Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

08/02/202023:06(Xem: 9636)
Tuần 1
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 1 THÁNG 2, 2020)
 
 Diệu Âm lược dịch

 

 

NHẬT BẢN: Lễ hội ném đậu Setsubun của Phật giáo ở Tokyo

TIN ẢNH: Lễ hội ném đậu Setsubun thường niên đánh dấu sự khởi đầu của mùa xuân theo âm lịch diễn ra tại chùa Zojoji và Sensoji ở Tokyo.

TinTuc_PGTG_2020-02-1-000

Chư tăng chùa Zojoji diễn hành trước buổi lễ ném đậu “Mame-maki”của lễ hội Setsubun

TinTuc_PGTG_2020-02-1-001

Những người ném đậu diễn hành trước buổi lễ ném đậu “Mame-maki” tại chùa Zojoji

TinTuc_PGTG_2020-02-1-002

Các vị khách mời ném đậu trong buổi lễ “Mame-maki”

TinTuc_PGTG_2020-02-1-004TinTuc_PGTG_2020-02-1-003

Mọi người cố gắng đón bắt những hạt đậu may mắn được rải tung bởi những người nổi tiếng tại chùa Zojoji
TinTuc_PGTG_2020-02-1-007TinTuc_PGTG_2020-02-1-006TinTuc_PGTG_2020-02-1-005
Tại chùa Sensoji, trẻ em mẫu giáo ném đậu vào một người đàn ông đeo mặt nạ và mặc trang phục giống quỷ trong một buổi lễ để xua đuổi tà ma và mang lại may mắn
Photos: AP & AFP
(gulfnews.com – February 3, 2020)

 

TÂY BAN NHA: Dự án xây khu phức hợp Phật giáo và tượng Phật cao 40 mét tại thành phố Cáceres

Hợp tác với Lâm Tì Ni (Nepal), thánh địa được công nhận là nơi Đức Phật đản sinh, thành phố Cáceres của Tây Ban Nha đang lập các kế hoạch để xây một khu phức hợp Phật giáo có  tượng Phật khổng lồ, dự định là một tượng đài cho hòa bình thế giới.

Khu phức hợp mới này - bao gồm một khu vườn, một tu viện Phật giáo và một bảo tháp, cùng với một thư viện, các xá lợi của Đức Phật và chỗ ở cho 20 nhà sư - sẽ được tài trợ bởi Hội Vườn Lâm Tì Ni. Trung tâm của khu phức hợp Phật giáo nói trên sẽ là một tượng Phật ngồi cao 40 mét. 

Đầu tháng 1-2020 tại Lâm Tì Ni, thị trưởng của Cáceres và thị trưởng của Lâm Tì Ni đã ký một biên bản ghi nhớ về việc kết nghĩa của hai thành phố Di sản Thế giới UNESCO này.

(Buddhistdoor Global – February 4, 2020)
TinTuc_PGTG_2020-02-1-008
Thành phố Cáceres, Tây Ban Nha
TinTuc_PGTG_2020-02-1-009
Thị trưởng của Cáceres và thị trưởng của Lâm Tì Ni ký biên bản ghi nhớ về việc kết nghĩa của hai thành phố này
TinTuc_PGTG_2020-02-1-010
Ý tưởng của họa sĩ về tượng Đại Phật tại khu phức hợp Phật giáo ở Cáceres
Photos: buddhistdoor.net

 

 

TRUNG QUỐC: Phát hiện hơn 900 cổ vật tại một ngôi chùa đá ở thành phố Trùng Khánh

Các nhà khảo cổ học Trung Quốc tại thành phố Trùng Khánh đã khai quật được hơn 900 di tích văn hóa trong một ngôi chùa bằng đá ở địa phương.

Theo Viện Di sản Văn hóa thành phố Trùng Khánh, các nhà khảo cổ học đã hoàn thành việc khai quật một khu vực rộng khoảng 4,600 m2 trong một ngôi chùa bằng đá ở quận Giang Tân thuộc thành phố này.

Kéo dài từ năm 2016 đến 2019, cuộc khai quật đã tìm thấy hơn 50 di tích các tòa nhà, lăng mộ, tác phẩm chạm khắc đá từ thời nhà Đường (618-907 AD) đến nhà Thanh (1644-1911AD), Niu Yingbin, một chuyên gia thuộc viện Di sản Văn hóa Trùng Khánh cho biết.

“Những khám phá này có giá trị lớn về khoa học, nghệ thuật và lịch sử, và chúng cung cấp các tài liệu mới cho việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa Phật giáo địa phương vào thời Trung Hoa cổ xưa”, ông Niu nói.

(Xinhua – February 2, 2020)

 

 

NHẬT BẢN: Viện Bảo tàng Nara triển lãm những pho tượng hộ pháp Bi Sa Môn Thiên (Bishamonten) hàng đầu của Nhật Bản

Tại Bảo tàng Nara, một cuộc triển lãm đặc biệt về các tượng của vị thần Phật giáo Bi Sa Môn Thiên được chọn từ các chùa và các bảo tàng đã khai mạc vào ngày 4-2-2020.

Triển lãm mang tên “ Bi Sa Môn Thiên – Bắc phương Hộ Pháp” trưng bày 37 tác phẩm điêu khắc, bao gồm 2 quốc bảo và 18 tài sản văn hóa quan trọng được chỉ định bởi chính quyền trung ương.

Bi Sa Môn Thiên là vị thần bảo vệ giáo luật Phật giáo và là vị hộ pháp của phương bắc. Tại Nhật, ngài cũng được xem là vị hộ pháp của các thực tập sinh và ban phước lành cho mọi người.

Triển lãm “ Bi Sa Môn Thiên – Bắc phương Hộ Pháp”sẽ mở cửa vào ngày 24-2 cho đến 22-3-2020.

