Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

28/10/202015:45(Xem: 8438)
Tuần 4
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 4 THÁNG 10, 2020)
  Diệu Âm lược dịch

 

ẤN ĐỘ: Hòa thượng Bhikkhu Sanghasena thực hiện cuộc Hành Hương Hòa Bình ở Ladakh

Là nhà lãnh đạo tinh thần và nhà sư Phật giáo dấn thân nổi tiếng, Hòa thượng Bhikkhu Sanghasena gần đây đã trở về sau chuyến hành hương hòa bình kéo dài một tuần tới một số cộng đồng xa xôi nhất trong lãnh thổ hợp nhất của Ladakh ở vùng cực bắc của Ấn Độ.

Hòa thượng Bhikkhu Sanghasena là giám đốc tinh thần của Trung tâm Thiền Quốc tế Đại Giác ngộ (MIMC) ở Leh, Ladakh, là người sáng lập Quỹ Cứu Hy Mã Lạp Sơn và Quỹ Mahakaruna, đồng thời là cố vấn cho Mạng lưới Phật tử dấn thân Quốc tế (INEB), cùng nhiều vai trò khác.

Chuyến hành hương qua Changtang, một khu vực của Cao nguyên Tây Tạng kéo dài từ tây và bắc Tây Tạng đến đông nam Ladakh, Hòa thượng Bhikkhu Sanghasena và nhóm của ông đã tiếp xúc với một số ngôi làng nghèo nhất ở Ladakh. Trong một số trường hợp, nhà sư này đã mở rộng lời mời đến các gia đình đặc biệt dễ bị tổn thương để họ đăng ký cho con cái của họ theo học tại trường nội trú của MIMC ở Leh. Ông cũng đưa một số người già nhà nghèo đến một nơi nghỉ hưu thoải mái hơn tại nhà dành cho người già của MIMC.
(NewsNow – October 22, 2020)

TinTuc_PGTG_2020-10-4-000

Nhóm của Hòa thượng Bhikkhu Sanghasena trong cuộc Hành Hương Hòa Bình ở Ladakh,Ấn Độ
Photo: NewsNow

 

PAKISTAN: Chào đón những người hành hương Bhutan đến thăm các thánh địa Phật giáo

Islamabad, Pakistan - Thủ tướng Imran Khan đã gọi điện cho người đồng cấp Bhutan Tiến sĩ Lotay Tshering vào ngày 22-10-2020. Theo thông tin chi tiết, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về các vấn đề hai bên cùng quan tâm, bao gồm cả Covid-19. Thủ tướng Imran Khan khen ngợi các biện pháp mà lãnh đạo Bhutan đã thực hiện để ngăn chặn đại dịch.

Đánh giá cao mô hình xúc tiến du lịch và bảo tồn các di sản của Bhutan, ông Imran Khan ca ngợi Thủ tướng Lotay Tshering về các bước mà Chính phủ Bhutan đã thực hiện để thúc đẩy du lịch, đặc biệt là du lịch tôn giáo ở Pakistan.

Thủ tướng Imran Khan nói rằng Pakistan tự hào về di sản Phật giáo phong phú có từ nền văn minh Phật giáo Gandhara. Ông cho biết “chúng tôi sẽ chào đón những người hành hương Bhutan đến thăm các thánh địa Phật tại Pakistan”.

