Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 2

14/07/201818:32(Xem: 11010)
Tuần 2
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 2 THÁNG 7, 2018)
 
Diệu Âm lược dịch  

 

NEPAL: Người Tây Tạng tổ chức lễ mừng sinh nhật thứ 83 của Đức Đạt lai Lạt ma

Sau cuộc đàn áp dữ dội trong những năm qua của chính phủ Nepal đối với người Tây Tạng khi họ kỷ niệm sinh nhật Đức Đạt lai Lạt ma, người Tây Tạng tại Nepal đã có thể tổ chức lễ mừng tuổi 83 của ngài vào tuần trước.

Vào ngày 6-7-2018, người Tây Tạng ở khu vực Jawalakhel của thủ đô Kathmandu, Nepal, đã tham gia vào các lễ hội cùng với sự hiện diện của nhiều nhà ngoại giao quốc tế đang làm việc tại Nepal.

Chính quyền Trung ương Tây Tạng (Chính phủ lưu vong Tây Tạng) cho biết rằng một nhóm các nhà ngoại giao bao gồm Đại sứ Hoa Kỳ Alaina B Teplitz và Đại sư Pháp Yves Carmona cùng các đại diện cao cấp từ đại sứ quán Vương quốc Anh, Đức, Nhật Bản và Thụy Sĩ đã hiện diện trong sự kiện này.

Các quan chức từ UNHCR và EU cũng tham dự buổi lễ chính thức nói trên cùng với hàng trăm người Tây Tạng.

(Phayul – July 11, 2018)

2018-07-02-0000

Các nhà ngoại giao từ các Đại sứ quán và tổ chức khác nhau ở Nepal tham dự lễ kỷ niệm sinh nhật thứ 83 của Đức Đạt lai Lạt ma
Photo: OOT Nepal

 

CANADA: Lễ hội Mùa hè Nhật Bản tại chùa Kamploops

Kamloops, Canada - Lance Yamada, chủ tịch Hiệp hội người Canada gốc Nhật Kamloops (KJCA), cho biết Lễ hội Mùa hè Nhật Bản đàu tiên của thành phố sẽ được tổ chức vào ngày 14-7-2018. Lễ hội sẽ diễn ra tại ngôi chùa Phật giáo Kamloops trên đường Poplar.

Ông Yamada nói rằng ý tưởng đàng sau lễ hội này đến từ một lễ hội tương tự diễn ra ở Vancouver để kỷ niệm nền văn hóa Nhật tại Canada.

Lễ hội Mùa hè Nhật Bản sẽ bao gồm các cuộc hội thảo về ẩm thực, giải trí, múa, nghệ thuật xếp giấy origami Nhật Bản, âm nhạc Nhật Bản và một cơ hội để mọi người vào xem bên trong ngôi chùa Kamloops.

(tipitaka.net – July 11, 2018)

2018-07-02-0001

Đội trống KJCA tập dượt cho Lễ hội Mùa Hè Nhật Bản

THÁI LAN: Phật thiền đã giúp các cậu bé Thái bình tĩnh khi mắc kẹt trong hang

Khi các thợ lặn người Anh lần đầu tiên tìm thấy 12 thiếu niên Thái của đội bóng đá Lợn Rừng mắc kẹt trong một hang động, họ thấy các em đang tham thiền.

Hóa ra là Ekapol Chanthawong, huấn luyện viên của đội bóng, từng là một tu sĩ Phật giáo được tu tập thiền định tại một tu viện trong 10 năm trước khi trở thành một huấn luyện viên bóng đá. Là người đã dẫn các em đi bộ vào hang thì bị ngập lụt vào ngày 23-6-2018, Ekapol đã dạy cho các thiếu niên này - có tuổi từ 11 đến 16 - thiền định để được bình tĩnh và giữ gìn năng lượng bản thân qua suốt cuộc thử thách kéo dài 2 tuần của mình trong hang. Tất cả thành viên của đội bóng cuối cùng cũng đã được giải cứu khỏi hang từng người một.

(vox.com – July 12, 2018)

2018-07-02-0002

Ekapol Chanthawong (bên trái), huấn luyện viên 25 tuổi, là người đã dạy đội bóng thiếu niên ‘Lợn Rừng’ thiền định để giữ bình tĩnh khi mắc kẹt trong hang
Photo: Thai Navy Seals

 

CANADA: Chính quyền tỉnh bang Đảo Hoàng tử Edward (P.E.I.) phê chuẩn dự án xây tu viện Phật giáo có sức chứa 1,400 người

Chính quyền P.E.I. đã phê chuẩn một kế hoạch xây một tu viện Phật giáo lớn (của Phật Viện Đại Tuệ) tại thị trấn Brudenell.

Tổng diện tích của khu phức hợp nói trên sẽ bao gồm 120 hécta và được thiết kế cho 1,400 ni cô tu tập. Chỉ có rất ít sự phản đối tại một cuộc họp công cộng được tổ chức vào tháng 6 về dự án này.

Sự chấp thuận của tỉnh đi kèm với các điều kiện, đề ra rằng Phật Viện Đại Tuệ vẫn cần phải được Cục Môi trường phê duyệt về hệ thống nước và nước thải, cũng như sự chấp thuận cần thiết từ Cộng đồng Brudenell và văn phòng cảnh sát trưởng cứu hỏa.

