Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 2

16/02/202414:28(Xem: 2644)
Tuần 2
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 2 THÁNG 2, 2024)
 Diệu Âm lược dịch


HOA KỲ - ẤN ĐỘ: Dự án Chư ni Tây Tạng (TNP) công bố lời kêu gọi cung cấp thêm sách giáo khoa cho các nữ tu Phật giáo

 

Dự án Chư ni Tây Tạng (TNP) - một tổ chức từ thiện được đăng ký tại Hoa Kỳ có trụ sở tại Seattle và Quận Kangra của Himachal Pradesh, Ấn Độ - đã công bố lời kêu gọi gây quỹ nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết về sách giáo khoa toán, khoa học và tiếng Anh mới cho các ni viện Phật giáo ở bang Himachal Pradesh dưới sự phụ trách của tổ chức này.

Cho đến nay, có 3 ni viện đã nêu chi tiết danh sách mong muốn học tập của họ, gồm Ni viện và Học viện Shugsep, nơi có khoảng 100 ni cô; Geden Choeling, ni viện lâu đời nhất ở Dharamsala, với 200 ni cô; và ni viện Dolma Ling, nơi có 250 ni cô.

TNP cho biết thêm rằng cho đến nay, 3 ni viện nói trên đã yêu cầu 1,005 cuốn sách giáo khoa bằng tiếng Anh cho 550 ni cô của họ.

Ni viện và Học viện Shugsep đang mong có được sách toán, khoa học, văn phạm và luận văn tiếng Anh.

TNP cũng đưa tin rằng tu viện trưởng của Geden Choeling rất muốn cho các nữ tu học toán, tuy nhiên ni viện này thiếu sách giáo khoa phù hợp.

Các giáo viên tại ni viện Dolma Ling đã yêu cầu những cuốn sách cấp cao hơn mà trước đây không có, cũng như sách văn phạm và luận văn.

(Buddhistdoor Global – February 9, 2024)

TinTuc_PGTG_2024-02-2-000TinTuc_PGTG_2024-02-2-002TinTuc_PGTG_2024-02-2-001

Chư ni học tập tại các ni viện Phật giáo ở bang Himachal Pradesh, Ấn Độ

Photos: TNP

 

THỤY SĨ: Trao trả tượng Phật cổ về lại Cam Bốt

 

Chính phủ Thụy Sĩ đã chính thức trả lại một tượng Phật cổ về ngôi nhà hợp pháp của nó ở Vương quốc Cam Bốt. Lễ trao trả diễn ra vào ngày 6-2-2024 tại Bern, Thụy Sĩ.

Sự kiện này được chủ trì bởi In Dara, đại sứ Cam Bốt tại Thụy Sĩ, đồng thời là đại diện thường trực của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế tại Geneva.

Cùng tham dự còn có một số quan chức cấp cao của Thụy Sĩ, bao gồm Fabienne Baraga, người đứng đầu Cơ quan Đặc biệt về Chuyển giao Tài sản Văn hóa Quốc tế và Anna Mattei Russo, người đứng đầu Điều phối Khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

Bức tượng được làm bằng kim loại và cao khoảng 50cm, được mô tả là hiện thân của di sản nghệ thuật, lịch sử và tôn giáo phong phú của Campuchia.

Đại sứ Dara hoan nghênh việc bức tượng được đưa trở lại Cam Bốt, lưu ý rằng sau nhiều năm di dời do nội chiến kéo dài, đã có nhiều trường hợp các vật tạo tác bị buôn lậu và buôn bán ra nước ngoài.

Ông nói: “Niềm vui khi nhận lại bức tượng về cho Vương quốc chăm sóc là vô hạn”.

Trong khi các chuyên gia Thụy Sĩ ban đầu suy đoán rằng bức tượng có thể có niên đại hơn một thiên niên kỷ trước thời kỳ tiền-Angkor hoặc đầu-Angkor, thì các chuyên gia từ Bộ Văn hóa và Mỹ thuật Cam Bốt đã phân tích hình dáng và phong cách của tượng, kết luận rằng nó có thể có nguồn gốc từ thế kỷ 18 hoặc 19.

(tipitaka.net - February 10- 14, 2024)TinTuc_PGTG_2024-02-2-003

Tượng Phật cổ được Thụy Sĩ trao trả cho Cam Bốt vào ngày 6-2-2024

Photo: phnompenhpost.com

 

NEPAL: Hiệp hội Phật giáo Thanh niên Nepal và Đại sứ quán Pakistan tổ chức sự kiện ‘Di sản Phật giáo tại Pakistan’

Hiệp hội Phật giáo Thanh niên Nepal và Đại sứ quán Pakistan hôm thứ Bảy 11-2-2024 đã tổ chức sự kiện “Di sản Phật giáo ở Pakistan” tại Hội trường Trung tâm Cứu trợ Phật giáo.

