Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư Viết Cho Thầy ( Kính dâng lên cố Ân Sư - Hòa Thượng Thích Minh Tâm)

17/08/201920:40(Xem: 6990)
Thư Viết Cho Thầy ( Kính dâng lên cố Ân Sư - Hòa Thượng Thích Minh Tâm)

 dieu dao song phuong

 

Thư Viết Cho Thầy

( Kính dâng lên cố Ân Sư - Hòa Thượng Thích Minh Tâm)

 

   Năm nay tôi không đủ duyên để tham dự khóa huấn luyện liên trại A Dục - Lộc Uyển dành cho huynh trưởng,lồng trong khóa học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 25 tại Turku/Phần Lan. Và như thế... có nghĩa là tôi đã mất đi cơ hội được gặp mặt Sư Ông HTT Minh Tâm lần cuối. Một vị Ân Sư mà cá nhân tôi đã thọ ơn Ngài rất nhiều trên con đường tu học trở thành một Phật tử đạo hạnh tốt, một huynh trưởng Bi Trí Dũng đầy đủ để hướng dẫn các em đòan sinh GĐPT ngày càng tinh tấn cả hai mặt đức hạnh và tài trí. Dù ở hải ngoại, nhưng các em không quên những tập tục truyền thống của người Việt Nam. Để giữ nền văn hóa đó, bắt đầu từ việc đến Chùa học chữ Việt. Bởi một khi tha hương nơi xứ người nếu

 "tiếng Việt còn, người Việt còn".

   Tiếp theo những sinh hoạt tập thể: ca hát,thủ công,nữ công, gia chánh, trò chơi... đã lôi cuốn các em ngày càng thích thú và ghi danh theo học càng đông. Sự thành công này, không thể tách rời ra khỏi phạm trù của tôn giáo.

   Vâng, đúng vậy! Nhờ ơn chư Phật gia hộ, nhờ ơn các bậc tôn Sư giảng dạy đem Đạo Pháp đến gần chúng con, nhờ ơn các Phụ huynh đã không ngại đường xa, trời mưa, gió, tuyết... để đưa con em đến Chùa vào những chiều Chủ Nhật(hai lần/tháng). Ngoài ra các em có hai hay ba lần huân tu trong năm để học Phật pháp, tiếng Việt và ăn, ngủ tại Chùa. Đây cũng là cách tập cho các em hiểu biết và tiếp cận về đời sống cũng như sinh hoạt tập thể và quan trọng nhất là huấn luyện các em biết tự chăm sóc mình, biết sống nhường nhịn, thương yêu nhau theo tinh thần lục hòa mà Đức Phật đã dạy:

- Thân hòa - Khẩu hòa - Ý hòa - Giới hòa - Kiến hòa - Lợi hòa.

    Đối với người Việt thì Phật Giáo được xem như là văn hóa Việt Nam kể sau khi du nhập từ Ấn Độ, bắt đầu từ thời Đinh, Lê, Lý, Trần và trải qua bao thăng trầm trong lịch sử từ lúc sáng lập, khi phồn thịnh,lúc suy yếu và kể từ khi chấn hưng cho đến ngày nay có biết bao thăng trầm trong lịch sử... Đặc biệt, vì hoàn cảnh chính trị của đất nước mà người Việt Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 phải tản lạc khắp năm châu bốn biển. Mặc dầu như thế, nhưng khi người con Việt dù đang ở bất cứ nơi đâu vẫn đem theo bên mình cái nền tảng đạo đức văn hóa truyền thống Việt Nam được tiềm tàng trong nếp sống của người Phật giáo.

Bởi " Mái Chùa che chở hồn dân tộc, nếp sống lâu đời của tổ tông".

Chân lý ấy vĩnh viễn trường tồn!

