Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khóa học Âu Châu, ân tình & thành quả

29/08/201317:10(Xem: 16405)
Khóa học Âu Châu, ân tình & thành quả
Thich_Minh_Tam

THÀNH KÍNH TƯỞNG NIỆM
GIÁC LINH CỐ HT THICH MINH TÂM
TÂN VIÊN TỊCH


Bài của Pt Nhựt Trọng, do Pt Quảng An diễn đọc



NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT

Bên cạnh Giáo phẩm Hòa Thượng và chức vụ Chủ TỊch Hội Đồng ĐIều Hành GIáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu; Phật Tử chúng con còn gần gũi với tên gọi cung kính thân thương: ‘‘Sư Ông Khánh Anh’’.

Một cánh chim đầu đàn, một bậc Thầy Đạo hạnh, Từ Bi, Đức độ; một cây cổ thụ đang vươn cành che mát cho ngàn vạn cây non.... Vậy mà, vô thường chợt đến, hay chí nguyện viên thành, Thầy đã vĩnh biệt chúng con ! Trong giờ phút thiêng liêng nầy, chúng con muốn ghi lại một vài kỷ niệm, hình ảnh cũng như ân tình, trích từ bài viết ``Những Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Chậu, Ân TÌnh, Thành Quả``, đăng trên Kỷ Yếu ‘‘20 Năm Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu (1989-2008)’’, để xin góp lời tưởng niệm và cung tiến Giác Linh Cố HT Cao Đăng Phật Quốc :

NHỮNG KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP ÂU CHÂU, ÂN TÌNH, THÀNH QUẢ

Tác giả : Nhựt Trọng

Trích từ Kỷ Yếu Khóa tu học Phật pháp Âu Châu 20 -2008

Hưởng ứng Thông Báo của TT Thích Như Ðiển, Tổng Thư Ký GHPGVNTN Âu Châu, đăng trên Báo Viên Giác số 161-162 và trên Bản Tin Khánh Anh tháng 01-2008, con xin chân thành đóng góp vào Tập Kỷ Yếu nầy vài cảm nghĩ về những Khóa tu học Phật pháp Âu Châu.

Với lòng ưu ái, quan tâm, Giáo Hội PGVNTN Âu Châu đã thường xuyên tổ chức vào khoảng thời gian từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8 Dương lịch hàng năm một khóa tu 10 ngày để Phật tử khắp nơi qui tựu về đây tu học, hành trì Giáo lý Phật Ðà.

Theo nguyên tắc, khóa tu được Giáo Hội (Chi Bộ) tại các nước ở Âu Châu luân

phiên đảm trách việc tổ chức và địa điểm cũng trên địa phương nầy. Viết đến đây, con thiển nghĩ không thể quên tán thán công đức của các đơn vị đã đứng ra nhận lãnh trọng trách tổ chức, điều hành khóa tu; từ công việc rất khó khăn hiện nay là tìm thuê phòng ốc đến việc trang trí, ẩm thực, hành chánh v.v…Thật đa đoan không sao tả hết ! Vậy mà, đã 20 mùa Hè đi qua, chưa năm nào Phật sự nầy bị gián đoạn và khóa tu nào cũng thành công tốt đẹp.

Bai_phap_cuoi_cung_ht_minh_tam_2

Về việc giảng huấn, chúng con nhận thấy Giáo Hội đã cung thỉnh cho bằng được, quý Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ðại Ðức, những vị Giảng Sư, Pháp Sư nhiều Ðạo hạnh từ Mỹ, Úc, Á, Âu cũng như từ quê hương Việt Nam.

Với tấm lòng từ bi rộng mở, với mục đích hoằng dương Chánh Pháp, quý Thầy đã không nề hà tuổi cao sức yếu, không quản ngại đường xa vạn dậm đã quang lâm đến Ðạo tràng vào mỗi năm, với một đề tài vô cùng quý báu, quý Thầy đã hết lòng dìu dắt, giảng dạy cho học viên.

