Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

09/02/201918:44(Xem: 10876)
Tuần 1
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 1 THÁNG 2, 2019)
 
Diệu Âm lược dịch

 

 

NHẬT BẢN: Các bức bích họa Phật giáo thế kỷ thứ 7 tại Nara sẽ được trưng bày trước công chúng

Ikaruga, Tỉnh Nara – 12 bích họa Phật giáo cổ xưa nhất của Nhật Bản tại ngôi chùa Di sản Thế giới Horyuji sẽ được trưng bày cho công chúng trong tương lai gần, là lần triển lãm thứ hai kể từ khi những tranh này bị hư hỏng trong một trận hỏa hoạn cách đây khoảng 70 năm.

Tại cuộc họp  của ủy ban bảo tồn và sử dụng các tác phẩm vào ngày 27-1-2019, Sư trưởng Genmyo Ono của chùa Horyuji đã công bố kế hoạch triển lãm 12 bức tranh có từ thế kỷ thứ 7 nói trên.

Được xem là những kiệt tác, các bức bích họa này đã được chính phủ chỉ định là một tài sản văn hóa quan trọng. Chúng được lưu giữ tại nhà kho bằng bê tông cốt thép (hoàn thành vào năm 1952) của chùa Horyuji.

Sư trưởng Ono quyết định trưng bày các bích họa sau khi chẩn đoán địa chấn gần đây cho thấy nhà kho vẫn có khả năng chịu được một trận động đất mạnh trong nhiều thập kỷ tới.

Mặc dù nguyên thủy được minh họa bằng màu sắc phong phú, những tranh này đã bị mất màu do đám cháy tại chùa vào tháng 1-1949 làm hỏng.

(NewsNow – February 2, 2019) 

 

2019-02-1-0002019-02-1-0012019-02-1-002

 

Các bức bích họa thế kỷ thứ 7 sẽ được trưng bày tại chùa Horyuji (Nhật Bản)

Photos: Asahi Shimbun

 

 

HÀN QUỐC: Nhà sư mang hoa giấy hanji đến với cuộc sống

Trong hơn 30 năm, sư trưởng của 2 chùa Songdeok và Baekin tại tỉnh Gyeonggi là Hòa thượng Sukyong đã tham gia vào truyền thống làm “jihwa” – hoa làm từ giấy cây dâu (hanji) truyền thống của Cao Ly.

Ông có kỹ năng làm hoa giấy trang trí cho Yeongsanjae (lễ Linh Thứu Sơn), là Phật lễ được chỉ định là Tài sản văn hóa phi vật thể quan trọng số 50, và cũng được ghi vào Danh sách đại diện của UNESCO về Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2009.

Hòa thượng Sukyong là một trong số ít những nghệ nhân có thể làm hoa giấytruyền thống. Ông có thể tái tạo hơn 17 loại hoa giấy vốn thường xuất hiện trong các bức tranh Phật giáo.

Hoa giấy (jihwa) thường được tạo ra dưới dạng hoa mẫu đơn, hoa cúc và hoa sen.

Hòa thượng Sukyong đã quảng bá truyền thống làm hoa giấy này cả trong và ngoài nước thông qua các cuộc triển lãm và các ấn phẩm.

(The Korea Times – February 3, 2019)

 

2019-02-1-0032019-02-1-004

2019-02-1-0052019-02-1-006

Hòa thượng Sukyong làm hoa giấy (jihwa)

Photos: Choi Won-suk

 

 

BANGLADESH: Tổ chức Nhân đạo Hàn Quốc JTS tặng 100,000 bếp ga cho người tị nạn Rohingya

Thiền sư Hàn Quốc Pomnyun Sunim - người sáng lập và là chủ tịch Hiệp hội Hợp Tác (JTS), một tổ chức cứu trợ Phật giáo quốc tế - cuối tháng 1-2019 đã dẫn đầu một phái đoàn đại diện viện trợ để phân phát 100,000 bếp ga cho một trại tị nạn ở Bangladesh. Trại này là nơi cư trú của hàng trăm ngàn người Hồi giáo đã trốn chạy cuộc đàn áp và bạo động ở nước láng giềng Miến Điện.