(dunyanews.tv – October 22, 2020)

TinTuc_PGTG_2020-10-4-001

Hai vị Thủ tướng Imran Khan (Pakistan) và Lotay Tshering (Bhutan)
Photo: dunyanews.tv

CAM BÔT: Các nhà sư Phật giáo, tình nguyện viên cứu trợ giữa lũ lụt, nguy cơ đại dịch ở Campuchia

Khi trận lũ lụt tồi tệ nhất trong khoảng một thập kỷ qua làm ngập lụt các khu vực rộng lớn của Cam Bốt, vốn đã quay cuồng với tác động kinh tế của đại dịch COVID-19, cộng đồng Phật giáo của đất nước Đông Nam Á đã đi đầu trong nỗ lực tiếp cận các cộng đồng dễ bị tổn thương để cứu trợ và an ủi những người bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Nhà sư - học giả, Hòa thượng Vy Sovechea - hiệu trưởng Đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja, Chi nhánh Battambang (SBUBB) - là một trong những Phật tử tham gia xã hội hàng đầu của đất nước, đã dẫn đầu công tác cứu trợ ở Cam Bốt ở cấp cơ sở.

“Mặc dù nguồn lực của chúng tôi có hạn, chúng tôi đã tiếp cận được 61 gia đình trong 2 ngày qua, và sẽ hỗ trợ thêm 80 gia đình trong vài ngày tới,” Hòa thượng Vy Sovechea nói.

“Chúng tôi đã chuyển 20 gói hàng cứu trợ cho 20 gia đình với sự hợp tác của cộng đồng Công giáo địa phương, và chúng tôi cũng đã nhận được một số quyên góp từ các Phật tử người Mỹ gốc Khmer ở ​​Hoa Kỳ,” Hòa thượng nói.

(Buddhistdoor Global – October 23, 2020)

TinTuc_PGTG_2020-10-4-002

Hòa thượng Vy Sovechea
 TinTuc_PGTG_2020-10-4-003TinTuc_PGTG_2020-10-4-004TinTuc_PGTG_2020-10-4-005
Các nhà sư và tình nguyện viên từ SBUBB
Photos: Vy Sovechen Facebook

 

TÂY TẠNG: Triển lãm tranh Phật giáo Tây Tạng Thangkatại Lhasa

Tổng cộng 100 tranh Phật giáo Tây Tạng Thangka, vẽ trên vải bông hoặc lụa, đã được trưng bày tại một cuộc triển lãm ở Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng vào ngày 23-110-2020.

Những tranh Thangka nói trên được vẽ bởi Tenpa Rabten, một người thừa kế di sản văn hóa phi vật thể quốc gia này và là giáo sư tại Khoa Nghệ thuật của Đại học Tây Tạng, và các sinh viên của ông. Những tác phẩm sớm nhất của cuộc triển lãm được vẽ từ đầu những năm 1990 đến nay.

Tenpa Rabten đã đào tạo hơn 500 họa sĩ Thangka trong 30 năm qua. Là giáo sư đầu tiên tại Trường Cao đẳng Nghệ thuật của Đại học Tây Tạng, ông đã giúp thiết lập nền tảng lý thuyết cho việc xây dựng chuyên ngành nghệ thuật Tây Tạng.

Năm 1980, Tenpa Rabten đã mở thành công một trường phúc lợi công cộng miễn phí dành riêng cho những bức tranh truyền thống này. Động thái này đã tạo tiền lệ cho tranh Phật giáo Thangka đi từ kiểu thừa kế gia đình sang kiểu thừa kế cộng đồng.

(NewsNow – October 25, 2020)

TinTuc_PGTG_2020-10-4-006
Triển lãm tranh Phật giáo Thangka tại Lhasa (Tây Tạng)
Photo: Chinanews.com

 

HÀN QUỐC: Hòa thượng Hàn Quốc Pomnyun được trao Giải thưởng Hòa bình Niwano lần thứ 37  

Tổ chức Hòa bình Niwano (Nhật Bản) vào ngày 26-10 đã trao Giải thưởng Hòa bình Niwano lần thứ 37 cho Thiền sư Hòa thượng Hàn Quốc Pomnyun, người đã đạt được sự nổi tiếng tại quốc nội và trên toàn thế giới vì những bài Pháp thoại sâu sắc mà dễ tiếp cận, và nhận được những lời tán thưởng cho các hoạt động nhân đạo sâu rộng của ông với tư cách là một Phật tử gắn bó với xã hội.

