hệ đến thiện, tốt lành

       Nhờ tướng thiện đó tăng nhanh âm thầm

          Các ác-bất-thiện-tầm liên hệ

          Đến dục, sân, liên hệ đến si

              Sẽ bị diệt vong, khửđi

       Nhờ chúng bị diệt, tức thì nội tâm

          Được an trú, nhất tâm, an tịnh

          Được định tĩnh, tự tại an nhiên,

              Ví như thợ mộc tinh chuyên

Tay nghề thiện xảo, hay viên học trò

          Tính cẩn thận để cho hiệu quả

          Dùng cái nêm y đã làm ra

Đóng bật nêm khác văng xa.

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 20 : AN TRÚ TẦM       *   MLH  –283

 

       Cũng vậy, Phích-Khú(1) thiền-na (2) vững bền

          Y cứ trên tướng nào, tác ý

          Bất-thiện-tầm khả dĩ liên quan

              Đến dục, đến si, đến sân

       Cả ba sanh khởi rần rần trong tâm

          Tỷ Kheo ấy phải cần tác ý

          Một tướng khác khả dĩ không lìa

              Liên hệ thiện, khác tướng kia

       Nhờ vậy, tam độc được lìa, mất tăm

          Nhờ diệt chúng, nội tâm an tịnh

          Được an trú, định tĩnh, nhất tâm.

Chư Tỷ Kheo ! Khi suy tầm

       Tỷ Kheo tác ýâm thầm chẳng lay

          Một tướng khác tướng đây như thế

          Có liên hệ đến thiện, thẳng ngay

              Mà bất-thiện-tầm ởđây

       Liên hệ đến dục, sân này và si

          Vẫn khởi lên mọi thì, chấp thủ

          Thì hỡi Chư Phích-Khú ! Vị này              

              Cần tỉnh giác quán sát ngay

       Nguy hiểm của những tầm này như sau :

  ‘Đây thuộc vào những tầm bất thiện       

          Những tầm khiến có tội đủđiều

              Những tầm có khổ báo nhiều’,

       Nhờ sự quán sát, diệt tiêu rõ ràng

          Bất-thiện-tầm liên quan đến dục

          Liên hệ sân, tiếp tục với si

    _______________________________

(1) : Bhikkhu – Tỳ Khưu hay Tỷ Kheo , là vịđã thọĐại Giới tức

     Cụ Túc Giới , chính thức là thành viên của Sangha (Tăng Già).

  (2) : Thiền-na được phiên âm từ Jhana (Pali) hay Dhyana

         (Sanskrist) tức pháp môn Thiền-định .

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 20 : AN TRÚ TẦM       *   MLH  –284

 

              Nhờ diệt trừ chúng tức thì

       Nội tâm an trú, vui vì nhất tâm

          Được an tịnh, thâm trầm định tĩnh.

          Ví như tính ưa thích điểm trang

              Của một anh chàng, cô nàng

       Thanh xuân tuổi trẻ, còn đang yêu đời

          Nếu có người ác tâm nào đó

          Quàng cổ họ xác rắn tanh hôi

              Hay một xác chó, xác người

Đã chết mấy bữa, nay thời thối tanh

          Người thiếu nữ hay thanh niên đó

          Quá ghê tởm, xấu hổ, sợ thay !

              Vị Tỷ Kheo ấy cũng tày

       Quán bất-thiện-tầm đây, hãi hùng

          Liên hệ cùng sân, si và dục   

          Nên kinh sợ, thu thúc, quán thường.

              Nhờ quán sát chúng khẩn trương

       Nội tâm định tĩnh, an tường, nhất tâm.

 

          Nhưng Tỷ Kheo gặp nhằm trường hợp   

          Khi quán sát, nơm nớp lo âu

              Vìác bất thiện tầm nào

       Liên hệ dục hoặc thuộc vào sân, si

          Vẫn khởi lên mọi thì như lũ,

Chư Tỷ Kheo ! Phích-Khú phải sao ?

              Không ức niệm, tác ý vào

       Những tầm bất thiện đang ào khởi lên.

          Nhờ diệt trừ chúng, nên an tịnh

          Nội tâm được định tĩnh, trú an.

              Như người có mắt rõ ràng

       Không muốn thấy sắc-pháp đang định hình

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 20 : AN TRÚ TẦM       *   MLH  –285

 

          Trong tầm mắt của mình như vậy

          Nên người ấy nhắm mắt lại liền,

              Hay là ngó qua một bên.

