Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

28/01/202220:40(Xem: 6798)
Tuần 3
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 3 THÁNG 1, 2022)
 
Diệu Âm lược dịch

 

MÃ LAI: Hội Phật giáo Từ Tế hỗ trợ tiền mặt cho 16,000 gia đình bị thiệt hại nặng nề do lũ lụt

PETALING JAYA, Mã Lai -  Trong một động thái nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho những người bị ảnh hưởng bởi trận lũ lụt tàn phá gần đây, Tổ chức Phật giáo Đài Loan Từ Tế tại Mã Lai đã trao tặng mỗi người 1,000 RM cho hơn 3,000 gia đình ở Taman Sri Muda, Shah Alam.

Phó Giám đốc điều hành Sio Kee Hong của hội này cho biết các tình nguyện viên của tổ chức đã thực hiện một cuộc khảo sát lớn, đi từng nhà để hỏi xem các nạn nhân lũ lụt cần gì. “Dựa trên cuộc khảo sát của mình, chúng tôi kết luận rằng các nạn nhân cần tiền,” anh nói với  báo TheSun.

Người sáng lập kiêm chủ tịch Tập đoàn Berjaya Bhd Tan Sri Vincent Tan cho biết Từ Tế rất xuất sắc trong việc làm từ thiện và ca ngợi một số người nổi tiếng địa phương đã tham gia hoạt động của Từ Tế.

Việc phân phát cứu trợ tiền mặt sẽ bao gồm 58 khu vực trên khắp Selangor, Kuala Lumpur và Pahang cho khoảng 16,000 gia đình.

Từ Tế dự kiến ​​sẽ thực hiện 60 buổi phát tiền trước Tết Nguyên Đán và 17 buổi sau đó.

(The Sun Daily – January 16, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-01-3-000

Một số người nhận tiền (hàng bên trái) tại buổi lễ phân phát cứu trợ tiền mặt của hội Từ Tế  
Photo:  ASYRAF RASID / THE SUN

 

PAKISTAN: Người đàn ông bị bắt vì đào trộm tượng Phật ở quận Haripur

HARIPUR, Pakistan – Ngày 12-1-2022, các quan chức sở khảo cổ tuyên bố đã thu giữ một bức tượng Phật 2,000 năm tuổi từ quyền sở hữu của một người đàn ông sống tại một ngôi làng Khanpur ở quận Haripur.

Ông Nawazuddin, nhân viên phòng khảo cổ của tiểu khu vực Hazara, nói rằng người của sở khảo cổ được mật báo đã đột kích ngôi nhà của Masroor Shah ở làng Sultan Pur, và thu hồi bức tượng Phật từ quyền sở hữu của anh ta. Bức tượng và bị can đã được giao cho cảnh sát Khanpur.

Ông Nawazuddin cho biết bức tượng Phật có kích thước 1x1 feet trong tình trạng thật. Bị cáo Masroor Shah đã đánh cắp tượng này trong quá trình đào bất hợp pháp ở một khu vực của Khanpur giáp với thung lũng Taxila, và muốn buôn lậu nó đến Punjab để vận chuyển ra nước ngoài nhằm có giá trị thị trường tốt hơn.

Ông Nawazuddin cho biết phân tích lịch sử của bức tượng cho thấy Đức Phật đang trong tư thế thiền định và thời kỳ của tượng dao động từ 1,800 đến 2,000 năm tuổi.

(Dawn – January 13, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-01-3-001

Tượng Phật 2,000 năm tuổi bị sở khảo cổ thu giữ từ quyền sở hữu của một người đàn ông sống tại quận Haripur (Pakistan)
Photo: Dawn

 

HOA KỲ: Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại trước các báo cáo về các hành động của Trung Quốc đối với Phật tử Tây Tạng

Ngày 13-1-2022, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại trước các báo cáo về các hành động của Trung Quốc đối với Phật tử Tây Tạng, bao gồm cả việc phá hủy những tượng Phật như một phần trong chiến dịch xóa bỏ truyền thống của các dân tộc thiểu số.

Văn phòng Tự do Tôn giáo Quốc tế của Bộ Ngoại giao - cơ quan thúc đẩy sự tôn trọng toàn cầu đối với tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng như một mục tiêu cốt lõi trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ - đã kêu gọi các nhà chức trách Trung Quốc tôn trọng quyền tự do thực hành tín ngưỡng của người Tây Tạng.

