Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

29/03/202008:32(Xem: 9542)
Tuần 4
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 4 THÁNG 3, 2020)
 
 Diệu Âm lược dịch

 

 

HÀN QUỐC: Chương trình Ở lại chùa miễn phí dành cho nhân viên và cán bộ y tế

SEOUL, Hàn Quốc - Các tu sĩ Phật giáo đang cung cấp các chương trình Ở lại chùa miễn phí cho nhân viên y tế và công chức làm việc trong ngành y tế để giúp họ tìm thấy sự thoải mái sau những nhọc nhằn mà họ đã trải qua khi chiến đấu với vi rút corona.

Ngày 17-3, Đoàn Văn hóa của Phật giáo Hàn Quốc (CCKB), một chi nhánh của Tông phái Jogye, thông báo rằng họ sẽ cung cấp một chương trình Ở lại chùa đặc biệt cho những người chiến đấu trên tuyến đầu chống lại COVID-19.

Chương trình sẽ mời 2,000 nhân viên quan chức y tế từ ngày 21-3 đến  31-10.

Chương trình Ở lại chùa sẽ được tổ chức tại 10 địa điểm được lựa chọn từ 137 ngôi chùa trên toàn quốc, đặc biệt là có cảnh quan thiên nhiên nổi bật và môi trường yên bình.

Các chùa sẽ cung cấp một chương trình 4 ngày cho mỗi người tham gia để giúp giảm căng thẳng cả về thể chất và tâm lý. Tất cả những người tham gia sẽ được trao một món quà đặc biệt để an ủi và động viên.

(tipitaka.net – March 22, 2020)

TinTuc_PGTG_2020-03-4-000

Chương trình Ở lại chùa sẽ được tổ chức tại 10 địa điểm được lựa chọn từ 137 ngôi chùa trên toàn quốc
Photo: CCKB

 

 

CỘNG HÒA BURYATIA (Liên bang Nga): Phật tử Nga tổ chức lễ cầu an đặc biệt trước đại dịch COVID-19

Để đối phó với đại dịch COVID-19 đang gia tăng trên toàn cầu, tất cả các datsans (tu viện) của Tăng đoàn Phật giáo Truyền thống của Nga đã tiến hành các lễ cầu nguyện đặc biệt để bảo vệ khỏi virus kể từ ngày 18-3.

Theo một tuyên bố chính thức từ Tu viện Ivolginsky, những lễ cầu nguyện được khởi xướng bởi Pandito Khambo Lama Damba Ayusheev thứ 24, vị lãnh đạo tinh thần của Liên đoàn Phật giáo Liên bang Nga và là Lạt ma cao cấp nhất ở cộng hòa Buryatia.

Tăng đoàn Phật giáo Truyền thống của Nga, một tổ chức tôn giáo tập trung, là cộng đồng Phật giáo lớn nhất ở Buryatia có trụ sở chính đặt tại Tu viện Ivolginsky, cách thủ đô Ulan Ude 23 km.

(Buddhistdoor Global – March 23, 2020)

TinTuc_PGTG_2020-03-4-001

Lễ cầu nguyện do Pandito Khambo Lama Damba Ayusheev thứ 24 chủ trì
Photo: asiarussia.ru

 

NAM Á: Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á phối hợp chống khủng hoảng gia tăng đại dịch

Các thành viên của Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á (SAARC) đã đẩy mạnh các bước chống COVID-19 để bảo đảm an toàn cho người dân khỏi đại dịch này. Tích Lan di tản một số lượng lớn khách hành hương Phật giáo từ Ấn Độ vào đầu giờ Chủ nhật 22-3, trước khi Ấn Độ dừng tất cả các chuyến bay khi Kathmandu (Nepal) tăng cường việc kiểm tra sức khỏe ở biên giới Ấn Độ-Nepal.

UPDATED: MARCH 22, 2020 22:24 IST

“Tất cả những người hành hương Phật giáo Tích Lan, vốn bị mắc kẹt ở Ấn Độ, hiện đã quay trở lại Tích Lan,” Cao ủy Tích Lan thông báo và cho biết 1.500 người hành hương Phật giáo từ Tích Lan bị mắc kẹt ở Ấn Độ nhưng đã được di tản thành công trong vài ngày gần đây.

(The Hindu – March 22, 2020)

 

 

BANGLADESH: Tiến sĩ Dharmasen, vị lãnh đạo Phật giáo tối cao viên tịch ở tuổi 92

Dhaka, Bangladesh – Đêm 20-3, Tiến sĩ Dharmasen Mohathero, nhà lãnh đạo cao nhất của Phật giáo ở Bangladesh, đã viên tịch tại một bệnh viện ở thành phố Chattogram ở tuổi 92.

Tiến sĩ Dharmasen xuất gia vào năm 1942 và ngài là tác giả của bốn quyển sách. Năm 2004 ngài đăng quang là Sangaraja thứ 12, vị trụ trì cao nhất của Tối cao Hội đồng Tăng đoàn Tối cao.

Nhà lãnh đạo cao nhất của Phật giáo Bangladesh này đã được trao tặng bốn giải thưởng quốc tế vì sự nghiệp của Phật Pháp, nhân loại, hòa bình và lãnh đạo tu viện.