(asahi.com – February 4, 2020)

TinTuc_PGTG_2020-02-1-016TinTuc_PGTG_2020-02-1-015TinTuc_PGTG_2020-02-1-014TinTuc_PGTG_2020-02-1-013TinTuc_PGTG_2020-02-1-012TinTuc_PGTG_2020-02-1-011 

Những pho tượng hộ pháp Bi Sa Môn Thiên trưng bày tại Viện Bảo tàng Nara
Photos: asahi.com

 

THÁI LAN: Chuẩn bị cho lễ kỷ niệm Phật lễ Makha Bucha trong bối cảnh ô nhiễm không khí và lo ngại về vi rút Corona

Pattaya, Thái Lan – Ngày 7-2-2020, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã mời Phật tử hành lễ Makha Bucha với các nghi lễ tôn giáo như thường lệ trong năm nay. Ông lưu ý rằng người dự lễ nên sử dụng nhang không khói để giảm thiểu ô nhiễm không khí, và rằng trữ lượng khẩu trang quốc gia vẫn còn đủ - để trấn an nỗi sợ bị nhiễm vi rút corona.

Năm nay, lễ Makha Bucha sẽ được tổ chức từ ngày 8 đến 10-2 tại Thái Lan, đánh dấu ngày rằm của tháng 2 âm lịch.

Ngày Makha Bucha kỷ niệm sự vân tập đầu tiên của 1,250 đệ tử của Đức Phật, đánh dấu sự khởi đầu của tăng đoàn – cộng đồng những người thực hành Phật giáo. Về mặt lịch sử, lễ này là dịp để Phật tử cúng dường chư tăng và viếng thăm chùa chiền, thực hiện những lời khấn nguyện đặc biệt và tham gia các hoạt động thiền định hoặc nghi lễ.

(Buddhistdoor Global – February 7, 2020)

TinTuc_PGTG_2020-02-1-017

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha (người mặc áo xám, đứng giữa) trong ngày phát động lễ Makha Bucha
Photo: pattayamail.com

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/06/2011(Xem: 8345)
Vào năm 1949, tôi đã cùng thầy Trí Hữu, một vị Thượng tọa từ Đà Nẵng thành lập nên Phật Học Đường Ấn Quang ở Sài Gòn. Tôi dạy lớp sơ cấp đầu cho các vị Sadi. Hồi đó tên chùa là Ứng Quang. Chùa vách tre lợp lá rất đơn sơ. Khi đó chiến tranh đang diễn ra giữa quân đội Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Minh.
18/06/2011(Xem: 4891)
Phong trào Phật giáo nhân gian (人間佛教) xuất hiện vào đầu thế kỷ 20. Từ những năm thập niên 80 thế kỷ trước, phong trào này trở thành một khuynh hướng chính của Phật giáo ở Trung Hoa lục địa, Đài Loan và Hồng Kông, vượt thoát những khác biệt tông phái và vùng miền. Cho dù ở bên trong phạm vi Phật giáo, hay ở trong giới học giả hay các phân khoa hành chính tôn giáo, mỗi khi thảo luận về tình hình hiện nay và việc phát triển Phật giáo Trung Quốc trong tương lai, người ta không thể bỏ qua chủ đề Phật giáo nhân gian.
10/06/2011(Xem: 6110)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
23/05/2011(Xem: 10320)
Chủ đề chính của bài này là những hình ảnh đẹp được chụp ở một số nước châu Á trong dịp Lễ Phật Đản. Mời anh em cùng xem qua.
14/05/2011(Xem: 6173)
Nếu chúng ta tìm hiểu các hoạt động, các nghi thức mà Phật giáo ở các nước tổ chức Đại lễ Phật đản ở xứ họ thì chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều giá trị...
06/05/2011(Xem: 7660)
Sách Phật tổ Thống ký thuật là dưới đời Đường, vua Hỷ tông năm 873 TL, ngày tám tháng Tư, thiết lễ Phật đản bằng cách rước kiệu di tích đức Phật từ Phụng hoàng Pháp môn về Lạc dương.
27/04/2011(Xem: 7326)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự do và linh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
18/04/2011(Xem: 6024)
Vào tháng Mười năm 2002, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sẽ truyền pháp Thời Luân ở Graz, Áo Quốc. Sự kiện được thực hiện công cộng cho cả những Phật tử lẫn không Phật tử. Mục tiêu của lễ truyền pháp là để cung cấp một cơ hội cho mọi người tất cả mọi tín ngưỡng tụ họp trong một không khí hòa bình để lắng nghe giáo huấn về từ ái và bi mẫn và để tái khẳng định chí nguyện của mọi người để duy trì đạo đức thuần khiết từ truyền thống của họ. Do vậy, lễ truyền pháp được công khai hóa như “Giáo Pháp Thời Luân vì Hòa Bình Thế Giới”. Với những hành giả Phật tử, mục tiêu bổ sung là ban phép gia trì cho họ để dấn thân trong những thực hành mật thừa nâng cao của Giáo Pháp Thời Luân.
10/04/2011(Xem: 5907)
Hãy nói về những việc khác thường phải hiểu đối với Giáo Pháp Thời Luân. Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó.
25/03/2011(Xem: 4701)
Kỳ Na giáo là lối đọc thành tiếng theo phiên âm Hán Việt danh xưng của đạo Giaina. Trong một số sách tiếng Việt đang lưu hành, thường để nguyên tên đạo Giaina hoặc đạo Jaina. Tiếng Anh là Jainism; tiếng Pháp là Jainisme hay Djainisme. Trong Kinh Trung Bộ của Phật giáo, Kỳ Na giáo được gọi Nagantha: là Ly hệ phái. [1]
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]