“Chúng tôi rất lo lắng trước các báo cáo về các hành động leo thang của CHND Trung Hoa chống lại Phật tử Tây Tạng, bao gồm việc chính quyền phá hủy tượng Phật, dỡ bỏ cối kinh và đốt cờ cầu nguyện. Chúng tôi kêu gọi các nhà chức trách CHND Trung Hoa tôn trọng quyền của người Tây Tạng được tự do thực hành tín ngưỡng của họ ”, Văn phòng Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ viết trên Twitter.

Tuyên bố này được đưa ra vài ngày sau khi nổi lên thông tin về việc Trung Quốc phá hủy bức tượng Phật giáo thứ hai vốn được người Tây Tạng tôn kính ở tỉnh Tứ Xuyên, miền tây Trung Quốc. Việc phá hủy  bức tượng Phật Di Lặc 3-tầng tại tu viện Gaden Namyal Ling ở hạt Drago - thuộc tỉnh Tự trị Tây Tạng Kardze - đã được xác nhận thông qua hình ảnh vệ tinh thương mại, Đài Á Châu Tự Do (RAF) đưa tin.

(hindustantimes.com – January 14, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-01-3-002

Ảnh vệ tinh cho thấy bức tượng Phật cao hơn 30 mét ở Tây Tạng đã bị phá hủy
Photos: RFA

 

 

TÍCH LAN: Người Tích Lan kỷ niệm chuyến thăm đầu tiên của Đức Phật đến đảo quốc này

Colombo, Tích Lan -  Lễ hội Phật giáo Duruthu Poya được tổ chức vào ngày 17 -1, ngày trăng tròn đầu tiên của tháng 1 (dương lịch). Lễ hội này đánh dấu chuyến viếng thăm đầu tiên của Đức Phật đến Sri Lanka.

Đây là một ngày lịch sử và tôn giáo quan trọng trong lịch đối với các Phật tử Tích Lan vì nó đánh dấu chuyến viếng thăm đầu tiên của Đức Phật Cồ Đàm đến Sri Lanka vào tháng thứ chín sau khi đắc đạo.

Lần đầu tiên Đức Phật viếng thăm thị trấn Mahiyanganaya ở tỉnh Uva của Tích Lan vào khoảng 2,500 năm trước. Theo các văn bản cổ của Tích Lan, Mahavansa và Dipavansa thì Đức Phật đã đến thăm để chấm dứt giao tranh giữa hai bộ tộc chính trên đảo.

Trong chuyến thăm của mình, Đức Phật đã thuyết pháp cho các bộ lạc. Sau khi nghe các bài pháp giảng, các bộ lạc đã từ bỏ cuộc chiến với nhau và bắt đầu tôn trọng lẫn nhau.

Ấn tượng với các bài thuyết pháp, Thần Sumana Saman của địa phương đã mời Đức Phật để lại dấu chân thiêng liêng của mình trên đỉnh núi Samanala. Duruthu poya đánh dấu sự khởi đầu của mùa hành hương kéo dài 3 tháng đến núi Samanala để chiêm bái dấu chân của Đức Phật.

(NewsIn.Asia – January 18, 2022)

 TinTuc_PGTG_2022-01-3-003TinTuc_PGTG_2022-01-3-004TinTuc_PGTG_2022-01-3-005

 

Phật tử và tăng sĩ cúng dường hoa trong lễ hội Duruthu poya
Photos: NewsIn.Asia 
 

MIẾN ĐIỆN: Hàng trăm nhà sư Phật giáo chạy trốn khỏi các ngôi chùa ở miền Đông khi bạo lực leo thang

Hàng trăm nhà sư Phật giáo đã chạy trốn khỏi 2 thị trấn lớn ở miền đông Myanmar. Sự ra đi của các tu sĩ diễn ra sau cuộc di cư của hàng chục ngàn dân thường trong bối cảnh các cuộc đụng độ bạo lực giữa quân đội và phiến quân có vũ trang, những người phản đối chế độ quân sự đã lật đổ chính phủ được bầu của Miến Điện hồi tháng 2 năm ngoái.

Trong bối cảnh bạo lực ngày càng leo thang, Liên Hiệp Quốc ước tính rằng gần 90,000 người đã phải di dời khỏi Bang Kayah phía đông Myanmar, phần lớn từ thị trấn Loikaw và Demoso gần đó. Các tổ chức phi chính phủ địa phương ước tính con số này lên tới gần 170,000. Cả 2 thị trấn này đều được xem là thành trì của các nhóm chống chính quyền.    

