Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

03/09/201520:30(Xem: 14047)
Tuần 3

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

(TUẦN THỨ 3 THÁNG 11, 2012)

 

Diệu Âm lược dịch

 

 

MIẾN ĐIỆN: Người dân địa phương trả lại các cổ vật Phật giáo

 

Vào ngày 15-11-2012, hàng trăm tượng Phật 1.000 năm tuổi đã được các công nhân trả lại, sau khi một di tích chùa cổ ở xã Prome (thuộc khu Pegu Bago) bị trộm cướp do phát hiện cổ vật dưới lòng đất.

Người dân địa phương đã nộp những vật tạo tác có niên đại từ thời Sri Ksetra của Vương quốc Pyu này cho các cơ quan chức năng, sau khi họ bắt đầu lo lắng về việc có thể bị bắt vì tội ăn cắp cổ vật.

Các cổ vật có giá trị này đã bị giấu đi và sau đó được chuyển khỏi địa điểm bằng xe hơi. Tuy nhiên, khi tin tức lan rộng đến các phương tiện truyền thông, những người chịu trách nhiệm cuối cùng đã giao nộp các bảo vật cho các cơ quan chức năng.

(Mahabhodi IP – November 17, 2012)

 

2012-11-3-000

Một số tượng Phật 1.000 năm tuổi khai quật được tại xã Prome - Photo: Warazein Moekyo

 

 

ÚC: Hội nghị Quốc tế về Phật giáo và Úc sẽ được tổ chức tại Perth

 

Từ ngày 23 đến 25-1-2013, Hội nghị Quốc tế về Phật giáo và Úc sẽ được tổ chức tại Perth, Tây Úc.

Chủ đề xuyên suốt của hội nghị sẽ là “Lịch sử, sự hiện hữu đương thời và các phương hướng tương lai cho Phật giáo trong khu vực Úc – Á”. Hội nghị được hướng tới tất cả mọi người – tăng sĩ, học giả, học viên, viện sĩ và các thành viên của công chúng.

Sẽ có 4 nhóm hội thảo về lịch sử, triết học, tài liệu nghiên cứu (kinh điển, thiền định Kim cương thừa, bình luận, bản dịch) và về các chủ đề mở liên quan đến Phật giáo như “Phật giáo trong xã hội đương đại”, “Phật giáo và Vật lý học Thiên thể”, “Nghệ thuật Phật giáo”, “Phật giáo tại châu Âu”, v.v

(Shambhala Sun – November 16, 2012)

 

2012-11-3-001

Hình ảnh Hội nghị Quốc tế về Phật giáo và Úc năm 2012 - Photo: buddhismandaustralia.com

 

 

ẤN ĐỘ - TÍCH LAN: Triển lãm về Phật giáo Tích Lan tại Mumbai

 

Tổng Lãnh sự quán Tích Lan tại Mumbai đã tổ chức một cuộc triển lãm ảnh theo chủ đề “Phật giáo ở Tích Lan” từ ngày 8 đến 11-11-2012.

Triển lãm bao gồm 60 bức ảnh đầy màu sắc của tác giả Chadrakant Ghatge, một nhà nhiếp ảnh được quốc tế công nhận. Số ảnh triển lãm này do ông chụp trong chuyến viếng thăm gần đây đến các chùa chiền và địa điểm văn hóa của Tích Lan.

Cuộc triển lãm phản ảnh một phần tiêu biểu của Phật giáo tại Tích Lan, văn hóa Tích Lan và nếp sống của người dân được giác ngộ bởi Phật giáo của đất nước này.

Tổng Lãnh sự quán Tích Lan sẽ triển lãm những ảnh nói trên tại một số Trường Quốc tế ở Mumbai trong những tháng tới để tăng cường sự liên kết văn hóa độc đáo giữa Tích Lan và Ấn Độ.

(Sundayobserver.lk – November 18, 2012)

 

 

THÁI LAN: Tổng thống Obama viếng Chùa pho và hội kiến Quốc vương và Thủ tướng Thái Lan

 

Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau bầu cử, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã viếng một ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng thế giới và hội kiến Quốc vương Bhumibol Adulyadej và Thủ tướng Yingluck Shinawatra.

Ngày 18-11-2012, ông Obama đã đến Bangkok, điểm dừng đầu tiên của chuyến công du nước ngoài chính thức đầu tiên của ông kể từ khi ông được tái đắc cử vào đầu tháng này.

Từ phi trường Don Muang ở ngoại ô phía bắc Bangkok, tổng thống Obama được một đoàn xe an ninh tối đa hộ tống đến Chùa Pho ở trung tâm thủ đô Thái Lan.

Đi cùng ông có Ngoại trưởng Hillary Clinton và Đại sứ Mỹ Kristie Kenney.

Tổng thống chiêm bái những bức bích họa hàng trăm năm tuổi và tượng Phật nằm khổng lồ tại chùa này.

Một giờ sau, tổng thống hội kiến Quốc vương Bhumibol. Cuộc gặp gỡ còn có sự tham dự của Thủ tướng Thái Lan và Đại sứ Mỹ.