Ðặc biệt, Phật Tử chúng con xin thành tâm cảm niệm công đức của Hòa Thượng (HT) Thích Minh Tâm, Chủ Tịch Hội Ðồng Ðiều Hành GHPGVN TN Âu Châu, Viện chủ chùa Khánh Anh, Paris, Pháp Quốc; Vị lãnh đạo tinh thần, đã dầy công xây dựng, bảo trì, hưng long ngôi nhà Phật pháp tại đây và đã 20 mùa Hè, 20 khóa Tu học Phật phápÂu Châu, hầu như không có năm nào thiếu vắng sự hiện diện của Ngài ; HT luôn có mặt để làm cột trụ cho Ðạo tràng, để dìu dắt cho Phật Tử thương yêu của mình. ``Vô Minh`… và mỗi bài ``Khai Thị`` đầu khóa tu của HT, bao giờ cũng là những khuôn vàng, thước ngọc đối với những Phật Tử lắng nghe Pháp và tư duy ! Chúng con được biết, có năm HT đang bị bịnh, sức khỏe yếu kém, nhưng Thầy cũng quyết tâm đến với Khóa tu, đồng cam, cộng khổ cùng với mọi người con của Phật!

Khẩu giáo và thân giáo của HT cũng như hàng trăm Chư Tôn Ðức Tăng Ni hiện diện trong Ðạo Tràng, trong những lúc đi kinh hành, thật trang nghiêm, thanh tịnh, như là hình bóng Tăng đoàn ngày Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, là niềm tin và điểm tựa tâm linh cho hàng Cư Sĩ Phật Tử chúng con.

``Ðất lành chim đậu !``

Như những cánh chim mệt mỏi trong vùng Sa Mạc hoang vu tìm về một ốc đảo; những đứa con của Phật đã về đây, nương tựa vào công đức tu trì, vào từ bi lực của Hòa Thượng Ðàn đầu và của quý Chư Tôn Túc!


khoatu_auchau_4

Mỗi năm, hàng ngàn Phật Tử khắp nơi, không riêng tại Pháp. Ðức,Thụy Sĩ, Na Uy, Thụy Ðiển, Vương Quốc Bỉ, Ý Ðại Lợi hay Hòa Lan …mà còn có nhiều Ðạo Hữu đến từ Hoa Kỳ, Canada, Liên Sô, Anh Quốc, Việt Nam… đã dùng trọn vẹn những ngày nghỉ Hè của mình và dành dụm, chắt chiu để có phương tiện về với Khóa tu học Phật pháp Âu Châu! Nếu quý Chư Tôn Ðức Tăng Ni có hoài bảo ``Hoằng Pháp Lợi Sanh`` thì người Cư Sĩ Phật Tử qui tựu về đây để cần cầu, tu học Giáo lý của Như Lai, chí tâm ``Hộ trì Tam Bảo``!

Trong 10 ngày tu học, dù với điều kiện phòng ốc không được đầy đủ tiện nghi, ăn chay đạm bạc, lại phải chấp hành Nội Qui, tuân thủ những thời khóa tu và học, giờ giấc thật khít khao: Về tu thì sáng sớm Lăng Nghiêm, chiều, tối trì tụng Di Ðà, Sám Hối; Về học thì mỗi ngày có đến 3 thời nghe thuyết giảng… Nhưng hầu như mọi người đều hân hoan, vui vẻ vì ngoài việc được nâng cao kiến thức về Giáo lý, Phật pháp, tăng trưởng niềm tin, kiên cố Bồ Ðề tâm, tu tập Bồ Tát hạnh, Phật Tử chúng con còn có được những người bạn Ðạo thân thương, cùng ``Bồ Tát là bạn lữ.`` (Kệ khen tặng Giới Pháp trong Kinh Phạm Võng)

. Viết đến đây, con sực nhớ về Khóa tu học Phật pháp Âu Châu kỳ thứ 9 được tổ chức tại München từ ngày 31.07 đến ngày 09.08.1997. Là một trong những Ðạo tràng tu học mà chúng con còn ghi nhớ mãi với thật nhiều hình ảnh, kỷ niệm cũng như những Phật sự thù thắng, khó quên.