Toàn bộ khuôn viên tu viện sẽ bao gồm nhà ở, phòng học, cơ sở giải trí cũng như những nơi thờ phụng. Tu viện này được hy vọng sẽ trở thành một điểm đến cho du lịch tôn giáo.

(CBC News – July 13, 2018)

2018-07-02-0003

Sơ đồ ni viện có sức chứa 1,400 người của Phật Viện Đại Tuệ (Canada)
Photo:GWBI 

 

HOA KỲ: Khóa tu thường niên lần thứ 20 của Trung tâm Thiền Spirit Rock dành cho học viên đa sắc tộc đã chứng kiến số người tham dự kỷ lục

San Francisco, CA – Khóa tu thường niên lần thứ 20 của Trung tâm Thiền Spirit Rock dành cho các học viên đa sắc tộc đã chứng kiến số người tham dự kỷ lục.

Với khoảng 180 người tham dự trong một ngày an cư, đây là lần tập trung đông người nhất trong lịch sử của các cộng đồng Minh Sát Tuệ cải hóa Tây phương.

Ngày an cư chính, có tên là “Lịch sử của chúng ta, hiện tại của chúng ta, tương lai của chúng ta – Một khóa tu Minh Sát Tuệ đa chủng tộc”, đã có đến 94 người tham dự. Khóa tu kéo dài một tuần, bắt đầu vào ngày 28-6 và kết thúc vào ngày 4-7-2018.

(tipitaka.net – July 14, 2018)

2018-07-02-0004

Các học viên đa sắc tộc tham dự Khóa tu thường niên lần thứ 20 của Trung tâm Thiền Spirit Rock (Hoa Kỳ)
Photo: Vaschelle Andre



 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/06/2011(Xem: 8345)
Vào năm 1949, tôi đã cùng thầy Trí Hữu, một vị Thượng tọa từ Đà Nẵng thành lập nên Phật Học Đường Ấn Quang ở Sài Gòn. Tôi dạy lớp sơ cấp đầu cho các vị Sadi. Hồi đó tên chùa là Ứng Quang. Chùa vách tre lợp lá rất đơn sơ. Khi đó chiến tranh đang diễn ra giữa quân đội Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Minh.
18/06/2011(Xem: 4891)
Phong trào Phật giáo nhân gian (人間佛教) xuất hiện vào đầu thế kỷ 20. Từ những năm thập niên 80 thế kỷ trước, phong trào này trở thành một khuynh hướng chính của Phật giáo ở Trung Hoa lục địa, Đài Loan và Hồng Kông, vượt thoát những khác biệt tông phái và vùng miền. Cho dù ở bên trong phạm vi Phật giáo, hay ở trong giới học giả hay các phân khoa hành chính tôn giáo, mỗi khi thảo luận về tình hình hiện nay và việc phát triển Phật giáo Trung Quốc trong tương lai, người ta không thể bỏ qua chủ đề Phật giáo nhân gian.
10/06/2011(Xem: 6110)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
23/05/2011(Xem: 10322)
Chủ đề chính của bài này là những hình ảnh đẹp được chụp ở một số nước châu Á trong dịp Lễ Phật Đản. Mời anh em cùng xem qua.
14/05/2011(Xem: 6174)
Nếu chúng ta tìm hiểu các hoạt động, các nghi thức mà Phật giáo ở các nước tổ chức Đại lễ Phật đản ở xứ họ thì chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều giá trị...
06/05/2011(Xem: 7662)
Sách Phật tổ Thống ký thuật là dưới đời Đường, vua Hỷ tông năm 873 TL, ngày tám tháng Tư, thiết lễ Phật đản bằng cách rước kiệu di tích đức Phật từ Phụng hoàng Pháp môn về Lạc dương.
27/04/2011(Xem: 7326)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự do và linh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
18/04/2011(Xem: 6026)
Vào tháng Mười năm 2002, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sẽ truyền pháp Thời Luân ở Graz, Áo Quốc. Sự kiện được thực hiện công cộng cho cả những Phật tử lẫn không Phật tử. Mục tiêu của lễ truyền pháp là để cung cấp một cơ hội cho mọi người tất cả mọi tín ngưỡng tụ họp trong một không khí hòa bình để lắng nghe giáo huấn về từ ái và bi mẫn và để tái khẳng định chí nguyện của mọi người để duy trì đạo đức thuần khiết từ truyền thống của họ. Do vậy, lễ truyền pháp được công khai hóa như “Giáo Pháp Thời Luân vì Hòa Bình Thế Giới”. Với những hành giả Phật tử, mục tiêu bổ sung là ban phép gia trì cho họ để dấn thân trong những thực hành mật thừa nâng cao của Giáo Pháp Thời Luân.
10/04/2011(Xem: 5908)
Hãy nói về những việc khác thường phải hiểu đối với Giáo Pháp Thời Luân. Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó.
25/03/2011(Xem: 4702)
Kỳ Na giáo là lối đọc thành tiếng theo phiên âm Hán Việt danh xưng của đạo Giaina. Trong một số sách tiếng Việt đang lưu hành, thường để nguyên tên đạo Giaina hoặc đạo Jaina. Tiếng Anh là Jainism; tiếng Pháp là Jainisme hay Djainisme. Trong Kinh Trung Bộ của Phật giáo, Kỳ Na giáo được gọi Nagantha: là Ly hệ phái. [1]
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]