Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

06/01/202509:14(Xem: 636)
Tuần 3
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 3 THÁNG 12, 2024)
 
                            
Diệu Âm lược dịch

 

 

NHẬT BẢN: 1,200 tượng La Hán tại ngôi chùa Otagi Nenbutsuji ở Kyoto thu hút nhiều du khách

Kyoto, Nhật Bản - Ngôi chùa cổ Otagi Nenbutsuji của Phật phái Tendai có niên đại từ Thời kỳ Nara (710-784) được di dời đến Phường Ukyo của thành phố Kyoto vào năm 1922.

Chùa này đã bị hư hại nghiêm trọng trong một cơn bão năm 1950 đến nỗi được gọi là “ngôi chùa hoang vắng nhất ở Kyoto”. Nhà điêu khắc Phật giáo Kocho Nishimura (1915-2003) đã phụ trách xây dựng lại chùa với tư cách là trụ trì của ngôi đền.

Vào những năm 1980, sư Nishimura đã mời công chúng đến để tạc tượng la hán phản ảnh mong ước cá nhân của họ.

Ban đầu sư Nishimura dự định giới thiệu 500 tác phẩm điêu khắc la hán để tưởng nhớ 500 đệ tử của Đức Phật đã xuất gia sau khi Ngài nhập diệt.

Tuy nhiên, con số này đã tăng lên 1,200 tượng trong vòng 10 năm, khi chùa Otagi Nenbutsuji tràn ngập những người từ khắp Nhật Bản háo hức cống hiến các tác phẩm điêu khắc của họ.

Điểm du lịch ít được biết đến này trước đây chỉ thu hút khoảng 100 du khách mỗi ngày. Nhưng sự nổi tiếng của nó đã tăng vọt vào mùa xuân năm ngoái sau khi chùa Otagi Nenbutsuji được viết trên một trang web đánh giá du lịch nước ngoài. Hiện nay, hầu hết trong số 900 du khách mỗi ngày đến từ bên ngoài Nhật Bản.

(asahi.com – December 18, 2024)

 

  TinTuc_PGTG_2024-12-3-000
TinTuc_PGTG_2024-12-3-001 
Tượng La hán tại chùa Otagi Nenbutsuji ở Kyoto
TinTuc_PGTG_2024-12-3-002TinTuc_PGTG_2024-12-3-003TinTuc_PGTG_2024-12-3-004
 
Du khách viếng ngôi chùa Otagi Nenbutsuji 1,200 La hán
  Photos: Yoshiaki Arai

 

 

HÀN QUỐC: Hội Jungto công bố tuyển sinh năm 2025 cho Trường Phật học Jungto trực tuyến với Hòa thượng Pomnyun Sunim

  Hội Jungto - cộng đồng Phật giáo quốc tế do Pháp sư Hàn Quốc và là nhà hoạt động xã hội đáng kính, Hòa thượng Pomnyun Sunim thành lập - đã thông báo rằng khóa học thực hành và nghiên cứu trực tuyến phổ biến dành cho các học viên Phật giáo - có tên là Trường Phật học Jungto - sẽ trở lại vào năm 2025, với việc đăng ký trực tuyến hiện đã mở.

  “Học những lời dạy nguyên thủy của Đức Phật dưới sự hướng dẫn của Hòa thượng Pomnyun Sunim,” Hội Jungto  công bố trong một thông báo. “Bạn sẽ học cách tâm trí hoạt động và sẽ trải nghiệm những thay đổi trong quan điểm của mình về cuộc sống. Là học viên của Trường Phật học Jungto, bạn không chỉ học giáo lý Phật giáo - những lời dạy cốt lõi của Đức Phật - mà còn đạt được trí tuệ thực tế vốn có thể giúp bạn giải quyết nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống. Ngoài ra, bạn sẽ thực hành áp dụng những lời dạy đó vào cuộc sống hàng ngày của mình.”

  “Trong suốt 32 năm lịch sử của mình, Trường Phật học Jungto đã giúp vô số người thay đổi cuộc sống của họ,” Hội Jungto lưu ý. “Chương trình kéo dài 20 tuần này sẽ giúp những người tham gia học cách sống tự do và hạnh phúc hơn theo giáo lý Phật giáo.”