Ðây là lần thứ 2, Ðức Quốc nhận lãnh việc tổ chức và Chi Hội PTVNTN München đảm trách về kỹ thuật. Ðịa điểm là một ngôi trường học thật khang trang tại Pfaffenhofen, có những khoảnh sân, những bãi đậu xe rộng rãi. Bên cạnh còn có sân tập thể dục, thể thao. Từ xa, chúng con đã thấy trên 3 cột cờ rất cao, 3 Ðại Kỳ Phật Giáo, Việt Nam và Ðức quốc tung bay trong gió. Thầy trò, bạn hữu vui mừng trao nhau những lời chào tái ngộ! Rồi ghi danh, sắp xếp nơi ăn chốn ở và mỗi người góp sức cùng với Ban Tổ chức để hoàn tất các công việc, các Phật sự.

Buổi lễ Khai mạc, mở đầu với nghi thức thỉnh Sư thật trang nghiêm, thanh tịnh. Ban Tổ chức đã cung kính giới thiệu: TT Thích Minh Tâm, TT.Thích Trí Minh, TT.Thích Tánh Thiệt ( 3 Vị đã lên ngôi Hòa Thượng); quý TT: Thích Như Ðiển, Thích Quảng Bình, Thích Nhất Chân, Thích Thiện Huệ cùng quý Chư Tôn Ðức Tăng Ni hiện diện khoảng 50 Vị. Ngoài những Pháp Sư, Giảng Sư, trong Ban Giảng Huấn khóa tu năm nầy còn có GS Tiến Sĩ Lâm Như Tạng, đến từ Australia.

Về phía quan khách, có sự hiện diện của Ông Thị Trưởng Pfaffenhofen và 2 người Ðức; những vị đã hết lòng hỗ trợ cho khóa tu từ phương tiện, phòng ốc đến tinh thần...

khoatu_auchau_5

Về Phật Tử, Ban Tổ Chức đã giới thiệu ÐH Thiện An Nguyễn Kim Ðịnh, Trưởng Ban Kỹ thuật, ÐH Thị Tâm Ngô Văn Phát, Hội Trưởng Hội Phật Tử và các Chi Hội Phật Tử VNTN tại CHLB Ðức; Ban Hướng Dẫn Gia Ðình Phật Tử; cùng với trên 300 Học viên ( 300 vào lúc khai giảng; suốt khóa, tổng số trên 400 ) đến từ Pháp, Bỉ, Hòa Lan, Thụy Sĩ, Thụy Ðiển, Liên Sô, Hoa Kỳ…

Con còn nhớ mãi những Ðạo Từ hết sức hoan hỷ thân thương của HT Chứng minh, của quý Chư Tôn Ðức. Ngoài mục đích chánh là tạo nhân duyên cho Phật Tử có được một thời gian 10 ngày chung ``Lục Hòa``trong một Ðạo tràng, trong tình Bạn Lữ, cùng nhau tu tập Giáo Pháp của Như Lai; Nhân tiện các Ðạo tràng nầy còn có những buổi họp quan trọng của Giáo Hội PGVNTN Âu Châu, những lễ kỷ niệm, cụ thể như Mừng Ðệ Thập Chu Niên Thành Lập Gia Ðình Phật Tử, được tổ chức trong khóa Âu Châu kỳ 9 tại München

Truyền thọ Bồ Tát Giới tại gia cũng là một điểm son, một thành quả tốt đẹp của Khóa tu Âu Châu hàng năm. Ðiển hình như tại Khóa 9 München đã có trên 100 Giới Tử phát tâm cần cầu Giới Pháp. Cho đến nay, đã có hàng ngàn Phật Tử thọ Bồ Tát Giới. Riêng GHPGVNTN tại CHLB Ðức, đã thành lập từ năm 1999, một ``Chúng Bồ Tát``. Hàng năm đều có tổ chức một khóa tu học 2 ngày; Thời gian gần đây thường do TT Thích Thiện Huệ hoặc TT Thích Nhất Chân chủ trì, hướng dẫn. Những khóa tu, phần lớn được tổ chức tại Karlsruhe, đôi khi về München, về Mannheim. Năm nào, số Học viên tham dự cũng trên dưới 100 người. Những đề tài như : ``Tu học và Tư Duy``, ``Kinh Viên Giác``, Kinh Kim Cang``, ``Tín Tâm Minh``, ``Tư Duy Tịnh Ðộ``… là những hành trang vô cùng quý báu cho hàng Phật Tử chúng con trên bước đường tu học, tâm nguyện được thoát ly sanh tử, luân hồi !


