Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con người và Phật Pháp (sách PDF)

03/03/201808:55(Xem: 18363)
Con người và Phật Pháp (sách PDF)



Le khac thanh hoai (2)




Mục lục sách: 

- Lời đầu sách của HT Thích Giác Toàn

- Lời tựa của tác giả

* Phần Một: Con Người là... con chi ?

1/ Con người là …..con chi. Lê Khắc Thanh Hoài

2/ Một Duyên Hai Nợ Ba Tình. Lê Khắc Thanh Hoài

3/ Hạnh Phúc và Đau Khổ.Lê Khắc Thanh Hoài

4/ Cô Đơn.Lê Khắc Thanh Hoài

5/ Đời hay Đạo.Lê Khắc Thanh Hoài

* Phần hai: Phật Pháp: Con Đường Giải Thoát
6/  Ái_Lê Khắc Thanh Hoài

7/ Trong Vòng Tay Của Nhân Ngã_Lê Khắc Thanh Hoài

8/Thoát Vòng Tay Ngã_Lê Khắc Thanh Hoài

9/ Gánh Nặng Của Nghiệp_Lê Khắc Thanh Hoài

10/ Thoát Khổ.Lê Khắc Thanh Hoài

11/ Ngược Dòng Sinh Tử_Lê Khắc Thanh Hoài

12/ Tu Hành.Lê Khắc Thanh Hoài

13/ Thanh Tịnh Tâm Ý. Lê Khắc Thanh Hoài

14/ Đạo Giải Thoát_Lê Khắc Thanh Hoài

 


LỜI ĐẦU SÁCH

 

 

Vừa qua, bản thảo cuốn sách này, « Con Người và Phật Pháp » được tác giả Lê Khắc Thanh Hoài gởi đến cho tôi với lời đề nghị tôi có vài dòng đầu sách. Tôi có phần e ngại, vì có thể tôi không nắm rõ hết ý tưởng của tác giả và cũng có thể không nêu hết ý nghĩ của mình. Thế nhưng đối với một tác giả, một nữ cư sĩ Phật tử trí thức thuần thành, một nhà văn, một nhà thơ và là một nhạc sĩ mà tôi vẫn lưu tâm, cảm phục, cho nên tôi quên đi phần đắn đo mà mạnh dạn có mấy dòng, gọi là chút đạo tình và lòng trân trọng đối với chị Thanh Hoài.

 

Sách gồm 14 bài, nội dung có thể được phân định thành hai phần : một là về con người, tâm tư, đời sống vật chất và tinh thần; hai là nêu một số nhận định cơ bản về Phật Pháp để người đọc cùng chia sẻ, góp phần với tác giả trong việc tìm hiểu con đường tu tập nhằm giải thoát khỏi khổ đau.

 

Ba năm trước đây, cuốn truyện «  Chuyện Một Người Đàn Bà…Năm Con » của tác giả Lê  Khắc Thanh Hoài được xuất bản và được nhiều độc giả tán thưởng. Truyện phản ảnh những trải nghiệm về cuộc sống, về con người, về tình đời với những nghiêng ngả khóc cười, khổ đau của một phụ nữ có năm người con và đang tiến đến tuổi già. Chủ đích cuốn truyện là nhận rõ con đường giảm thiểu hay giải thoát khỏi khổ đau, ngay cả những khổ đau cùng cực tưởng như không thể xử lý được nhưng lại có thể được. Tập sách này,« Con Người và Phật Pháp » cũng xoay quanh nội dung, đề tài nói trên, nhưng được trình bày một cách tổng quát theo hình thức những bài viết riêng lẻ và có liên hệ chặt chẽ với nhau. Đây là những bài luận giảng về đời, về con người và về Phật Pháp mang ý nghĩa khuyến dụ mọi người tìm cách thoát khổ nhờ ánh sáng Phật giáo soi rọi. Những ý tưởng ở đây được trình bày gãy gọn, đơn giản mà sâu sắc, vững vàng, nhu hòa và đầy tình cảm.

 

Tôi nghĩ có lẽ nên minh hoạ thêm một chút về nội dung sách như đã nói trên, bằng cách chọn ngẫu nhiên một bài trong số 14 bài của cuốn sách. Tôi chọn bài đầu tiên «  Một Duyên Hai Nợ Ba Tình ».

