Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

08/01/201710:17(Xem: 12447)
Tuần 1

 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 (TUẦN THỨ 1 THÁNG 1, 2017)
 
 Diệu Âm lược dịch 

 

 

HÀN QUỐC: Sách sử thi về Đức Phật được chỉ định là bảo vật quốc gia

Ngày 3-1-2017, chính phủ Hàn Quốc đã chỉ định “Wolincheongangjigok’’ là một quốc bảo. Đây là cuốn sách in bằng tiếng Cao Ly đầu tiên, được in vào năm 1449 bằng loại chữ kim loại di chuyển được.

Cục Di sản Văn hóa (CHA) công bố rằng “Wolincheongangjigok Gwonsang’’ (tập đầutiên của 3 tập “Wolincheongangjigok’’) đã được chỉ định là Quốc Bảo số 320.

“Wolincheongangjigok’’ là một bài thơ sử thi về cuộc đời của Đức Phật được viết  bởi Vua Sejong của triều đại Joseon, người đã phát minh bảng chữ cái Hangeul của Cao Ly. “Wolincheongangjigok’’ gồm có 3 tập và là một trong số những bài ca cổ xưa nhất tại Hàn Quốc.

Cuốn sách này được phát hiện tại một Phật tự vào năm 1914 và nhà xuất bản sách giáo khoa MiraeN đã tặng cho Học viện Nghiên cứu Hàn Quốc . Sách được chỉ định là Bảo vật số 398 vào năm 1963 và công bố là quốc bảo vào ngày 3-1-2017.

(Korea Times – January 3, 2017)

2017-01-01-0000

Một trang của cuốn sách “Wolincheongangjigok’’
Photo: Korea Times

 

 

ẤN ĐỘ: Kỳ pháp giảng Kalachakra (Thời Luân) lần thứ 34 tại Bồ đề Đạo tràng

Tại Bồ đề Đạo tràng ở bang Bihar, Đức Đạt lai Lạt ma đã chủ trì kỳ pháp giảng Kalachakra (Thời Luân) lần thứ 34 vào sáng ngày 2-1-2017. Sự kiện này được tổ chức và tài trợ bởi chính phủ Tây Tạng lưu vong do thủ tướng Lobsang Sangay đứng đầu.

Bất chấp sự đình hoãn giao thông và tác động liên tục của sự vận động hủy bỏ sự kiện này tại Ấn Độ, trên 100,000 người hành hương của nhiều quốc gia đã tham dự các bài thuyết pháp, và nhiều người khác đang trên đường đến với kỳ pháp giảng 12 ngày nói trên.

Theo chương trình, vào ngày 9-1 các nhà sư của Tu viện Namgyal sẽ trình diễn Vũ điệu Nghi lễ Kalachakra; và  Đức Đạt lai Lạt ma sẽ ban lễ khai tâm từ ngày 10 đến 13-1. Vào ngày 14-1, một lễ gia trì trường thọ cũng như một lễ cầu nguyện cho sự trường thọ của Đức Đạt lai Lạt ma sẽ được tổ chức.

(Phayul – January 2, 2017)

2017-01-01-0001

Đức Đạt lai Lạt ma chủ trì kỳ pháp giảng Kalachakra (Thời Luân) thứ 34
Photo: Phayul

 

 

HOA KỲ: Hiệp hội Phật giáo Hoa Kỳ tổ chức lễ cầu nguyện cho hòa bình thế giới

Ngày 1-1-2017 Hiệp hội Phật giáo Hoa Kỳ đã chào đón hơn 350 người đến với Lễ cầu nguyện Liên Tôn giáo vì Hòa bình Thế giới tại khu tĩnh tâm của họ ở thị trấn Kent, quận Putnam (New York).

Chủ tịch Hiệp hội là Bhikkhu Bodhi đã kêu gọi những người tham dự cầu nguyện cho hòa bình thế giới.

Ông nói nỗ lực này cần được phổ biến, “Mọi người phải cùng hoạt động để thiết lập hòa bình trên toàn thế giới”.

Giám sát viên Maureen Fleming của Thị trấn Kent nói rằng Hiệp hội Phật giáo nổi tiếng về sự thân cận, và lễ cầu nguyện hàng năm này là sự kiện ưa thích của cô. “Không có gì yên bình và ý nghĩa hơn Lễ cầu nguyện Liên Tôn giáo vì Hòa bình Thế giới tại Hạt Putnam này”.

Thành viên của tất cả các tôn giáo – Tin Lành, Công giáo, Do Thái giáo, Phật giáo và Hồi giáo – đã tham dự lễ cầu nguyện vào ngày đầu Năm Mới nói trên.