       Tỷ Kheo cũng vậy, không nên động lòng

          Không ức niệm, cũng không tác ý

          Bất-thiện-tầm mình nghĩ chẳng lành,

              Nhờ thế chúng được diệt nhanh.

 

       Nhưng khi Phích-Khú thực hành song song

          Không ức niệm và không tác ý

          Nhưng vẫn bịác, bất-thiện-tầm

              Liên hệ đến dục, si, sân

       Vẫn khởi lên mạnh rần rần ởđây

          Tỷ Kheo này phải cần tác ý

          Cho thật kỹ hành-tướng các tầm

              Cùng sự an trú các tầm

       Nhờ vậy, ác & bất-thiện-tầm diệt mau.

          Ví như người đi mau, tự nghĩ :

        ‘Tại sao ta lại chỉđi mau ?

              Ta hãy chậm lại đi nào !’.

       Thấy mình đi chậm, trong đầu nghĩ suy :

  ‘Tại sao ta lại đi chậm thế ?

          Hãy ngừng lại đây để nghỉ ngơi’.

              Trong khi dừng lại, nghĩ thời :

     ‘Tại sao dừng lại, hãy ngồi xuống đây’.     

          Trong khi ngồi, người này suy nghĩ :

         ‘Tại sao ta ngồi nghỉ như vầy

Vậy ta hãy nằm xuống ngay’.

       Và cứ như vậy, người này nhắm vô

          Bỏ dần các cứng thô cử chỉ

          Các cử chỉ tế nhị thực hành.

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 20 : AN TRÚ TẦM       *   MLH  –286

 

              Cũng vậy, Tỷ Kheo thuần thành

       Cần phải tác ý đến ‘hành tướng’ ngay.

          Nhưng vị này trong khi tâm trí

          Luôn tác ý hành-tướng các tầm

              Và sự an trú các tầm

       Nhưng các ác, bất-thiện-tầm liên quan

          Đến dục, sân, si đang phát khởi

          Tỷ Kheo ấy phải vội thực hành :

              Dán lưỡi lên nóc họng mình

       Nghiến chặt răng lại, giữ gìn bản tâm

          Lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục

Đánh bại tâm liên tục đêm ngày

              Đểác, bất-thiện-tầm này

       Đầy sân, si, dục được ngay diệt trừ

          Nhờ diệt trừ chúng ngay như vậy

          Nội tâm Tỷ Kheo ấy nhất tâm

              An trú, định tĩnh thâm trầm,

       Như người lực sĩ chủ tâm nhất thời

          Nắm lấy đầu một người ốm yếu

          Hay là níu và nắm lấy vai

              Dễ dàng quật ngã xuống ngay

       Chế ngự, đánh bại người này dễ thôi.

 

          Tỷ Kheo chẳng đổi dời ý chí

          Nhờ nghiến răng, đối trị tự mình

              Dán lưỡi lên nóc họng mình

       Chế ngự, nhiếp phục tiến trình của tâm

          Bất-thiện-tầm liên quan đến dục

          Đến sân, si – liên tục diệt vong

              Chính nhờ trừ diệt chúng xong

       Nội tâm định tĩnh, một lòng trú an.

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 20 : AN TRÚ TẦM       *   MLH  –287

 

          Chư Tỷ Kheo ! Mọi đàng như vậy

          Tỷ Kheo ấy an tịnh, nhất tâm

              An trú pháp môn đọa tầm

       Có thể tác ý đến tầm nào đây

          Mà vị này muốn mình tác ý ?

          Nếu không muốn tác ý tầm nào

              Có thể không tác ý vào

       Vịấy trừ diệt khát-khao ái liền

          Giải thoát những hiện tiền kiết-sử

          Khéo chinh phục chấp thủ mạn kiêu,

              Chấm dứt khổđau mọi điều

(Thân tâm an lạc, đạt nhiều ước mong) ”.