 

Duyên, Nợ, Tình là duyên, nhân duyên, là hoàn cảnh, là nghiệp, nghiệp lực, nghiệp quả. Tác giả phân tích ý nghĩa của các từ ngữ, dẫn chứng thực tại về hoàn cảnh, thân phận con người. Duyên, Nợ, Tình là dục, là ái trong Tứ Đế và là ái trong Mười Hai Nhân Duyên. Duyên, Nợ, Tình là ái nên là khổ và phải chịu ảnh hưởng do sự vận hành của khổ. Tác giả nhấn mạnh chữ tình, tình ái trong quan hệ gia đình, giữa những tình nhân hay những người phối ngẫu qua suy nghĩ, thái độ và cư xử của con người. Tình là khổ, là bị thâm nhiễm bởi tam độc tham, sân, si thể hiện qua thân, khẩu, ý. Duyên, Nợ, Tình và cả nghiệp xấu đã gieo, quả xấu dẫn đến khổ đau đều có thể giảm trừ hay triệt tiêu bằng sự suy nghĩ đúng đắn, cân nhắc, bằng thái độ ứng xử, bằng tu tập theo giáo lý của Đức Phật. Đây là thái độ lạc quan và niềm tin Phật của tác giả rất đáng được tán thán, khen ngợi.

 

Tôi tâm đắc với thái độ lạc quan ấy và với những trải nghiệm, kiến thức Phật học cùng niềm tin Phật Pháp của tác giả. Và, khi đọc những dòng sách, tôi cảm nhận được sự cẩn thận, nhu hòa, từ tốn, tưởng như lời ca, tiếng nhạc trong tập nhạc «  Vui Sống Đạo » của chị đã được xuất bản vài năm trước đây.

 

 

                                                Pháp Viện Minh Đăng Quang, TPHCM

                                                              Cuối năm Ất Mùi 2015 

                                                          Sa Môn Thích Giác Toàn

Le khac thanh hoai (1)



Le khac thanh hoai (3)

  Lời Tựa Tác Giả

 

 

« Con Người và Phật Pháp » được in thành sách do gom góp những bài viết trước tiên hết là viết cho chính mình, kế đến là chia sẻ cùng bạn bè quen biết chung quanh và nay thì lại được đến tay các độc giả xa, gần không quen biết và rồi, đương nhiên là sẽ trở thành quen biết một khi cầm cuốn sách này trong tay.

Viết cho mình là điều cần thiết để làm sáng tỏ những ý nghĩ còn tiềm tàng trong đầu, kế đến, chia sẻ là điều không thể nào không làm một khi mà chính mình đã tìm thấy cái điều lợi ích qua sự viết lách đó.

 

Những suy tư về thân phận con người, một loài hữu tình mà chính mình cũng là một thực thể sống và trải nghiệm cái thân phận con người đó, lênh đênh trên dòng đời vạn nẻo. Thăng trầm biết mấy bận. Long đong biết mấy lần. Buồn vui sướng khổ biết bao phen. Ôi con người là…con chi ? Tình duyên, nợ nần, oan trái, nghiệp chướng là…cái chi chi ? mà khiến con người phải lận đận lao đao ?

 

Chỉ khi đã có được một cái nhìn khá rõ ràng về con người, về chính mình, một thực thể sống động của một cái thân và cái tâm cộng lại, làm thành cái tôi, hai chân đứng thẳng trên mặt đất này, bấy giờ mới thấy ra trước mắt con đường thực sự đem lại hạnh phúc cho chính mình, cho con người. Con đường đó là con đường Đạo. Là Đạo Phật. Là Phật Pháp.

 

Phần thứ hai của cuốn sách là những điều chia sẻ về Phật Pháp để mọi người cùng hưởng cùng vui. Mong rằng hạnh phúc, an lạc sẽ đến cùng với ai tìm đến Phật Pháp như một giải đáp, một câu trả lời cho những ưu tư, băn khoăn, trăn trở của chính mình, của đời mình.

 

 

                                                Lê Khắc Thanh Hoài

                                  Paris những ngày đầu năm Bính Thân 



Mục lục sách: 

- Lời đầu sách của HT Thích Giác Toàn

- Lời tựa của tác giả

* Phần Một: Con Người là... con chi ?