(Buddhistdoor Global – December 18, 2024)

 TinTuc_PGTG_2024-12-3-005

Hòa thượng Pomnyun Sunim
Photo: Jungto Society
 

 

THÁI LAN: Tòa nhà của chùa Wat Pa Rien ở tỉnh Nakhon Si Thammarat sụp đổ sau trận mưa lớn và lũ lụt

Mưa lớn và lũ lụt ở miền Nam Thái Lan đã khiến một tòa nhà tại Wat Pa Rien, một ngôi chùa Phật giáo ở tỉnh Nakhon Si Thammarat sụp đổ vào ngày 16-12-2024. Chính quyền địa phương báo cáo rằng công trình này - vốn là nơi ở của các nhà sư - đã rơi xuống một khe núi gần đó sau khi nền móng của tòa nhà bị suy yếu do mưa lớn liên tục và lũ quét. Không có báo cáo thương vong nào vì các nhà sư đã di tản khỏi tòa nhà ngay trước khi xảy ra sụp đổ.

Đoạn video từ hiện trường cho thấy tòa nhà tại chùa Wat Pa Rien lúc đầu bị võng ở giữa, với các cửa sổ bị cong vênh và một số tấm ốp cong ra ngoài. Chẳng bao lâu, toàn bộ tòa nhà dường như bị trượt đi vì phần lớn nền móng bị nước lũ nhấn chìm. Cả tòa nhà sau đó rơi xuống vùng nước sâu, chỉ còn lại lối vào và cầu thang bên ngoài. Nhận thấy sự rung chuyển trong cấu trúc này, các nhà sư đã quyết định rời đi ngay lập tức.

Chính phủ và các tăng đoàn Phật giáo địa phương đã bắt đầu đánh giá thiệt hại và xem xét các kế hoạch tái thiết.

(NewsNow - December 20, 2024)

TinTuc_PGTG_2024-12-3-006TinTuc_PGTG_2024-12-3-007

 

TinTuc_PGTG_2024-12-3-008

Tòa nhà tại chùa Wat Pa Rien sụp đổ do mưa lớn và lũ lụt
Photo: msn.com

 

ẤN ĐỘ: Học giả Phật giáo và là Giáo sư Ấn Độ học Suniti Kumar Pathak từ trần ở tuổi 101

Tây Bengal, Ấn Độ - Học giả Phật giáo và là giáo sư Ấn Độ học nổi tiếng Suniti Kumar Pathak đã qua đời tại nhà riêng của ông ở Avanpalli, Shantiniketan (bang Tây Bengal) vào ngày 5-12-2924, hưởng thọ 101 tuổi.

Giáo sư Pathak nổi tiếng với những nghiên cứu sâu rộng về Phật giáo và văn hóa. Năm 1954, cùng với Giáo sư C. R. Lama, ông đã đồng thành lập Khoa Nghiên cứu Ấn Độ-Tây Tạng tại Đại học Visva-Bharati ở Shantiniketan.  Năm 1984, ông nghỉ hưu và sống tại Bolpur, Santiniketan cho đến khi qua đời.

Giáo sư Pathak đã có những đóng góp đáng kể cho việc nghiên cứu các ngôn ngữ Ấn Độ, và văn hóa Phật giáo. Ông thông thạo nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Bengal, tiếng Hán, tiếng Pali, tiếng Prakrit, tiếng Phạn và tiếng Tây Tạng, và là tác giả của một số bài báo bằng các ngôn ngữ này.

(NewsNow – December 18, 2024)

TinTuc_PGTG_2024-12-3-009

 Giáo sư Suniti Kumar Pathak
Photo: ommcomnews.com

ẤN ĐỘ: Kỷ niệm 35 năm ngày trao Giải Nobel Hòa bình cho Đức Đạt Lai Lạt Ma

Dharamshala, Ấn Độ - Các cộng đồng người Tây Tạng trên toàn thế giới đã kỷ niệm 35 năm ngày Đức Đạt lai Lạt ma nhận Giải Nobel Hòa bình với các sự kiện và lễ hội bắt đầu vào ngày 8-12-2024.

Lễ kỷ niệm diễn ra ở nhiều quốc gia, phản ảnh di sản lâu dài và tác động toàn cầu của Đức Đạt lai Lạt ma thứ 14, người đã được trao Giải Nobel Hòa bình vào ngày 10-12-1989 vì “ủng hộ các giải pháp hòa bình dựa trên sự khoan dung và tôn trọng lẫn nhau để bảo tồn di sản lịch sử và văn hóa của người Tây Tạng”.