(midhudsonnews.com – January 2, 2017)

2017-01-01-0002

Bhikkhu Bodhi, Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Hoa Kỳ
Photo: midhudsonnews.com

 

 

CAM BỐT: Triển lãm Phật giáo trong Lễ hội Ấn Độ tại 3 tỉnh của Cam Bốt

Triển lãm Phật giáo Mahotsav của Ấn Độ có tên là Dhamma Darshana để tìm hiểu cuộc đời, lời dạy và các sự kiện quan trọng liên quan đến Đức Phật, và triển lãm ảnh về các di sản Phật giáo tại Ấn Độ sẽ được tổ chức trong Lễ hội Ấn Độ, diễn ra tại Cam Bốt từ ngày 10-1-2017.

Lễ hội sẽ có những buổi trình diễn khác nhau, bao gồm trình diễn Ramayana, vũ nhạc dân gian Rajasthani ,múa cổ điển Ấn Độ. Khách tham quan cũng sẽ được trải nghiệm đầy đủ một lễ hội thực phẩm nhân dịp này.

Các sự kiện nói trên sẽ diễn ra tại thủ đô Phnom Penh và 2 tỉnh Siem Reap và Battambang của Cam Bốt.

Lễ hội sẽ tiếp tục cho đến ngày 16-2-2017.

(IANS – January 5, 2017)

 

 

HÀN QUỐC: Sư cô Seon Jae xuất bản sách mới về ẩm thực Phật giáo

Sư cô Hàn Quốc Seon Jae, người nổi tiếng nhất về việc phổ biến ẩm thực nhà chùa Hàn Quốc, đã phát hành một cuốn sách mới có tựa đề ‘Ăn gì để sống?’ Trong một cuộc họp báo về cuốn sách này tại Seoul vào cuối tháng 12-2016, Sư cô Seon Jae đã nói về thực phẩm chay và nền văn hóa ẩm thực Phật giáo.

Cuốn sách mới của bà cung cấp những câu chuyện và những phần trình bày tập trung vào việc tu tập tâm thân – và vượt qua bệnh ung thư phổi – nhờ vào thực phẩm đơn giản nhưng lành mạnh.

Ở tuổi 60, Sư cô Seon Jae là một trong những tu sĩ đầu tiên quan tâm đến việc nấu thực phẩm chay tại Hàn Quốc. Bà đã trở nên đam mê nấu ăn sau khi vượt qua căn bệnh ung thư phổi thông qua liệu pháp thực phẩm.

Các thành tựu của bà gần đây đã được Tông phái Phật giáo Tào Khê Hàn Quốc công nhận và ban tặng bà danh hiệu Bậc thầy duy nhất về Đồ ăn chay.