khoatu_auchau_7

Tập Kỷ Yếu lưu niệm Khóa tu học Phật pháp Âu Châu kỳ thứ 20 đang nằm trên tay quý Cô Bác, quý Ðạo hữu; ghi dấu Ðệ Nhị Thập Chu Niên ngày vào đời của một Phật sự vô cùng lợi lạc cho Thất Chúng của Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật nói chung, chúng con xin thành tâm nêu lên một số điểm mà quý Chư Tôn Ðức hằng chỉ dạy để chúng ta cùng nhau quán chiếu, tư duy:

1.-Là Phật Tử, chúng ta phải cố gắng làm sao thể hiện xứng đáng, mình là con của Phật

2.-Thọ Bồ Tát Giới, chúng ta nên thường xuyên tự hỏi, mình đã hành trì Bồ Tát Hạnh như thế nào ? -Những việc cụ thể đã làm; Những phát nguyện sẽ làm, cũng như những việc đã không thành tựu được !

3.-Cần phải thu xếp để tụng và thính Bồ Tát Giới mỗi tháng 2 lần; Vì như Kinh Phạm Võng có dạy :``Nếu người thọ Giới Bồ Tát mà không tụng Giới nầy, như Chư Phật quá Khứ, hiện tại và vị lai đều tụng như vậy, thì người đó không phải là Bồ Tát, (thậm chí) không phải là Phật Tử !``

4.-Nên nhớ và gắng công hành trì ``Lục Ðộ Ba La Mật`` : Bố thí, Trì Giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền Ðịnh và Trí Tuệ`` ghi trên Giới Ðiệp Thọ Bồ Tát Giới mà chúng ta đã nhận lãnh.

5.-Nên ăn chay trường hoặc cố gắng giữ gìn thập trai, như quý Chư Tôn Ðức-GHPGVNTN Âu Châu đã ``phương tiện`` cho Phật Tử Cư Sĩ Bồ Tát Giới từ khóa tu kỳ 9 ở München.

6.-Phật Tử chúng ta đã phát tâm thọ Giới, cần phải tha thiết hành trì, không xao lãng, cố vượt qua những khó khăn, chướng ngại trong cuộc sống, trên bước đường tu học, trước mắt còn lắm chông gai !

7.-Ðặc biệt hơn, với những Ðạo hữu chưa thọ Giới Bồ Tát, xin đừng vì những ý trên đây mà chùn bước, mà e ngại; Vì dù thế nào, chúng ta cũng là những người con của Phật, nhứt định phải đi trên con đường giác ngộ giải thoát, mà Bồ Tát Hạnh, không thể thiếu trong suốt quá trình tu tập của chúng ta !

8-Trong mỗi Khóa ``Tu Gieo Duyên`` (Trước đây có tên là Khóa tu ``Gieo Duyên Bồ Tát Giới), Khóa tu``Chúng Bồ Tát`` cũng như Khóa tu Âu Châu, nên dành nhiều thì giờ hơn nữa để nhắc về các Giới hạnh Bồ Tát Giới, kiểm điểm những việc đã làm được, những việc còn khiếm khuyết, đưa ra phương hướng cũng như sách tấn việc tu hành, góp ý, hỗ trợ nhau.

Cái Y Bồ Tát Giới của Phật Tử Âu Châu, chúng con thấy là rất đẹp và có nhiều ý nghĩa ! Nhưng theo thiển ý của con, chỉ được đắp Y trong khóa tu Gieo Duyên và khóa Âu Châu thì chưa đủ, vì :

-Một năm, chỉ xử dụng 2 lần, không quen, nên rất vụng về, luộm thuộm.