Khoảng 500,000 người tị nạn Rohingya sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ

số bếp ga nói trên, giúp làm giảm sự suy dinh dưỡng, loại bỏ nhu cầu phải đi từ 7 đến 8 km để gom củi gỗ của phụ nữ và trẻ em, và bảo vệ khu vực khỏi nạn phá rừng.

(Home: Buddhistdoor - February 4, 2019)

2019-02-1-0072019-02-1-008

2019-02-1-0092019-02-1-010

Hòa thượng Pomnyun Sunim thăm hỏi người tị nạn Rohingya

Bếp ga viện trợ cho người tị nạn Hồi giáo Rohingya

Photos: JTS

 

 

PAKISTAN: Những khám phá tại bảo tháp Bhamala đã mở ra chương mới trong lịch sử

Khu phức hợp khảo cổ Phật giáo Bhalama nằm gần Đập Khanpur ở đầu thung lũng Haro (tỉnh Biên giới Tây Bắc) bao gồm bảo tháp và tu viện có niên đại từ thế kỷ thứ 2.

Chúng có ý nghĩa đặc biệt trong nền văn minh Gandhara, với di tích lớn nhất của một bảo tháp giống hình chữ thập - giống với các kim tự tháp Aztec - và gần đây hơn, là nơi phát hiện ra bức tượng ‘Maha Pari Nirvana’ mô tả Đức Phật nhập niết bàn.

Bức tượng 1,700 năm tuổi này có chiều dài 48 feet, được tìm thấy vào năm 2016 cùng với một tượng Phật có 2 vầng hào quang, loại tượng đầu tiên được tìm thấy trong lịch sử của nền văn minh Phật giáo ở Pakistan.

Với phong cách kiến trúc độc đáo, khu phức hợp Bhamala được cho là thuộc thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 5.

Những khám phá này đã được đưa ra ánh sáng bởi Cục khảo cổ và bảo tàng Khyber Pakhtunkhwa của Pakistan. Tiến sĩ Abdul Samad, người lãnh đạo đội khai quật bức tượng nói rằng khu phức hợp Bhamala đã tiết lộ rất nhiều về lịch sử và kho báu, và những khám phá gần đây đã mở ra một chương mới trong lịch sử Pakistan.

(DAWN – February 6, 2019) 

2019-02-1-011

Khu phức hợp khảo cổ Phật giáo Bhamala (Pakistan)

Photo: Dawn

 

 

ĐỨC: Triển lãm “Trên những con đường đến giác ngộ - Hành hương Phật giáo” tại Viện Bảo tàng Dân tộc học Herrnhut

Bảo tàng Dân tộc học Herrnhut đang tổ chức một cuộc triển lãm có tên là “Trên những con đường đến giác ngộ - Hành hương Phật giáo”, kéo dài đến ngày 28-4-2019.

Viện Bảo tàng phát biểu, “Cho đến nay tất cả các cộng đồng tôn giáo đều biết đến một cuộc hành hương đang tồn tại. Phật giáo cũng có một truyền thống hành hương minh chứng được có từ năm 480 BC. Nó được truyền cảm hứng từ người sáng lập tôn giáo này là Đức Phật Cồ Đàm.”

Cuộc triển lãm này cố gắng làm sáng tỏ điều nói trên bằng cách đưa ra các tác phẩm nghệ thuật và các hiện vật đương đại sử dụng hàng ngày từ các cuộc hành hương tại Trung Á.

Các đồ vật cũng như các tài liệu hình ảnh phong phú tại triển lãm được mượn từ các bộ sưu tập tư nhân và từ cổ phần của các bảo tàng dân tộc học ở Herrnhut và Dresden.