    Trên xứ Pháp hầu như mỗi tỉnh đều có Chùa (lớn hay  nhỏ tùy hoàn cảnh và sự góp của, góp  công xây dựng của Phật tử địa phương). Và như thế không có nghĩa là Chùa nào cũng đều có một vị Tôn Sư (Tăng, Ni) làm trụ trì, các Chư Tôn Đức đa số đều cao niên và không có nhiều. Vì thế, mỗi khi Niệm Phật đường, Chùa nào cần thì các Ngài liền cố gắng sắp xếp Phật sự địa phương mình để đến chứng minh hay làm chủ lễ cho các ngày lễ lớn của Phật giáo, hay lễ quy y, lễ truyền giới... Các nước ở phương Tây rộng lớn đến thế, mà các Ngài vẫn không màng nghĩ đến thân, luôn bôn ba hành đạo, đem giáo lý Phật đến khắp mọi nơi trên toàn châu Âu, ánh sáng nhiệm mầu của Đức Như Lai ngày càng tỏa rạng khắp bầu trời Âu Tây.

   Công đức ấy to lớn dường nào! Phật tử chúng con nguyện trọn đời ghi nhớ!

   Trong hàng Chư Tôn Đức mà tôi quý kính, có một vị khiến cho tôi cảm phục nhất về đạo hạnh của Ngài, Ngài chính là:

 - Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm 

 - Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu,

 - Viện Chủ chùa Khánh Anh Pháp Quốc

Ngài là vị Ân Sư của tôi, của đa số Phật tử địa phương cũng như Âu châu và Ngài cũng chính là người đã cho rất nhiều ý kiến, kinh nghiệm và hướng dẫn từ Niệm Phật Đường Phổ Hiền từ lúc ban đầu nhiều khó khăn chưa đủ điều kiện mua đất,phải mượn hầm,mượn trụ sở của Hội Thân Hữu... đến khi mướn được  rồi mua nhà để các Phật tử có chỗ để đến lễ Phật và tu tập, cho đến nay ngót trên hai mươi năm và mái Lam tự Phổ Hiền đã hình thành và phát triển ngày càng mạnh, được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, họ đã cho đất ở một vị trí và khuôn viên thoáng mát rộng rãi hơn nhiều. Mọi người đều đang vui mừng dự tính  sắp tới sẽ xây ngôi Chùa Phổ Hiền lớn hơn, có phòng học lớn, có sân rộng cho các em đoàn viên GĐPT sinh hoạt thoải mái hơn. Sư Cô trụ trì và Phật tử chúng tôi vẫn còn đang rất cần Ngài. Cách đây khoảng ba tháng, Ngài về chứng minh và chủ lễ cầu nguyện cho miếng đất mới, dự tính tháng 9 này Ngài sẽ về nữa cho ngày đặt viên đá đầu tiên. Thế nhưng...

Kiếp phù sinh cuộc đời trần thế

Chuyện đến - đi ai đố hay tường

Ký sinh - Quy tử _ Vô thường!

Sáng vui hạnh phúc chiều vương nỗi sầu

   Thật vô cùng bất ngờ và đau lòng trước sự ra đi đột ngột cùa Ngài, sau khi khóa Tu Học Phật Pháp Âu châu thứ 25 tại Turku/Phần Lan vừa hoàn mãn. Mặc dầu đang nhập viện, Thầy vẫn ráng xin về để chứng minh và ban Pháp nhủ, khích tấn toàn Phật tử siêng năng tinh tấn tu tập hơn nữa và hẹn gặp nhau ở khóa học thứ 26 năm 2014 tại Thụy Sĩ. Vậy mà... sau khi Chư Tôn Đức Tăng Ni, Phật tử đang trên đường trở về trú xứ của mình thì hay tin chẳng lành, hỏi ai mà nén được cảm xúc, lệ càng ngăn càng chảy mãi, nghĩ mà càng trân quý thương yêu Thầy nhiều hơn...

Thân gầy sức yếu không màng

Đâu cần Thầy đến nhủ ban Pháp từ

Sau khóa Phật Pháp Turku

Thầy như chiếc lá mùa Thu lìa cành

 

Và dẫu cho...