Phát biểu tại sự kiện trình bày trực quan, ông Abrar H Hashmi, Đại sứ Pakistan tại Nepal, phát biểu rằng các Di sản Phật giáo ở Pakistan đóng vai trò then chốt trong việc kết nối nhân dân giữa 2 quốc gia Nam Á này.

Đại sứ Hashmi cũng nhấn mạnh tiềm năng của du lịch tôn giáo Phật giáo ở Pakistan, nhờ sự hiện diện của các di tích tôn giáo Phật giáo ở các khu vực Taxila, Chakdara, Mingora và Peshawar của Pakistan.

Những người tham dự và các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận tầm quan trọng của các di sản Phật giáo ở Pakistan, bày tỏ mong muốn thường xuyên đưa các chuyến viếng thăm những di tích đó vào các gói du lịch do các công ty lữ hành Nepal cung cấp.

(kathmandupost.com -  February 11, 2024)

TinTuc_PGTG_2024-02-2-004

Hiệp hội Phật giáo Thanh niên Nepal và Đại sứ quán Pakistan trong hội thảo ‘Di sản Phật giáo tại Pakistan’

Photo: Pakistan Embassy

 

ẤN ĐỘ: Lễ cầu nguyện đặc biệt tại Tu viện Phật giáo Dorjidak vào dịp Năm mới Tây Tạng 'Losar'

Shimla, Himachal Pradesh - Ngày 10-2-2024, các tu sĩ Phật giáo Tây Tạng đã dâng những lời cầu nguyện đặc biệt tại Tu viện Dorjidak ở Panthaghati, gần Shimla, để chào đón ‘Losar’/Tết Tây Tạng 2151.

Các nhà sư Tây Tạng đã cho hòa bình thế giới và sự trường thọ của nhà lãnh đạo tinh thần của họ, Đức Đạt lai Lạt ma thứ 14.

Trong khi đó, lãnh đạo tinh thần Đạt lai Lạt ma cũng đã gửi lời chúc Losar tới người Tây Tạng và đăng một thông điệp trên trang mạng xã hội của mình.

Losar, còn được gọi là Tết Tây Tạng, là một lễ hội được tổ chức bởi các Phật tử Tây Tạng trên khắp thế giới.

Được tổ chức chủ yếu ở Ấn Độ, Nepal, Tây Tạng, Sikkim và Bhutan, Losar là thời gian để gia đình và bạn bè cùng nhau vui chơi, ăn uống và tiệc tùng.

Năm nay, Losar được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 12-2.

(ANI – February 10, 2024)

TinTuc_PGTG_2024-02-2-005

TinTuc_PGTG_2024-02-2-007TinTuc_PGTG_2024-02-2-006

Chư tăng Tây Tạng cầu nguyện tại Tu viện Dorjidak ở Panthaghati để chào đón ‘Losar’/Tết Tây Tạng 2151

Photos: thenewsmill.com

 

 

ẤN ĐỘ - Nepal: Hòa thượng Hàn Quốc Pomnyun Sunim dẫn đầu 500 học viên trong chuyến hành hương Jungto lần thứ 33

Hiệp hội Jungto, cộng đồng Phật giáo quốc tế được thành lập bởi Hòa thượng người Hàn Quốc Pomnyun Sunim, đã thực hiện chuyến hành hương thường niên lần thứ 33 trên khắp Ấn Độ và đến Nepal. Được tổ chức với chủ đề “Theo bước chân Đức Phật”, cuộc hành hương kéo dài từ ngày 19-1 đến ngày 2-2-2024 với sự tham dự của hơn 500 Phật tử.

Hành trình hành hương lần theo những bước đệm quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật lịch sử: nơi sinh của Ngài ở Lâm Tì Ni; địa điểm giác ngộ của Ngài ở Bồ Đề Đạo Tràng; bài giảng Pháp đầu tiên của Ngài tại Lộc Uyển; và địa điểm nhập Niết Bàn của Ngài ở Câu Thi Na.

Đoàn hành hương cũng bày tỏ lòng tôn kính vị tôn sư vĩ đại Tất Đạt Đa Cồ Đàm tại Ca Tỳ La Vệ, nơi Ngài trải qua thời thơ ấu và Đồi Pragbodhi, nơi Ngài đã thực hành khổ hạnh trong 6 năm.

Và các điểm dừng cũng được thực hiện tại Rajgir, Sravasti, Vaishali và Sankasia, nơi diễn ra các sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật, cũng như Vaishalli, Ramagrama và Piprahwa, nơi có các bảo tháp chứa xá lợi của Đức Phật.