 

          Nghe Thế Tôn thuyết xong pháp quý

          Chư Tỷ Kheo hoan hỷ, an hòa

              Tín thọ lời đấng Phật Đà

       Thầm nguyện tinh tấn trải qua hành trì ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

 

*

*    *

 

 

(  Chấm dứt  Kinh số 20  :   AN TRÚ TẦM

VITAKKASANTHANA  Sutta  )

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/11/2016(Xem: 11660)
Mục đích của giải thưởng là khuyến khích việc sáng tác cá nhân, xuất phát từ nguồn cảm xúc đối với các hiện tượng thiên nhiên và đời sống xã hội, được miêu tả, bằng nhận thức, lý giải và thái độ sống động qua những lời dạy của Đức Phật. Bài tham dự có thể trình bày dưới nhiều hình thức như tác phẩm nghệ thuật, truyện ký, truyện ngắn, tạp bút, thơ… Người viết hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn có liên quan đến tư tưởng Đạo Phật và nội dung có thể chuyển tải được giáo lý thâm sâu, vi diệu mà rất gần gũi, giản dị của đức Phật trong đời sống hàng ngày.
19/10/2016(Xem: 15965)
Tại phiên bế mạc Đại hội Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) lần thứ 26 tại Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ vừa diễn ra, em Nguyễn Thị Thu Trang học sinh lớp 9B trường THCS Nguyễn Trãi, huyện Nam Sách, Hải Dương (năm học 2015-2016) đã đọc bức thư hay nhất thế giới do em viết trước đại diện 190 quốc gia.
07/10/2016(Xem: 10917)
Vào Thu đọc thơ Nguyễn Du: Hai bài thơ mang tên Thăng Long của Nguyễn Du Một phần nghiên cứu dịch văn bản thơ chữ Hán Nguyễn Du qua bài Thăng Long 昇龍 [1] Tản mạn nhận diện Quốc hiệu Việt Nam trong ý thơ của bài thơ Thăng Long Khái niệm lịch sử của Thăng Long Thăng Long, là kinh thành - kinh đô của đất nước Đại Việt, từ vương triều Lý , (gọi là nhà Lý hoặc Lý triều, 1009-1225) cho đến triều đại nhà Lê Trung Hưng (1533-1789), tổng cộng 564 năm[2]. Thăng Long cũng được hiểu và được biết đến trong lịch sử vốn là địa danh tên cũ của Hà Nội hiện nay. Thăng Long nghĩa là “rồng bay lên” theo nghĩa Hán-Việt, hay 昇隆[4] nghĩa là “thịnh vượng”. Từ Thăng Long: “昇隆” là từ đồng âm với tên “昇龍: Thăng Long”, nhưng mang nghĩa khác với “昇龍”.
27/09/2016(Xem: 7379)
Không bíết từ bao giờ những chú chim đã quây quần về đây càng ngày càng đông, nhảy nhót ca vang trên cành cây bên cạnh nhà mỗi ngày khi mặt trời chưa ló dạng. Nằm nướng vào những ngày cuối tuần, hay những hôm trời mưa rỉ rã, lúc trời đất giao mùa nghe chúng riú rít gọi nhau đi tìm mồi mình cũng thấy vui vui.
22/09/2016(Xem: 19596)
Đã có nhiều người nói và viết về nhạc sĩ Hằng Vang . Phần nhiều là những bài viết trong sáng, chân thực. Thiết tưởng không cần bàn cãi, bổ khuyết . Viết về anh, nhạc sĩ Hằng Vang, tôi chỉ muốn phác một tiền đề tổng hợp cốt tủy tinh hoa tư tưởng, sự nghiệp sáng tác của anh ; rằng : Anh là một nhạc sĩ viết rất nhiều ca khúc cho nền âm nhạc Phật Giáo Việt Nam, anh là một thành phần chủ đạo trong dòng chảy âm nhạc nầy ngay từ khi khởi nghiệp sáng tác thời phong trào chấn hưng Phật giáo, xuyên suốt qua nhiều biến động lịch sử trọng đại của PGVN cho đến tận bây giờ, anh vẫn miệt mài, bền bĩ cảm xúc, sáng tạo trong dòng chảy suối nguồn từ bi trí tuệ đạo Phật.
29/08/2016(Xem: 4315)