Thân tứ đại Người đà buông bỏ hết

Nhưng anh linh vẫn sáng ngời ngời

Trong tâm như có ngọn đuốc sáng soi

Hướng dẫn chúng con trên đường tu tập

 Vừa rồi trong khóa tu học Phật pháp của huynh trưởng Âu châu trên Paltalk, nghe những lời chia sẻ của Thầy phó tổng vụ trưởng GĐPTVN/AC - Đại Đức Thích Pháp Quang, Thầy kể lại trong những ngày  làm thị giả cho Sư Ông tại bệnh viện ở Turku/Phần Lan đâu có ngờ đó là lần cuối cùng.  Chúng tôi không thể nào ngăn dòng lệ bởi quá cảm kích tấm lòng thương yêu của Ngài đối với Phật tử Âu châu.

 

Trên giường bệnh vẫn cầu kinh

Mong cho Phật tử tâm bình thân an

Trở về trú xứ yên toàn

Còn Thầy theo gió mây ngàn ngao du

Thân tứ đại cõi phù du

Giống như chiếc lá muà Thu lìa cành

Từ nay Lam tự Khánh Anh

Các chùa Pháp quốc vắng hanh bóng Thầy

Và hàng Phật tử trời Tây

Ngậm ngùi tiễn biệt hồn Thầy cao đăng

Nén lòng thầm nhủ cố ngăn

Mà sao lệ mãi cứ lăn tuôn dòng...

 

     Thầy ơi, Thầy có biết không?! Con hoài mãi nhớ, không thể nào quên những lời Thầy khuyên dạy khi nhìn Thấy đơn vị của chúng con chỉ lèo tèo hai, ba huynh trưởng mà đoàn sinh thì rất đông, sợ chúng con mệt nỏi rồi nản chí nên Thầy khuyên dạy:" Hãy ráng lên ngheo, lo cho các em Oanh vũ ngày càng tốt hơn, làm sao để chúng luôn lưu luyến và đến Chùa, phải cố giữ đừng để khi các cháu lên đến bậc Tung Bay là tụi nó bay đi luôn..." (nói xong Thầy vừa cười vừa xoa đầu từng em Oanh vũ).

     Nhớ có lần Thầy về chứng minh và thuyết pháp nhân dịp Rằm Thượng Nguyên, các em Oanh vũ đồng quỳ đảnh lễ và cúng dường Sư Ông, Thầy hỏi:"tịnh tài này ở đâu mà các con có? " các em đồng thanh "Dạ mình đi múa Tết" câu nói ngây thơ của các em khiến cho Thầy và cả đạo tràng cười ha hả...

 Âm ba lời từ huấn như vẫn còn đây! Thế mà...

     Biết nói gì hơn khi lời đã nghẹn, bên giác linh Ân Sư tôi quỳ Niệm Phật cầu nguyện hương linh Thầy mau về cõi Tịnh Độ và tiếp tục phổ độ chúng sinh như hạnh nguyện mà Thầy đã làm trong suốt cả cuộc đời kể từ khi xuất gia cho đến giây phút cuối cùng.

     Và rồi đây, sắp tới mỗi hàng năm đến ngày rằm Thượng Nguyên hàng đệ tử chúng con và các em đoàn sinh GĐPT sẽ không còn được nghe tiếng nói, tiếng cười, thấy bóng Thầy ra  vào chùa Phổ Hiền nữa... dù biết không có Thầy thì vẫn có quý chư Tôn Đức khác đến chứng minh và chủ lễ nhưng mà... làm sao thay thế hình ảnh, lời từ của Thầy ở trong tâm trí của chúng con.

