Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

22/10/201721:16(Xem: 12202)
Tuần 3
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 3 THÁNG 10, 2017)
Diệu Âm lược dịch
 
 
HÀN QUỐC: 29 kinh điển Phật giáo cổ bên trong pho tượng Phật thế kỷ 15
 
Ngày 16-10-2017, Tông phái Tào Khê cho biết tổng cộng 29 kinh điển Phật giáo đã được tìm thấy bên trong một pho tượng Phật ngồi bằng gỗ từ thế kỷ 15 tại chùa Haein ở tỉnh Nam Gyeongsang.
Số kinh điển này gồm một cuốn cỡ sách bỏ túi, và một bộ 28 cuốn khác – đều có niên đại vào thời Goryeo (918-1392).
Tông phái Tào Khê nói rằng một cuốn kinh có kích thước nhỏ như vậy chưa từng được phát hiện trước đây, và cuốn kinh này có ghi lịch sử chi tiết về việc xuất bản cũng như có các bức tranh Phật giáo độc đáo.
Pho tượng nói trên từng được mở ra một phần vào năm 1983 trong quá trình sơn lại, nhưng đây là lần đầu tiên người ta xác nhận cụ thể số kinh điển được cất giữ bên trong tượng.
(Yonhap – October 16, 2017) 
 2017-10-03-0000
2017-10-03-0001
Cuốn kinh nhỏ (ảnh trên) và bộ kinh 28 cuốn (ảnh dưới) được tìm thấy bên trong một tượng Phật ở chùa Haein (Hàn Quốc)
Photos: Yonhap
 
 
NHẬT BẢN: Tranh vẽ Bồ Đề Đạt Ma trên tấm vải 120 m vuông
Tokyo, Nhật Bản - Ngày 14-10-2017, Arika Yamaguchi, họa sĩ  nổi tiếng theo phong cách cổ điển Nhật Bản đã vẽ chân dung nhà sư Phật giáo Daruma (Bồ Đề Đạt Ma) bằng mực “sumi” đen trên một tấm vải cotton rộng 120 m vuông.
Họa sĩ này đã di chuyển quanh tấm vải để vẽ, và hoàn thành bức tranh trong khoảng 2 tiếng rưỡi.
Yamaguchi, 48 tuổi, vẽ tác phẩm này dựa trên tác phẩm Bồ Đề Đạt Ma mà họa sĩ mộc bản Katsushika Hokusai (1760-1849) đã vẽ trên giấy có kích thước 194 m vuông.
Khi vẽ xong, Yamaguchi nói rằng Hokusai thật tuyệt vời vì đã vẽ một bức tranh lớn hơn bức tranh này.
Tranh của Yamaguchi sẽ được trưng bày tại tòa nhà YKK60 ở khu Kamezawa thuộc phường Sumida, Tokyo, từ ngày 16 đến 22-10-2017.
(asahi.com – October 15, 2017)
2017-10-03-0002
2017-10-03-0003
Họa sĩ Arika Yamaguchi, họa sĩ  vẽ chân dung Daruma (Bồ Đề Đạt Ma) trên tấm vải 120 m2 bằng mực “sumi” đen
Photo: Shigetaka Kodama
 
 
HOA KỲ: Cháy rừng ở California khiến Phật tử phải rời tu viện
 
Hai tu viện Phật giáo nổi tiếng ở Bắc California đã bị buộc phải di tản vì sự lan rộng của các vụ cháy rừng chết người gần đây, do gió mạnh và tình trạng khô hanh. Tuần trước, cả hai Trung tâm Sơn Thiền Sonoma (một trung tâm thiền Soto ở quận Sonoma) và Abhayagiri (một tu viện Phật giáo Nguyên thủy ở Redwood Valley) đều được di tản.
Những trận cháy rừng năm nay ở miền Bắc California đã trở nên trầm trọng hơn thường lệ, khiến ít nhất 40 người thiệt mạng và hàng ngàn ngôi nhà bị hủy hoại.
Vào sáng sớm ngày 9-10-2017, 14 nhà sư và một chục vị khách đã bị buộc phải rời Tu viện Abhayagiri. Trên đường di tản, chư tăng và khách cùng cư dân trong khu vực đã giúp đỡ nhau, bấm còi xe của họ để cảnh báo với nhau về hiểm họa, và nhiều người dừng lại để giúp đỡ người khác trong hành trình xuống con đường chật hẹp. 
(Buddhistdoor Global – October 16, 2017)
 2017-10-03-0004
Cháy rừng tại Bắc California (ảnh chụp vào ngày 10-10-2017) Photo: usatoday.com
2017-10-03-0005
Chư tăng từ Tu viện Abhayagiri được đón tiếp tại Chùa Vạn Phật Thánh Thành ở Ukiah, California
Photo: abhayagiri.org
 
 
 