(NewsNow – March 22, 2020)

TinTuc_PGTG_2020-03-4-002

Tiến sĩ Dharmasen Mohathero, nhà lãnh đạo cao nhất của Phật giáo ở Bangladesh
Photo: facebook

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma quyên góp cho quỹ cứu trợ để chống COVID-19

DHARAMSHALA, Ấn Độ - Nhà lãnh đạo Tây Tạng lưu vong, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bày tỏ sự ủng hộ đối với các biện pháp của chính quyền bang Himachal Pradesh (HP) và chính quyền trung ương để chống lại sự bùng nổ của COVID-19.

Ngài đã quyên góp tiền cho quỹ của Thống đốc bang HP để cung cấp nhu yếu phẩm cho các thành viên ít đặc quyền hơn trong xã hội.

Trong một bức thư viết cho Thống đốc Jai Ram Thakur, nhà lãnh đạo Tây Tạng cho biết, “Vì bang Himachal Pradesh đã trở thành nhà của tôi trong gần 60 năm, tôi tự nhiên cảm thấy một mối đồng cảm dành cho người dân của nó. Do đó, như một sự tôn trọng và cảm thông, tôi đang quyên góp từ Quỹ Gaden Phodrang của Đạt lai Lạt ma cho Quỹ của Thống đốc - để góp phần cung cấp các nhu yếu phẩm, như thực phẩm và thuốc men, cho các thành viên nghèo và khó khăn của cộng đồng.”

(Phayul – March 26, 2020)

TinTuc_PGTG_2020-03-4-003

Đức Đạt lai Lạt ma 
Photo: Phayul

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/06/2011(Xem: 8345)
Vào năm 1949, tôi đã cùng thầy Trí Hữu, một vị Thượng tọa từ Đà Nẵng thành lập nên Phật Học Đường Ấn Quang ở Sài Gòn. Tôi dạy lớp sơ cấp đầu cho các vị Sadi. Hồi đó tên chùa là Ứng Quang. Chùa vách tre lợp lá rất đơn sơ. Khi đó chiến tranh đang diễn ra giữa quân đội Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Minh.
18/06/2011(Xem: 4891)
Phong trào Phật giáo nhân gian (人間佛教) xuất hiện vào đầu thế kỷ 20. Từ những năm thập niên 80 thế kỷ trước, phong trào này trở thành một khuynh hướng chính của Phật giáo ở Trung Hoa lục địa, Đài Loan và Hồng Kông, vượt thoát những khác biệt tông phái và vùng miền. Cho dù ở bên trong phạm vi Phật giáo, hay ở trong giới học giả hay các phân khoa hành chính tôn giáo, mỗi khi thảo luận về tình hình hiện nay và việc phát triển Phật giáo Trung Quốc trong tương lai, người ta không thể bỏ qua chủ đề Phật giáo nhân gian.
10/06/2011(Xem: 6110)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
23/05/2011(Xem: 10320)
Chủ đề chính của bài này là những hình ảnh đẹp được chụp ở một số nước châu Á trong dịp Lễ Phật Đản. Mời anh em cùng xem qua.
14/05/2011(Xem: 6173)
Nếu chúng ta tìm hiểu các hoạt động, các nghi thức mà Phật giáo ở các nước tổ chức Đại lễ Phật đản ở xứ họ thì chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều giá trị...
06/05/2011(Xem: 7660)
Sách Phật tổ Thống ký thuật là dưới đời Đường, vua Hỷ tông năm 873 TL, ngày tám tháng Tư, thiết lễ Phật đản bằng cách rước kiệu di tích đức Phật từ Phụng hoàng Pháp môn về Lạc dương.
27/04/2011(Xem: 7326)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự do và linh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
18/04/2011(Xem: 6024)
Vào tháng Mười năm 2002, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sẽ truyền pháp Thời Luân ở Graz, Áo Quốc. Sự kiện được thực hiện công cộng cho cả những Phật tử lẫn không Phật tử. Mục tiêu của lễ truyền pháp là để cung cấp một cơ hội cho mọi người tất cả mọi tín ngưỡng tụ họp trong một không khí hòa bình để lắng nghe giáo huấn về từ ái và bi mẫn và để tái khẳng định chí nguyện của mọi người để duy trì đạo đức thuần khiết từ truyền thống của họ. Do vậy, lễ truyền pháp được công khai hóa như “Giáo Pháp Thời Luân vì Hòa Bình Thế Giới”. Với những hành giả Phật tử, mục tiêu bổ sung là ban phép gia trì cho họ để dấn thân trong những thực hành mật thừa nâng cao của Giáo Pháp Thời Luân.
10/04/2011(Xem: 5907)
Hãy nói về những việc khác thường phải hiểu đối với Giáo Pháp Thời Luân. Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó.
25/03/2011(Xem: 4701)
Kỳ Na giáo là lối đọc thành tiếng theo phiên âm Hán Việt danh xưng của đạo Giaina. Trong một số sách tiếng Việt đang lưu hành, thường để nguyên tên đạo Giaina hoặc đạo Jaina. Tiếng Anh là Jainism; tiếng Pháp là Jainisme hay Djainisme. Trong Kinh Trung Bộ của Phật giáo, Kỳ Na giáo được gọi Nagantha: là Ly hệ phái. [1]
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]