     Để báo đáp ơn Thầy, con nguyện sẽ cố gắng đem hết tài sức mình đang có để phục vụ, dìu dắt các em đoàn sinh GĐPT Phổ Hiền ngày càng tinh tấn, số lượng càng tăng và phẩm lượng càng vững bền trở thành những con ngoan, trò giỏi, đoàn sinh GĐPTVN tinh tấn và tương lai sẽ là những huynh trưởng yêu nghề, yêu trẻ đầy đủ BI - TRÍ - DŨNG tại Strasbourg cũng như ở Pháp quốc và Âu châu như Thầy hằng mong mỏi khi còn hiện tiền. Mong sao khi các em trưởng thành sẽ nối tiếp con đường mà các Sư trưởng, Huynh trưởng tiền bối cũng như hiện tại đã hy sinh, dốc hết tâm trí cả cuộc đời để gầy dựng, gìn giữ và phát triển  Đạo Phật rộng khắp mọi nơi.

Con hy vọng từ cõi phương Tây nhìn xuống, Thầy ắt hẳn được vui lòng khi nhìn hàng hậu bối đang tiếp nối hạnh nguyện của Thầy.

Hương Sen Trắng ngát trời Âu

Tình Lam thắm thiết nhiệm mầu làm sao

Dây thân ái đã kết trao

Một đời giữ mãi không bao giờ tàn

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

 Diệu Đạo_Phổ Hiền/Pháp

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/07/2010(Xem: 6443)
Kính bạch Sư Tổ! Chúng con đang tập tiếp xúc với Người qua hình ảnh một bậc thầy già chốn núi rừng Dương Xuân. Một túp liều tranh, một bà mẹ già và với ba người đệ tử. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của Sư Tổ. Người có thời gian chăm sóc mẹ già và trao truyền những hoa trái tu học cho những người học trò yêu quý. Xuất thân từ làng Trung Kiên – một vùng đất Phật giáo ở Quảng Trị, Sư Tổ đã đến chùa Thiên Thọ (Báo Quốc) núi Hàm Long – Huế, để xuất gia học đạo với Thiền sư Phổ Tịnh, lúc đó Người chỉ mới lên bảy tuổi. Đến năm 30 tuổi, nhận thấy nơi Sư Tổ có chí khí của một bậc Xuất trần nên Sư Tổ được Bổn sư phú pháp truyền đăng với bài kệ: Nhất Định chiếu quang minh Hư không nguyệt mãn viên Tổ tổ truyền phú chúc Đạo Minh kế Tánh Thiên.
04/07/2010(Xem: 9531)
-Người đi tiên phong và nỗ lực không mệt mỏi cho sự nghiệp phát triển trí tuệ, từ bi và hòa bình- -Nhà lãnh đạo toàn cầu trong phong trào vì hòa bình, nhân quyền và sức khỏe cộng đồng-
14/06/2010(Xem: 4507)
Hòa Thượng Thích Bích Nguyên là một trong những bậc cao Tăng thạc đức của Phật giáo Lâm Đồng. Ngài họ Nguyễn, húy là Tùng, sinh năm 1898 tại làng Duy Hòa, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Thuở nhỏ, bẩm chất thông minh, đĩnh ngộ. Thời tráng niên, lập nghiệp ở Lào, Hòa Thượng nhân đọc báo Từ Bi Âm mà ngộ đạo, thấy rõ cuộc đời vô thường, nuôi chí xuất gia. Đến năm 29 tuổi (1927), Hòa Thượng mới có đủ nhân duyên đầu sư thọ giáo với Hòa Thượng PHƯỚC HUỆ, Trú trì chùa Hải Đức, Huế và đắc giới Sa di năm 1934. Năm 1936, ngài thọ Cụ túc giới với pháp hiệu BÍCH NGUYÊN, rồi theo học ở các lớp Phật học tại các Phật học viện Hải Đức, Bảo Quốc và Ấn Quang.
15/05/2010(Xem: 4362)