Kashag, văn phòng điều hành của Chính quyền Trung ương Tây Tạng tại McLeod Ganj, Dharamshala (Ấn Độ), đã ban hành một tuyên bố cho ngày này, trong đó có đoạn:

“Hôm nay, khi chúng ta kỷ niệm cả lễ trao Giải Nobel Hòa bình cho Đức Đạt lai Lạt ma và Ngày Nhân quyền Quốc tế, thật thích hợp khi chúng ta nói về những nỗ lực không mệt mỏi của Đức Đạt Lai Lạt Ma bất chấp mọi khó khăn trong việc bảo tồn ngôn ngữ Tây Tạng, cũng như quảng bá trí tuệ Phật giáo cổ xưa phong phú và các giá trị văn hóa của nó. Và cả về vai trò của Ngài như một người tố giác để bảo vệ hệ sinh thái và môi trường toàn cầu.”

Tuyên bố cũng lưu ý rằng 12 tháng kể từ ngày 6-7-2025 đến ngày 6-7-2026 sẽ được chỉ định là “Năm Từ bi” để tôn vinh sinh nhật lần thứ 90 của Đức Đạt lai Lạt ma.

(Buddhistdoor Global – December 17, 2024)

 

TinTuc_PGTG_2024-12-3-010

Đức Đạt lai Lạt ma
Photo: wikipedia.org
Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/09/2013(Xem: 27601)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
21/07/2013(Xem: 15484)
Cà Sa Vương khói của Tịnh Minh
19/07/2013(Xem: 12385)
Phật Giáo Việt Nam có sự gắn bó như nước và sữa với dân tộc và đất nước Việt Nam suốt quá trình lịch sử tồn tại và phát triển trên hai ngàn năm qua. Đó là sự thật lịch sử không thể phủ nhận. Trong quá trình tồn tại và phát triển đó, Phật Giáo Việt Nam đã trải qua nhiều cơn thăng trầm, vinh nhục. Nhưng chưa bao giờ Phật Giáo Việt Nam đánh mất bản nguyện hoằng dương Chánh Pháp giải khổ quần sanh và góp phần giữ nước và phát triển đất nước.
17/07/2013(Xem: 15497)
Đọc hết 93 trang của Phúc trình A/5630, lại được xác nhận bởi Kết luận của Biên bản Buổi họp thứ 1280 của Đại Hội đồng LHQ, rồi sau đó được Giáo sư Roger Stenson Clark tham chiếu trong tác phẩm A United Nations High Commissioner For Human Rights của ông, ta có thể khẳng định rằng Phúc trình A/5630 không hề kết luận rằng chính phủ Diệm "không có đàn áp tôn giáo" như cái thế lực đã thù nghịch với Phật giáo từ thời Cố đạo Alexandre de Rhodes gọi Phật Thích Ca bằng “thằng” trong Phép Giảng Tám Ngày, tìm cách xuyên tạc tài liệu để mạo hóa lịch sử từ mấy năm nay.
23/06/2013(Xem: 7557)
Nam Mô Thanh Tịnh Pháp Thân TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT Nam Mô Viên Mãn Báo Thân LÔ XÁ NA PHẬT Nam Mô Thiên Bá Ức Hóa Thân THÍCH CA MÂU NI PHẬT Nam Mô Vị Pháp Thiêu Thân THÍCH QUẢNG ĐỨC BỒ TÁT Nam Mô Đại Hùng, Đại Lực CHƯ BỒ TÁT Vị Pháp Thiêu Thân
22/06/2013(Xem: 8679)
Đã tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Thời gian đủ để chúng ta bình tâm nhìn lại sự kiện lịch sử nầy để rút ra bài học cho những bước tiến tương lai của dân tộc và cho chính mỗi con người nhỏ bé chúng ta trong cõi ta bà mê muội nầy.
01/06/2013(Xem: 21144)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
12/04/2013(Xem: 30286)
50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam - HT Thích Thiện Hoa soạn GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT VIỆN HÓA ĐẠO ---oOo--- 50 NĂM CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM Sa mônTHÍCH THIỆN HOA soạn Tập 1: 50 NĂM (1920-1970) CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM hay là “GHI ƠN TIỀN BỐI” I –Lời Nói Đầu II –Diễn Văn III -Quyết định số 0176–V. H. Đ IV –Ghi ân Tiền Bối V –Di ảnh và tiểu sử Chư Thánh Tử Đạo.
09/04/2013(Xem: 8911)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen bộ tư liệu nhiều tập liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng bộ sách nghiên cứu này cùng với phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước. Sách thuộc loại NGHIÊN CỨU-KHÔNG BÁN, tuy nhiên, quý cơ quan nghiên cứu, quý quản thủ thư viện các trường cao đẳng, đại học trong nước và hải ngoại muốn có ấn bản giấy, có thể liên lạc với nhà xuất bản THIỆN TRI THỨC PUBLICATIONS P.O.Box 4805 Garden Grove, CA 9
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]