Hòa thượng Pomnyun đã thành lập nhiều tổ chức, sáng kiến và dự án đang hoạt động trên khắp thế giới.

Ông cũng hợp tác chặt chẽ với Mạng lưới Phật tử Dấn thân Quốc tế (INEB).

Giải thưởng Hòa bình Niwano dưới dạng huy chương, giấy chứng nhận và khoản tài trợ 20 triệu yên (190,000 USD). Hòa thượng  Pomnyun nói rằng ông có kế hoạch tặng phần thưởng bằng tiền này cho cứu trợ COVID-19 ở Miến Điện và cho chương trình giáo dục của INEB dành cho phụ nữ ở Đông Nam Á.

(Buddhistdoor Global – October 27, 2020)

 

TinTuc_PGTG_2020-10-4-007

Hòa thượng Pomnyun nhận Giải thưởng hòa bình Niwano lần thứ 37

Photo: Jungto Society

 




***
Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/05/2012(Xem: 4429)
Trong thời gian qua các Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đang hành đạo tại Hải Ngoại đã chịu đựng những biến động về cơ cấu tổ chức, danh xưng, lãnh đạo và đường hướng, bắt nguồn từ chủ đích và nội dung của các văn kiện hành chánh do Viện Hóa Đạo và Văn Phòng II VHĐ ban hành, không phản ảnh tinh thần hòa hợp của tăng đoàn, vừa không đúng Hiến Chương của Giáo Hội mà còn trái nguyên tắc sinh hoạt dân chủ của xã hội ngày nay. Do hệ lụy của các văn kiện này cùng các hậu quả tai hại đó, cho thấy tác giả thực sự không phải là những nhà lãnh đạo Giáo Hội đương nhiệm, mà do một thiểu số khuynh loát, với tham vọng cá nhân hoặc bị thúc đẩy bởi các thế lực chính trị bên ngoài, đã chủ tâm soạn thảo và ban hành, tạo nên cơn đại nạn nội tại chưa từng thấy trong lịch sử hành hoạt của Giáo Hội.
03/05/2012(Xem: 4424)
Lễ Bế Mạc Đại Hội Thành Lập Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ được tổ chức tại Hội trường Trung học Santa Ana vào lúc 4 giờ chiều ngày 21 tháng 9 năm 2008. Nhìn trên lễ đài hội trường, khách tham dự thấy ngay một thay đổi đặc biệt: thay vì “Cộng Đồng Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ,” đã trở thành “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ.” Việc thay đổi danh xưng này đã được quyết định bởi toàn thể đại biểu tham dự Đại hội trong phiên Khoáng đại IV, Thảo luận và Thông qua Qui Chế, diễn ra đêm hôm trước tại hội trường Chùa Bát Nhã, Santa Ana, vào lúc 6 giờ chiều ngày 20 tháng 9 năm 2008.
01/05/2012(Xem: 5408)
Kể từ khi Giáo Chỉ số 9 của Viện Tăng Thống và Thông Bạch Hướng Dẫn Thi Hành Giáo Chỉ này của Viện Hóa Đạo GHPGVNTN ban hành, Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại đã rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng chưa từng có trong lịch sử. Nó không chỉ làm dao động, hoang mang lòng người; cũng không chỉ gây bất ổn và phân hóa trong các tổ chức sinh hoạt Phật Giáo; mà còn tạo cơ hội cho một số người và những thế lực đen tối nổi lên đánh phá nhằm triệt hạ Phật Giáo bằng mọi cách và ở mọi nơi. Nạn nhân trực tiếp của tình trạng này là chư vị Tôn Đức Tăng Ni và các
26/04/2012(Xem: 19261)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
25/04/2012(Xem: 8534)