Thiền sư Khánh Hòa sinh năm 1877 tại làng Phú Lễ tỉnh bến Tre, xuất gia năm 19 tuổi tại chùa Khải Tường. Chí nguyện chấn hưng Phật giáo của ông phát sinh vào khoảng năm ông được bốn mươi tuổi. Ông du hành khắp các tổ đình và Nam Kỳ để gây ý thức chấn hưng và kêu gọi sự hợp tác của các bậc tôn túc.
19/03/2010(Xem: 6367)
Một cặp kính trắng với sợi dây vòng ra sau cổ, năm ba con khỉ nhảy tung tăng trên vai, trên đầu, tóc tai rối rắm, áo quần cái dài, cái ngắn, kiểu đàn ông, đàn bà, đầy màu sắc sặc sỡ …đây là dáng người anh Bùi Giáng chúng ta thường gặp trên những nẽo đường Sài Gòn năm 1975 … Sau năm 1975 , anh Bùi Giáng về ở chung với chúng tôi trong nội xá viện Đại học Vạn Hạnh cũ (222 Trương Minh Giảng, nay là Lê Văn Sĩ). Vào thời điểm này, Đại học Vạn Hạnh không còn hoạt động, nên nội xá chỉ còn một số ít người ở lại với Hòa thượng Viện trưởng Thích Minh Châu. Chúng tôi quản lý chung, chú Chơn Thuần đi chợ và thị giả cho Hòa thượng Viện trưởng, anh Trần Châu phụ trách an ninh, anh Bùi Giáng thì nhận nhiệm vụ đi mua lương thực.
10/03/2010(Xem: 5186)
Bản thân tôi (Tín Nghĩa), rất ít có dịp thân cận với Ôn Già Lam. Điều dễ hiểu, vì tôi không xuất thân từ Phật Học Viện. Vả lại, mỗi lần Ôn về Huế (Bảo Quốc), thường vào dịp đầu xuân, thì đa phần Ôn hay đàm luận Phật sự với quý Ôn lớn như Ôn Linh Mụ, Ôn Trúc Lâm, Ôn Linh Quang, Ôn Từ Đàm và Ôn Bảo Quốc, . . . Đầu năm, Ôn thường hay nghe Đại luật (tức là dạy luật Tứ phần) cho hai chúng Tỳ kheo và Tỳ kheo ni, thì tôi đạp xe ra học rồi về lại chùa. Vả lại, bổn phận của tôi ở chúng Trúc Lâm cũng tương đối bề bộn. Tuy thế, chính tôi lại có với Ôn ba kỷ niệm khó quên.
10/03/2010(Xem: 7669)
Bây giờ là những ngày cuối năm âm lịch. Thiên hạ cùng viết về Xuân, Tết. Tôi muốn viết về Ôn Già Lam và Tu viện Quảng Hương Già Lam. Ôn Già Lam là cách gọi tôn kính của những môn đệ và phật-tử hướng về Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, vị viện chủ sáng lập tu viện. Trong tu viện, tăng chúng khi nói về ngài thì chỉ dùng chữ “Ôn” một cách gần gũi. Còn tu viện Quảng Hương Già Lam thì vẫn thường được gọi với cái tên thật ngắn: chùa Già Lam.
10/03/2010(Xem: 6071)
Ôn Già Lam, chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm ấm lòng bao lớp Tăng sinh của các Phật Học Viện: Báo Quốc - Huế, Phổ Đà - Đà Nẵng, Hải Đức - Nha Trang, Già Lam - Sài Gòn. Ba tiếng nói ấy như trái tim của Mẹ ấp ủ đàn con qua suốt quãng đời dãi dầu mưa nắng. Ôn Già Lam, người đã hy sinh suốt đời mình để phụng sự cho Phật pháp, đào tạo Tăng tài qua nhiều thế hệ. Ôn đã khai phóng tinh thần thế học cho Tăng sinh các Phật Học Viện.
10/03/2010(Xem: 12791)
Sau năm 75 các Phật Học Viện đều đóng cửa. Các tăng sinh tại các Phật Học Viện đều trở về chùa cũ của Thầy Tổ để sinh sống và tu học. Thật tế, tu thì có mà học thì hầu như không. Có chăng là Thầy dạy đệ tử trong chùa. Những chùa có ruộng đất thì thầy trò tự túc canh tác để sinh sống. Sinh hoạt giáo dục và đào tạo tăng ni trẻ đã không còn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567