Cứ thế, một ngày vụt qua, lững thững ra đi không lời ước hẹn, cứ vậy, mịt mùng trao đổi, thân phận dòng đời, chờ chực vây quanh, chạy quanh lối mộng. Chiều xuống, nỗi buồn miên man gởi bay theo gió, trên kia cơn nắng chói chang của mùa hạ còn vương lại đâu đây, lặng nhìn núi đồi hoa lá, từng ấy trong lòng, một cõi mù khơi. Những giọt mồ hôi uể oải, từng nỗi đớn đau lũ lượt đọng lại, từng cơn hiu hắt thấm vào hồn, bây giờ trở thành những đơm bông kết nụ, những đắng cay ngọt bùi. Đâu đó, một chút hương lạ, làn gió bất chợt nhẹ lay, điểm tô không gian lắng đọng phiêu bồng, những thinh âm cao vút tận trời không, những hằng sa bất tuyệt chốn không cùng.
21/08/2016(Xem: 4056)
So sánh cách đọc Hán Việt (HV) với các cách đọc từ vận thư ("chính thống") của Trung Quốc (TQ) cho ta nhiều kết quả thú vị. Có những trường hợp khác biệt đã xẩy ra và có thể do nhiều động lực khác nhau. Chính những khác biệt này là dữ kiện cần thiết để xem lại hệ thống ngữ âm Hán Việt và tiếng Việt để thêm phần chính xác. Bài viết nhỏ này chú trọng đến cách đọc tên nhà sư nổi tiếng của TQ, Huyền1 Trang (khoảng 602–664, viết tắt trong bài này là HT) 玄奘 hay Tam Tạng, có ảnh hưởng không nhỏ cho Phật Giáo TQ, Việt Nam, Nhật và Hàn Quốc. Sư HT đã dịch nhiều bộ kinh và luận Phật giáo từ tiếng Phạn qua tiếng Hán, đưa Phật giáo gần đến nguồn Ấn Độ nguyên thủy hơn so với nhiều kinh dịch sai sót nhưng rất phổ thông vào thời trước (và cho đến ngay cả bây giờ).
13/08/2016(Xem: 3507)
Đức Phật đã dạy: " Mọi chuyện đều khởi đi từ duyên; duyên còn còn hiện hữu, duyên tan mọi sự trở về với trống không." Thật vậy, tôi chưa từng quen biết với các anh em trong " Hội Xây Dựng Tượng Đài Tỵ Nạn Hamburg", vậy mà mới lần đầu gặp gỡ khi các anh kéo nhau về ở München, tôi đã bị lôi cuốn bởi vẻ linh hoạt của anh Huấn, dáng điệu khoan thai, trầm tĩnh đầy chất Huế của anh Phù Vân, sự hăng say nồng nhiệt của anh Dũng, lời lẽ hài hước của anh Thoảng và dáng vẻ hiền từ dễ thương của chú Dũng Scirocco. Như vậy tôi phải có duyên lành với các anh nên mới nhận lời nối tiếp công việc các anh đang làm từ phút giây gặp gỡ ban đầu. Hơn nữa, đây là một nghĩa cử cao đẹp đầy ý nghĩa và cũng là dịp để Cộng đồng Việt Nam tỏ lòng biết ơn con tàu CAP ANAMUR, biết ơn nhân dân Đức đã cưu mang chúng tôi; vì vậy tôi đã hăng hái bắt tay vào việc với
31/05/2016(Xem: 12973)
Chữ NHƯ được thông dụng rất phổ biến trong văn chương và lời nói thường nghiệm của các dân tộc trên thế giới và trong Phật Giáo . Trong văn chương, chữ Như được thấy ở một số trường hợp : Xác định, phủ định, tương tợ, không thực…(như ảo, như hóa) đối với các vật thể hiện thực. Lãnh vực văn chương ở lời nói và viết thành văn, thơ. Ta thường nghe dân Việt nói và viết lời xác định về chữ như : Trắng như tuyết, cứng như đá, mềm như bún, nóng như lửa đốt, lạnh như băng giá, lạnh như đồng, xưa như trái đất, xưa như Diễm, chua như chanh, nắng như lửa đổ, mặn như muối, lạc (nhạt) như nước lã, tối như đêm ba mươi, đen như mực tàu, ốm như ma trơi, bén như gươm, cao như bầu trời, rộng như biển cả, ốm như cây sậy, nhanh như chớp, lẹ như sóc, dữ như cọp, ngu như bò, ngang như cua, v.v…
24/05/2016(Xem: 2996)
Xin chào. Xin chào Việt Nam! Thank you. Thank you so much. Xin cám ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho tôi sự chào đón nồng ấm và cho tôi hưởng lòng hiếu khách của người Việt trong chuyến thăm này. Và cũng xin cảm ơn các bạn Việt Nam có mặt ở đây ngày hôm nay, những người đến từ khắp nơi trên đất nước tuyệt vời này, trong đó có rất nhiều người trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng và niềm hy vọng của Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]