Lịch trình cũng cho phép các chuyến viếng thăm trường đại học Phật giáo cổ xưa Nalanda và Bảo tàng Delhi, nơi có bộ sưu tập phong phú bao gồm các di vật thiêng liêng đã được phục hồi của Đức Phật.

(NewsNow – February 8, 2024)

Chuyến hành hương thường niên lần thứ 33 với chủ đề “Theo bước chân Đức Phật”, kéo dài từ ngày 19-1 đến ngày 2-2-2024:

 

TinTuc_PGTG_2024-02-2-008TinTuc_PGTG_2024-02-2-009TinTuc_PGTG_2024-02-2-010TinTuc_PGTG_2024-02-2-011TinTuc_PGTG_2024-02-2-012TinTuc_PGTG_2024-02-2-013TinTuc_PGTG_2024-02-2-014TinTuc_PGTG_2024-02-2-015

 

Photos: Hiệp hội Jungto

 

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/06/2011(Xem: 8509)
Vào năm 1949, tôi đã cùng thầy Trí Hữu, một vị Thượng tọa từ Đà Nẵng thành lập nên Phật Học Đường Ấn Quang ở Sài Gòn. Tôi dạy lớp sơ cấp đầu cho các vị Sadi. Hồi đó tên chùa là Ứng Quang. Chùa vách tre lợp lá rất đơn sơ. Khi đó chiến tranh đang diễn ra giữa quân đội Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Minh.
18/06/2011(Xem: 4966)
Phong trào Phật giáo nhân gian (人間佛教) xuất hiện vào đầu thế kỷ 20. Từ những năm thập niên 80 thế kỷ trước, phong trào này trở thành một khuynh hướng chính của Phật giáo ở Trung Hoa lục địa, Đài Loan và Hồng Kông, vượt thoát những khác biệt tông phái và vùng miền. Cho dù ở bên trong phạm vi Phật giáo, hay ở trong giới học giả hay các phân khoa hành chính tôn giáo, mỗi khi thảo luận về tình hình hiện nay và việc phát triển Phật giáo Trung Quốc trong tương lai, người ta không thể bỏ qua chủ đề Phật giáo nhân gian.
10/06/2011(Xem: 6305)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
23/05/2011(Xem: 10445)
Chủ đề chính của bài này là những hình ảnh đẹp được chụp ở một số nước châu Á trong dịp Lễ Phật Đản. Mời anh em cùng xem qua.
14/05/2011(Xem: 6224)
Nếu chúng ta tìm hiểu các hoạt động, các nghi thức mà Phật giáo ở các nước tổ chức Đại lễ Phật đản ở xứ họ thì chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều giá trị...
06/05/2011(Xem: 7798)
Sách Phật tổ Thống ký thuật là dưới đời Đường, vua Hỷ tông năm 873 TL, ngày tám tháng Tư, thiết lễ Phật đản bằng cách rước kiệu di tích đức Phật từ Phụng hoàng Pháp môn về Lạc dương.
27/04/2011(Xem: 7368)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự do và linh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
18/04/2011(Xem: 6107)
Vào tháng Mười năm 2002, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sẽ truyền pháp Thời Luân ở Graz, Áo Quốc. Sự kiện được thực hiện công cộng cho cả những Phật tử lẫn không Phật tử. Mục tiêu của lễ truyền pháp là để cung cấp một cơ hội cho mọi người tất cả mọi tín ngưỡng tụ họp trong một không khí hòa bình để lắng nghe giáo huấn về từ ái và bi mẫn và để tái khẳng định chí nguyện của mọi người để duy trì đạo đức thuần khiết từ truyền thống của họ. Do vậy, lễ truyền pháp được công khai hóa như “Giáo Pháp Thời Luân vì Hòa Bình Thế Giới”. Với những hành giả Phật tử, mục tiêu bổ sung là ban phép gia trì cho họ để dấn thân trong những thực hành mật thừa nâng cao của Giáo Pháp Thời Luân.
10/04/2011(Xem: 5966)
Hãy nói về những việc khác thường phải hiểu đối với Giáo Pháp Thời Luân. Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó.
25/03/2011(Xem: 4776)
Kỳ Na giáo là lối đọc thành tiếng theo phiên âm Hán Việt danh xưng của đạo Giaina. Trong một số sách tiếng Việt đang lưu hành, thường để nguyên tên đạo Giaina hoặc đạo Jaina. Tiếng Anh là Jainism; tiếng Pháp là Jainisme hay Djainisme. Trong Kinh Trung Bộ của Phật giáo, Kỳ Na giáo được gọi Nagantha: là Ly hệ phái. [1]
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]