Sau đó tổng thống Obama có các cuộc đàm phán song phương với Thủ tướng Shinawatra cùng các thành viên trong nội các của bà.

(AP & IANS – November 18, 2012)

 

2012-11-3-002

Tổng thống Hoa Kỳ Obama viếng chùa Pho ở Bangkok- Photo: AP

 

 

HOA KỲ: Phòng trưng bày tác phẩm nghệ thuật Hàn quốc tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston

 

Từ ngày 16-11-2012, Bảo tàng Mỹ thuật Boston mở một phòng trưng bày mới với các tác phẩm nghệ thuật Hàn quốc được tuyển chọn, cùng với một cuộc triển lãm có liên quan gồm các tranh Phật giáo Hàn quốc quý hiếm.

Phòng trưng bày nghệ thuật Hàn quốc bao gồm những vật có từ thời Đồ Đồng cho đến ngày nay, trong đó có những đồ tráng men ngọc bích và những mảnh của đồ sơn mài và tác phẩm bằng kim loại thuộc thế kỷ thứ 11 đến 13.

Bên cạnh phòng trưng bày, bảo tàng triển lãm 10 bức tranh hiếm của Phật giáo Hàn quốc  cùng với một tác phẩm đương đại bổ sung. Sau nhiều năm không triển lãm, nay các tranh này sẽ được trưng bày cho đến ngày 23-6-2013. Trong số đó có nhiều tranh do các nhà sưu tập ở Boston tặng cho bảo tàng.

(Tipitaka Network – November 21, 2012)

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/06/2011(Xem: 8509)
Vào năm 1949, tôi đã cùng thầy Trí Hữu, một vị Thượng tọa từ Đà Nẵng thành lập nên Phật Học Đường Ấn Quang ở Sài Gòn. Tôi dạy lớp sơ cấp đầu cho các vị Sadi. Hồi đó tên chùa là Ứng Quang. Chùa vách tre lợp lá rất đơn sơ. Khi đó chiến tranh đang diễn ra giữa quân đội Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Minh.
18/06/2011(Xem: 4966)
Phong trào Phật giáo nhân gian (人間佛教) xuất hiện vào đầu thế kỷ 20. Từ những năm thập niên 80 thế kỷ trước, phong trào này trở thành một khuynh hướng chính của Phật giáo ở Trung Hoa lục địa, Đài Loan và Hồng Kông, vượt thoát những khác biệt tông phái và vùng miền. Cho dù ở bên trong phạm vi Phật giáo, hay ở trong giới học giả hay các phân khoa hành chính tôn giáo, mỗi khi thảo luận về tình hình hiện nay và việc phát triển Phật giáo Trung Quốc trong tương lai, người ta không thể bỏ qua chủ đề Phật giáo nhân gian.
10/06/2011(Xem: 6305)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
23/05/2011(Xem: 10445)
Chủ đề chính của bài này là những hình ảnh đẹp được chụp ở một số nước châu Á trong dịp Lễ Phật Đản. Mời anh em cùng xem qua.
14/05/2011(Xem: 6224)
Nếu chúng ta tìm hiểu các hoạt động, các nghi thức mà Phật giáo ở các nước tổ chức Đại lễ Phật đản ở xứ họ thì chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều giá trị...
06/05/2011(Xem: 7798)
Sách Phật tổ Thống ký thuật là dưới đời Đường, vua Hỷ tông năm 873 TL, ngày tám tháng Tư, thiết lễ Phật đản bằng cách rước kiệu di tích đức Phật từ Phụng hoàng Pháp môn về Lạc dương.
27/04/2011(Xem: 7368)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự do và linh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
18/04/2011(Xem: 6107)
Vào tháng Mười năm 2002, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sẽ truyền pháp Thời Luân ở Graz, Áo Quốc. Sự kiện được thực hiện công cộng cho cả những Phật tử lẫn không Phật tử. Mục tiêu của lễ truyền pháp là để cung cấp một cơ hội cho mọi người tất cả mọi tín ngưỡng tụ họp trong một không khí hòa bình để lắng nghe giáo huấn về từ ái và bi mẫn và để tái khẳng định chí nguyện của mọi người để duy trì đạo đức thuần khiết từ truyền thống của họ. Do vậy, lễ truyền pháp được công khai hóa như “Giáo Pháp Thời Luân vì Hòa Bình Thế Giới”. Với những hành giả Phật tử, mục tiêu bổ sung là ban phép gia trì cho họ để dấn thân trong những thực hành mật thừa nâng cao của Giáo Pháp Thời Luân.
10/04/2011(Xem: 5966)
Hãy nói về những việc khác thường phải hiểu đối với Giáo Pháp Thời Luân. Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó.
25/03/2011(Xem: 4776)
Kỳ Na giáo là lối đọc thành tiếng theo phiên âm Hán Việt danh xưng của đạo Giaina. Trong một số sách tiếng Việt đang lưu hành, thường để nguyên tên đạo Giaina hoặc đạo Jaina. Tiếng Anh là Jainism; tiếng Pháp là Jainisme hay Djainisme. Trong Kinh Trung Bộ của Phật giáo, Kỳ Na giáo được gọi Nagantha: là Ly hệ phái. [1]
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]