1/ Con người là …..con chi. Lê Khắc Thanh Hoài

2/ Một Duyên Hai Nợ Ba Tình. Lê Khắc Thanh Hoài

3/ Hạnh Phúc và Đau Khổ.Lê Khắc Thanh Hoài

4/ Cô Đơn.Lê Khắc Thanh Hoài

5/ Đời hay Đạo.Lê Khắc Thanh Hoài

* Phần hai: Phật Pháp: Con Đường Giải Thoát
6/  Ái_Lê Khắc Thanh Hoài

7/ Trong Vòng Tay Của Nhân Ngã_Lê Khắc Thanh Hoài

8/Thoát Vòng Tay Ngã_Lê Khắc Thanh Hoài

9/ Gánh Nặng Của Nghiệp_Lê Khắc Thanh Hoài

10/ Thoát Khổ.Lê Khắc Thanh Hoài

11/ Ngược Dòng Sinh Tử_Lê Khắc Thanh Hoài

12/ Tu Hành.Lê Khắc Thanh Hoài

13/ Thanh Tịnh Tâm Ý. Lê Khắc Thanh Hoài

14/ Đạo Giải Thoát_Lê Khắc Thanh Hoài

 



***

Chân thành cảm ơn tác giả, Lê Khắc Thanh Hoài,
đã gởi tặng trang nhà phiên bản điện tử tập sách quý này.
Nam Mô A Di Đà Phật
TK. Thích Nguyên Tạng
(3-2018)


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 7664)
Đức Phật là một đấng đại Từ Bi, Ngài xem tất cả chúng sinh mọi loài như con một. Lòng yêu thương chúng sinh của Đức Phật trong Kinh Lăng Nghiêm có nói, như mẹ thương con, chỉ mong làm sao cho con mình được hết tất cả khó và hưởng tất cả vui, cho nên trong Kinh Hoa Nghiêm nói ...
04/04/2013(Xem: 6652)
Không nghĩ thiện, không nghĩ ác” “Không nghĩ thiện không nghĩ ác” không phải là không có thiện không có ác. Có thiện có ác quá đi chứ! Nếu không sao bảo “Chư ác mạc tác – Chúng thiện phụng hành” (Chớ làm điều ác – Hãy làm điều thiện)?
04/04/2013(Xem: 4957)
Hoằng pháp là một công tác quan trọng để con người thấm thuần chánh pháp, giác ngộ giáo lý của chư Phật. Đức Phật Thích Ca sau khi thành đạo, ngài cũng nghĩ đến việc hoằng pháp trước tiên, chính vì thế nên Ngài thành lập Giáo hội Tăng già để chư Tăng lên đường hoằng dương chánh pháp.
04/04/2013(Xem: 5865)
Có một cô thiếu nữ người Pháp, sinh ra ở một tỉnh cách làng Hồng độ chừng hai trăm cây số. Khi lớn lên, tới 19 tuổi, cô bỏ gia đình, bỏ nước Pháp, đi sang nước Anh để sinh sống. Người thiếu nữ Pháp đó giận mẹ, giận gia đình, giận luôn cả tổ quốc. Cô sang bên Anh sống như vậy luôn hai mươi năm.
04/04/2013(Xem: 8532)
Hôm nay là ngày sám hối lệ. Tất cả các Phật tử đến đây tụng kinh, nghe thuyết pháp và hành thiền. Đây là chương trình tu học mỗi tháng hai kỳ vào ngày 14 và 29 Âm lịch cho cư sĩ. Những bậc xuất gia có 2 ngày là 15 và 30 hàng tháng để làm lễ sám hối.
03/04/2013(Xem: 7510)
Tôi là một người sống độc thân (và không có con), năm nay tôi 50 tuổi. Tôi sinh sống ở Virginia thuộc Hoa Thịnh Ðốn, sức khỏe đầy đủ và tôi có một việc làm vững chắc. Tôi có một người cha 85 tuổi, sống tại Houston , Texas .
03/04/2013(Xem: 14944)
Hôm nay là ngày 21 tháng 11 năm 1993, chúng ta khai giảng khóa tu mùa Đông ở tại Xóm Hạ, Làng Hồng. Khoá học của chúng ta là Phật Pháp Căn Bản (Basic Buddhism)...
03/04/2013(Xem: 5477)
Đây là mười phương-pháp dạy trong kinh Hoa-Nghiêm, nơi phần Trị-Địa-Trụ ở phẩm Thập Trụ. Thật sự ra phương-pháp này không hạn cuộc nơi chư Tăng Ni, mà dành cho mọi người tu Bồ-Tát Hạnh, tại gia và xuất gia ...
03/04/2013(Xem: 6347)
Chướng ngại chính cản trở sự thành công trong hành thiền và phát tuệ giải thoát thường có dạng của một trong năm loại triền cái. Toàn thể pháp hành đưa đến Giác ngộ có thể được diễn tả như một nỗ lực để vượt qua năm chướng ngại nầy ...
02/04/2013(Xem: 13279)
Đức Phật truyền dạy giáo pháp nhằm mang lại an lạc và giác ngộ. Nếu Phật Pháp chỉ là những tiền đề lý luận thỏa mãn tri thức thì Đạo Phật đã không có khả năng tồn tại...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]