NGA: Đức Tulku Rinpoche hoằng pháp tại Moscow
Đức Gangteng Tulku Rinpoche, một trong 3 vị lãnh đạo dòng truyền thừa của truyền thống Pema Lingpa, đến viếng Moscow từ ngày 13 đến 27-10 -2017 để giảng pháp cho cộng đồng Phật tử địa phương.
Sinh tại Bhutan vào năm 1955, Gangteng Tulku Rinpoche được công nhận là hóa thân thứ 9 của Gyalse Pema Thinley. Năm 16 tuổi, ngài đăng quang làm Gangteng Tulku thứ 9 tại Tu viện Gangteng ở miền trung Bhutan – trụ sở chính của truyền thống Pema Lingpa và là tu viện Nyimgma lớn nhất trong vương quốc.
Ngoài tu viện Gangteng, Tulku Rinpoche còn phụ trách 35 tu viện, đền thờ, thiền viện, trung tâm thiền định cho phụ nữ, và các trường đại học tại Bhutan. Ngài có đệ tử khắp vùng Hi Mã Lạp Sơn, cũng như tại châu Phi, châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ.
(Buddhistdoor Global – October 19, 2017)
2017-10-03-00062017-10-03-0007
 
Đức Gangteng Tulku Rinpoche (ảnh trên) và khán thính giả (ảnh dưới) tham dự những bài thuyết pháp của ngài tại Moscow, Nga
Photos: Yeshe Khorlo Russia Facebook
 
 
HÀN QUỐC: Phát hiện tượng Phật thế kỷ thứ 6 tại chùa Jinjjeon
 
Gangwong, Hàn Quốc – Nhật báo Hàn Quốc Joongang tường thuật rằng một tượng mạ đồng được cho là có niên đại từ thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên, vào thời Tam Quốc Cao Ly, đã được tìm thấy tại góc phía bắc của ngôi Chùa Đá 3 tầng ở chùa Jinjeon (tỉnh Gangwong).
Tượng có chiều cao khoảng 3.5 inch, mô tả bộ tam Phật, gồm 2 vị Bồ tát Hyupsi ở hai bên của Bồ tát Quán Thế Âm, tượng trưng cho lòng từ bi của chư Phật. Nét mặt và các họa tiết trên trang phục của 3 tượng này được bảo tồn tốt. Tác phẩm chạm khắc nói trên cũng mô tả hào quang tỏa ra từ đầu và thân của Đức Quán Thế Âm. 
(tipitaka.net – October 20, 2017)
 
2017-10-03-0008
 
Tượng Phật thế kỷ thứ 6 được tìm thấy tại chùa Jinjjeon (Hàn Quốc)
Photo: archaeology.org
 
Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2013(Xem: 19007)
Là người Việt Nam, bất luận bình dân hay trí thức, chúng ta đều thấy có trọng trách tìm hiểu những gì liên hệ với dân tộc và đất nước thân yêu của mình. Sự tìm hiểu ấy giúp cho chúng ta có nhận thức chính xác về tư tưởng, tánh tình đồng bào ta. Nếu là người trí thức Việt Nam mà không biết gì về truyền thống của dân tộc thì không xứng đáng là trí thức. Thế nên, sự nghiên cứu những mối liên quan với dân tộc, thực là điều kiện tối thiểu của những người yêu dân tộc, quê hương xứ sở.
19/09/2013(Xem: 27308)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
16/08/2013(Xem: 9275)
Thiết nghĩ, Phật Giáo Việt Nam cần nghiên cứu và có quy định thống nhất về phẩm phục của tu sĩ, sao cho vừa hội nhập được với Phật giáo quốc tế, Phật giáo khu vực, vừa giữ được bản sắc truyền thống Phật giáo VN.
16/08/2013(Xem: 14169)
Mao_HiepChuongNói đến pháp phục của Phật giáo, chúng ta thường đề cập đến pháp phục của người xuất gia, bao gồm pháp phục nghi lễ và pháp phục thường nhật. Pháp phục Phật giáo được xem là hình thức thể hiện thân giáo, đó là pháp tướng bên ngoài của người xuất gia nên các chế tài trong luật nghi quy định rất rõ về các hình thức của pháp phục.
11/08/2013(Xem: 10850)
“Ai ngang qua núi Phổ Đà Thăm chùa Giác Hải viếng tòa Quán Âm.” Chùa Giác Hải được Hòa thượng họ Trần huý Đại Quảng, pháp danh Tâm Trí, tự Thích Viên Giác, hiệu Chiếu Nhiên, sinh năm 1911, tại làng Dương Nổ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên khai kiến và khánh thành năm 1956. Hòa thượng viên tịch ngày 14 tháng Bảy năm Bính Thìn, 1
21/07/2013(Xem: 15272)
Cà Sa Vương khói của Tịnh Minh
17/07/2013(Xem: 15446)
Đọc hết 93 trang của Phúc trình A/5630, lại được xác nhận bởi Kết luận của Biên bản Buổi họp thứ 1280 của Đại Hội đồng LHQ, rồi sau đó được Giáo sư Roger Stenson Clark tham chiếu trong tác phẩm A United Nations High Commissioner For Human Rights của ông, ta có thể khẳng định rằng Phúc trình A/5630 không hề kết luận rằng chính phủ Diệm "không có đàn áp tôn giáo" như cái thế lực đã thù nghịch với Phật giáo từ thời Cố đạo Alexandre de Rhodes gọi Phật Thích Ca bằng “thằng” trong Phép Giảng Tám Ngày, tìm cách xuyên tạc tài liệu để mạo hóa lịch sử từ mấy năm nay.
13/07/2013(Xem: 19811)
Linh Sơn Chốn Tổ Nguồn Tâm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]