(BLOUIN ARTINFO – February 7, 2019)

2019-02-1-012

Ảnh triển lãm “Cung điện- tu viện Potala, Lhasa”, điểm hành hương Phật giáo Tây Tạng

Photo: Hans-Jorg Schwabl

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/09/2013(Xem: 27212)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
21/07/2013(Xem: 15264)
Cà Sa Vương khói của Tịnh Minh
19/07/2013(Xem: 12306)
Phật Giáo Việt Nam có sự gắn bó như nước và sữa với dân tộc và đất nước Việt Nam suốt quá trình lịch sử tồn tại và phát triển trên hai ngàn năm qua. Đó là sự thật lịch sử không thể phủ nhận. Trong quá trình tồn tại và phát triển đó, Phật Giáo Việt Nam đã trải qua nhiều cơn thăng trầm, vinh nhục. Nhưng chưa bao giờ Phật Giáo Việt Nam đánh mất bản nguyện hoằng dương Chánh Pháp giải khổ quần sanh và góp phần giữ nước và phát triển đất nước.
17/07/2013(Xem: 15437)
Đọc hết 93 trang của Phúc trình A/5630, lại được xác nhận bởi Kết luận của Biên bản Buổi họp thứ 1280 của Đại Hội đồng LHQ, rồi sau đó được Giáo sư Roger Stenson Clark tham chiếu trong tác phẩm A United Nations High Commissioner For Human Rights của ông, ta có thể khẳng định rằng Phúc trình A/5630 không hề kết luận rằng chính phủ Diệm "không có đàn áp tôn giáo" như cái thế lực đã thù nghịch với Phật giáo từ thời Cố đạo Alexandre de Rhodes gọi Phật Thích Ca bằng “thằng” trong Phép Giảng Tám Ngày, tìm cách xuyên tạc tài liệu để mạo hóa lịch sử từ mấy năm nay.
23/06/2013(Xem: 7458)
Nam Mô Thanh Tịnh Pháp Thân TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT Nam Mô Viên Mãn Báo Thân LÔ XÁ NA PHẬT Nam Mô Thiên Bá Ức Hóa Thân THÍCH CA MÂU NI PHẬT Nam Mô Vị Pháp Thiêu Thân THÍCH QUẢNG ĐỨC BỒ TÁT Nam Mô Đại Hùng, Đại Lực CHƯ BỒ TÁT Vị Pháp Thiêu Thân
22/06/2013(Xem: 8583)
Đã tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Thời gian đủ để chúng ta bình tâm nhìn lại sự kiện lịch sử nầy để rút ra bài học cho những bước tiến tương lai của dân tộc và cho chính mỗi con người nhỏ bé chúng ta trong cõi ta bà mê muội nầy.
01/06/2013(Xem: 20951)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
12/04/2013(Xem: 30027)
50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam - HT Thích Thiện Hoa soạn GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT VIỆN HÓA ĐẠO ---oOo--- 50 NĂM CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM Sa mônTHÍCH THIỆN HOA soạn Tập 1: 50 NĂM (1920-1970) CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM hay là “GHI ƠN TIỀN BỐI” I –Lời Nói Đầu II –Diễn Văn III -Quyết định số 0176–V. H. Đ IV –Ghi ân Tiền Bối V –Di ảnh và tiểu sử Chư Thánh Tử Đạo.
09/04/2013(Xem: 8817)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen bộ tư liệu nhiều tập liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng bộ sách nghiên cứu này cùng với phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước. Sách thuộc loại NGHIÊN CỨU-KHÔNG BÁN, tuy nhiên, quý cơ quan nghiên cứu, quý quản thủ thư viện các trường cao đẳng, đại học trong nước và hải ngoại muốn có ấn bản giấy, có thể liên lạc với nhà xuất bản THIỆN TRI THỨC PUBLICATIONS P.O.Box 4805 Garden Grove, CA 9
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]