(Buddhistdoor Global – January 6, 2017)2017-01-01-0003

2017-01-01-00042017-01-01-0005

Sư cô Seon Jae và thực phẩm nhà chùa Hàn Quốc
Photos: yonhapnews.co.kr & npr.org

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/05/2012(Xem: 4429)
Trong thời gian qua các Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đang hành đạo tại Hải Ngoại đã chịu đựng những biến động về cơ cấu tổ chức, danh xưng, lãnh đạo và đường hướng, bắt nguồn từ chủ đích và nội dung của các văn kiện hành chánh do Viện Hóa Đạo và Văn Phòng II VHĐ ban hành, không phản ảnh tinh thần hòa hợp của tăng đoàn, vừa không đúng Hiến Chương của Giáo Hội mà còn trái nguyên tắc sinh hoạt dân chủ của xã hội ngày nay. Do hệ lụy của các văn kiện này cùng các hậu quả tai hại đó, cho thấy tác giả thực sự không phải là những nhà lãnh đạo Giáo Hội đương nhiệm, mà do một thiểu số khuynh loát, với tham vọng cá nhân hoặc bị thúc đẩy bởi các thế lực chính trị bên ngoài, đã chủ tâm soạn thảo và ban hành, tạo nên cơn đại nạn nội tại chưa từng thấy trong lịch sử hành hoạt của Giáo Hội.
03/05/2012(Xem: 4424)
Lễ Bế Mạc Đại Hội Thành Lập Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ được tổ chức tại Hội trường Trung học Santa Ana vào lúc 4 giờ chiều ngày 21 tháng 9 năm 2008. Nhìn trên lễ đài hội trường, khách tham dự thấy ngay một thay đổi đặc biệt: thay vì “Cộng Đồng Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ,” đã trở thành “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ.” Việc thay đổi danh xưng này đã được quyết định bởi toàn thể đại biểu tham dự Đại hội trong phiên Khoáng đại IV, Thảo luận và Thông qua Qui Chế, diễn ra đêm hôm trước tại hội trường Chùa Bát Nhã, Santa Ana, vào lúc 6 giờ chiều ngày 20 tháng 9 năm 2008.
01/05/2012(Xem: 5408)
Kể từ khi Giáo Chỉ số 9 của Viện Tăng Thống và Thông Bạch Hướng Dẫn Thi Hành Giáo Chỉ này của Viện Hóa Đạo GHPGVNTN ban hành, Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại đã rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng chưa từng có trong lịch sử. Nó không chỉ làm dao động, hoang mang lòng người; cũng không chỉ gây bất ổn và phân hóa trong các tổ chức sinh hoạt Phật Giáo; mà còn tạo cơ hội cho một số người và những thế lực đen tối nổi lên đánh phá nhằm triệt hạ Phật Giáo bằng mọi cách và ở mọi nơi. Nạn nhân trực tiếp của tình trạng này là chư vị Tôn Đức Tăng Ni và các
26/04/2012(Xem: 19261)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
25/04/2012(Xem: 8534)
Đại lễ Phật đản 2508-1964 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng và mở ra một trang sử mới trong lịch sử Phật giáo Việt Nam - Nguyên Ly
07/04/2012(Xem: 7400)
Trong cuối kỷ nguyên hai mươi đầu thế kỷ 21 đầy biến động chính trị trọng đại trên thế giới cũng như ở nhiều quốc gia, mà chúng tôi chỉ trình bày với mức tối thiểu về một khía cạnh Tôn giáo trong những năm tháng gần đây, nhất là đối với Phật Giáo Việt nam ở hải ngoại. Còn đề tài trên chắc chắn phải dành một chỗ rộng hơn, hay là có nhiều bậc thức giả mổ xẻ nhiều hơn trong những dịp có thể.
06/04/2012(Xem: 3618)
Đạo Phật truyền vào Việt Nam từ đầu kỷ nguyên dương lịch. Từ thời sơ nguyên ấy đến nay, trải bao triều đại suy-thịnh, phế-hưng, đất nước có khi đổi tên theo các triều đại, chính thể, nhưng Đạo Phật Việt vẫn là một dòng chảy nhất quán, bất tuyệt suốt 2000 năm. Nhất quán không phải là sự đồng nhất, không thay đổi nơi danh xưng tổng hội, giáo hội…; cũng không phải từ những ngôi vị tăng trưởng, đạo thống, tăng thống... Nhất quán là ở chỗ đồng tâm hiệp ý về bản hoài hoằng dương chánh pháp để phục vụ nhân loại và dân tộc. Nhờ bản hoài này mà Đạo Phật có thể song hành với đất nước và dân tộc một cách hài hòa, tương hợp theo chiều dài lịch sử.
29/01/2012(Xem: 16039)
Việt Nam, là một quốc gia nằm trong vùng Đông Nam Châu Á, Bắc giáp với Trung Hoa, Đông và Nam giáp với Biển Nam Hải, phía Tây giáp với Lào và Campuchia; diện tích: 329.556 km2, dân số 70 triệu người; mật độ dân cư: 224 người/km2; dân số dưới 15 tuổi: 39, 2%; tuổi thọ trung bình: 62,7 tuổi; tử suất trẻ em: 59%; học sinh cấp Trung học : 46,9%; tôn giáo chính: Phật giáo ( những tôn giáo nhỏ khác là Khổng, Lão, Cao Đài, Hòa Hảo, Ky Tô, Tin Lành…); thể chế chính trị: Cộng Sản; Lao động (nông & ngư nghiệp): 73% dân số; truyền thông đại chúng: 7 triệu máy radio, 3 triệu máy truyền hình, Nhật báo Nhân Dân phát hành 200.000 tờ mỗi ngày; thu nhập bình quân đầu người 113 đô la.
12/01/2012(Xem: 4531)
Từ Trần Nhân Tông (ở ngôi 1279-1293) cho đến nay, Phật giáo nước ta về cơ bản vẫn chịu những ảnh hưởng bởi những thiết định của nền Phật giáo do dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, trực tiếp là nhà vua-thiền sư Trần Nhân Tông, đệ nhất Tổ thiết lập. Chúng ta sẽ tìm hiểu thời kỳ này qua hai giai đoạn: giai đoạn từ vua Trần Nhân Tông đến chúa Nguyễn Phúc Chu và từ chúa Nguyễn Phúc Chu đến cận đại.
12/01/2012(Xem: 4022)
Đây là một thời kỳ đặc biệt của Phật giáo Việt Nam, và đỉnh cao của nó là sự thành lập các nhà nước Phật giáo thời Lý, Trần với các chiến công hiển hách không chỉ trong việc nhiều lần đánh bại đế quốc xâm lược Nguyên-Mông bảo vệ trọn vẹn ranh giới của Tổ quốc, mà còn vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng đất nước và mở mang bờ cõi. Giai đoạn này đặc biệt sôi nổi với phong trào vận động xây dựng nền độc lập lâu dài cho nước ta, cùng với sự xuất hiện của các dòng Thiền lớn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]