Một nhà sư nói rằng khoảng 30 tu viện Phật giáo ở Loikaw và 12 tu viện khác ở Demoso đã bị bỏ trống. Sự di tản của các nhà sư nhằm nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của tình hình ở Miến Điện, nơi mà các ngôi chùa Phật giáo thường vốn được xem là nơi trú ẩn an toàn.

(Buddhistdoor Global – January 17, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-01-3-006

Các nhà sư Phật giáo và dân thường chạy trốn khỏi Loikaw vì lo sợ các cuộc không kích của quân đội.
Photo: David Kham Ku

 

 

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/09/2013(Xem: 27211)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
21/07/2013(Xem: 15264)
Cà Sa Vương khói của Tịnh Minh
19/07/2013(Xem: 12306)
Phật Giáo Việt Nam có sự gắn bó như nước và sữa với dân tộc và đất nước Việt Nam suốt quá trình lịch sử tồn tại và phát triển trên hai ngàn năm qua. Đó là sự thật lịch sử không thể phủ nhận. Trong quá trình tồn tại và phát triển đó, Phật Giáo Việt Nam đã trải qua nhiều cơn thăng trầm, vinh nhục. Nhưng chưa bao giờ Phật Giáo Việt Nam đánh mất bản nguyện hoằng dương Chánh Pháp giải khổ quần sanh và góp phần giữ nước và phát triển đất nước.
17/07/2013(Xem: 15437)
Đọc hết 93 trang của Phúc trình A/5630, lại được xác nhận bởi Kết luận của Biên bản Buổi họp thứ 1280 của Đại Hội đồng LHQ, rồi sau đó được Giáo sư Roger Stenson Clark tham chiếu trong tác phẩm A United Nations High Commissioner For Human Rights của ông, ta có thể khẳng định rằng Phúc trình A/5630 không hề kết luận rằng chính phủ Diệm "không có đàn áp tôn giáo" như cái thế lực đã thù nghịch với Phật giáo từ thời Cố đạo Alexandre de Rhodes gọi Phật Thích Ca bằng “thằng” trong Phép Giảng Tám Ngày, tìm cách xuyên tạc tài liệu để mạo hóa lịch sử từ mấy năm nay.
23/06/2013(Xem: 7458)
Nam Mô Thanh Tịnh Pháp Thân TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT Nam Mô Viên Mãn Báo Thân LÔ XÁ NA PHẬT Nam Mô Thiên Bá Ức Hóa Thân THÍCH CA MÂU NI PHẬT Nam Mô Vị Pháp Thiêu Thân THÍCH QUẢNG ĐỨC BỒ TÁT Nam Mô Đại Hùng, Đại Lực CHƯ BỒ TÁT Vị Pháp Thiêu Thân
22/06/2013(Xem: 8583)
Đã tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Thời gian đủ để chúng ta bình tâm nhìn lại sự kiện lịch sử nầy để rút ra bài học cho những bước tiến tương lai của dân tộc và cho chính mỗi con người nhỏ bé chúng ta trong cõi ta bà mê muội nầy.
01/06/2013(Xem: 20950)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
12/04/2013(Xem: 30026)
50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam - HT Thích Thiện Hoa soạn GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT VIỆN HÓA ĐẠO ---oOo--- 50 NĂM CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM Sa mônTHÍCH THIỆN HOA soạn Tập 1: 50 NĂM (1920-1970) CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM hay là “GHI ƠN TIỀN BỐI” I –Lời Nói Đầu II –Diễn Văn III -Quyết định số 0176–V. H. Đ IV –Ghi ân Tiền Bối V –Di ảnh và tiểu sử Chư Thánh Tử Đạo.
09/04/2013(Xem: 8817)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen bộ tư liệu nhiều tập liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng bộ sách nghiên cứu này cùng với phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước. Sách thuộc loại NGHIÊN CỨU-KHÔNG BÁN, tuy nhiên, quý cơ quan nghiên cứu, quý quản thủ thư viện các trường cao đẳng, đại học trong nước và hải ngoại muốn có ấn bản giấy, có thể liên lạc với nhà xuất bản THIỆN TRI THỨC PUBLICATIONS P.O.Box 4805 Garden Grove, CA 9
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]