Đại lễ Phật đản 2508-1964 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng và mở ra một trang sử mới trong lịch sử Phật giáo Việt Nam - Nguyên Ly
07/04/2012(Xem: 7400)
Trong cuối kỷ nguyên hai mươi đầu thế kỷ 21 đầy biến động chính trị trọng đại trên thế giới cũng như ở nhiều quốc gia, mà chúng tôi chỉ trình bày với mức tối thiểu về một khía cạnh Tôn giáo trong những năm tháng gần đây, nhất là đối với Phật Giáo Việt nam ở hải ngoại. Còn đề tài trên chắc chắn phải dành một chỗ rộng hơn, hay là có nhiều bậc thức giả mổ xẻ nhiều hơn trong những dịp có thể.
06/04/2012(Xem: 3618)
Đạo Phật truyền vào Việt Nam từ đầu kỷ nguyên dương lịch. Từ thời sơ nguyên ấy đến nay, trải bao triều đại suy-thịnh, phế-hưng, đất nước có khi đổi tên theo các triều đại, chính thể, nhưng Đạo Phật Việt vẫn là một dòng chảy nhất quán, bất tuyệt suốt 2000 năm. Nhất quán không phải là sự đồng nhất, không thay đổi nơi danh xưng tổng hội, giáo hội…; cũng không phải từ những ngôi vị tăng trưởng, đạo thống, tăng thống... Nhất quán là ở chỗ đồng tâm hiệp ý về bản hoài hoằng dương chánh pháp để phục vụ nhân loại và dân tộc. Nhờ bản hoài này mà Đạo Phật có thể song hành với đất nước và dân tộc một cách hài hòa, tương hợp theo chiều dài lịch sử.
29/01/2012(Xem: 16039)
Việt Nam, là một quốc gia nằm trong vùng Đông Nam Châu Á, Bắc giáp với Trung Hoa, Đông và Nam giáp với Biển Nam Hải, phía Tây giáp với Lào và Campuchia; diện tích: 329.556 km2, dân số 70 triệu người; mật độ dân cư: 224 người/km2; dân số dưới 15 tuổi: 39, 2%; tuổi thọ trung bình: 62,7 tuổi; tử suất trẻ em: 59%; học sinh cấp Trung học : 46,9%; tôn giáo chính: Phật giáo ( những tôn giáo nhỏ khác là Khổng, Lão, Cao Đài, Hòa Hảo, Ky Tô, Tin Lành…); thể chế chính trị: Cộng Sản; Lao động (nông & ngư nghiệp): 73% dân số; truyền thông đại chúng: 7 triệu máy radio, 3 triệu máy truyền hình, Nhật báo Nhân Dân phát hành 200.000 tờ mỗi ngày; thu nhập bình quân đầu người 113 đô la.
12/01/2012(Xem: 4531)
Từ Trần Nhân Tông (ở ngôi 1279-1293) cho đến nay, Phật giáo nước ta về cơ bản vẫn chịu những ảnh hưởng bởi những thiết định của nền Phật giáo do dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, trực tiếp là nhà vua-thiền sư Trần Nhân Tông, đệ nhất Tổ thiết lập. Chúng ta sẽ tìm hiểu thời kỳ này qua hai giai đoạn: giai đoạn từ vua Trần Nhân Tông đến chúa Nguyễn Phúc Chu và từ chúa Nguyễn Phúc Chu đến cận đại.
12/01/2012(Xem: 4022)
Đây là một thời kỳ đặc biệt của Phật giáo Việt Nam, và đỉnh cao của nó là sự thành lập các nhà nước Phật giáo thời Lý, Trần với các chiến công hiển hách không chỉ trong việc nhiều lần đánh bại đế quốc xâm lược Nguyên-Mông bảo vệ trọn vẹn ranh giới của Tổ quốc, mà còn vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng đất nước và mở mang bờ cõi. Giai đoạn này đặc biệt sôi nổi với phong trào vận động xây dựng nền độc lập lâu dài cho nước ta, cùng với sự xuất hiện của các dòng Thiền lớn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]