-Nếu Giáo Hội có thể nghiên cứu và cho Phật Tử Bồ Tát Giới được (phải) xử dụng rộng hơn, chính là biểu hiện sự gần gũi, quan tâm, sách tấn những Phật Tử thuần thành nầy, để họ tha thiết tu trì. Ví dụ như tại các Ðại lễ tại chùa hoặc những khi đi hộ niệm cùng với quý Chư Tôn Ðức. Hình ảnh những chiếc Y màu nâu làm tăng thêm sự trang nghiêm, cũng nói lên nền nếp, quy củ, thành quả tu tập của Phật Tử Âu.``Cái áo không làm nên Thầy tu``, nhưng một Thầy tu cũng không thể thiếu cái Y, cái áo ! Dĩ nhiên là cần phải có những qui định, những giới luật và cần sự dìu dắt, chỉ dạy sâu sát của Giáo Hội, qua quý Chư Tôn Ðức Tăng Ni.

khoatu_auchau_6

Có những Ðạo hữu Phật Tử nói cho vui: Người xuất gia tu học được lên ``lon`` (phẩm vị) theo thời gian; còn Cư Sĩ thì suốt đời vẫn như vậy! Thật ra, cũng có nhiều vị rất sợ đắp Y ! –Chúng con thiển nghĩ, tất cả đều do cái Tâm ! –Sợ đắp Y cũng như sợ thọ Bồ Tát Giới! Vấn đề là ở chỗ: -Tại sao phải đắp Y ? –Vì chúng ta cần nương vào phương tiện, vào y báo để tiến tu! Còn tại sao sợ đấp Y ? –Chúng ta nên tự hỏi, mình có tha thiết với thành quả tu tập của chính mình không ? Và một đường hướng, một chủ trương đúng đắn, có hiệu năng do Giáo Hội đề ra, con nghĩ là Phật Tử sẽ nghiêm chỉnh chấp hành; cứu cánh vẫn là, gặt hái được những thành quả trên đường tu học !.

Con xin mạo muội trình bày, vì đây không phải là suy nghĩ của riêng con, mà còn là ý kiến của một số Thầy, Cô và Ðạo hữu mà con có dịp tiếp xúc.

Nhìn lại thời gian 20 năm qua, xem lại những hình ảnh của các khóa tu, con rất suy tư :

-Vì nhận biết rõ ràng hơn về cái lý vô thường như lời Phật dạy; Mới ngày nào chúng ta còn trẻ trung, mạnh khỏe mà giờ đây đã già yếu nhiều rồi, chưa kể, mỗi người đều mang một chứng bịnh trong xác thân tứ đại nầy, có khi vướng mắc cả trong tâm !

Cũng có nhiều bạn bè, Ðạo hữu của chúng ta đã vĩnh viễn ra đi! -Ðược vãng sanh về cõi Tây Phương TỊnh Ðộ của Từ Phụ A Di Ðà hay còn lưu lạc nơi đâu trong sáu nẻo luân hồi ! Tuy nhiên, bên cạnh vài suy tư vẫn có những thành quả đáng mừng; vì sống trong một xã hội đầy đủ tiện nghi, vật chất như ở Âu Châu nầy, vậy mà từ trong những sinh hoạt Phật pháp, từ những khóa tu, với thời gian, đã có rất nhiều Phật Tử phát tâm xuất gia, cụ thể như quý Cô Hạnh Bình, Hạnh Thông, Tịnh Quy, Tịnh Thủy… ; quý Thầy Hạnh Tuệ, quý Chú Hạnh Tâm, Hạnh Nhẫn là những Học viên trong Khóa tu Âu Châu kỳ 9, giờ đây là những Tăng, Ni.

``Biết ``

là cái chìa khóa vàng mà Sư Ông Chơn Ðiền đã ưu ái trao cho Phật Tử Ðức Quốc trong khóa tu học Phật pháp Ðức Quốc kỳ 7 do Hội PTVNTN tổ chức tại Mahlstetten từ ngày 09-12.05.02: Nếu chúng ta biết rằng mình đang tham, sân, si, thì chắc chắn không dám tham lam, sân hận và ra khỏi si mê ! Nếu biết rằng, khi mình gây nhân nào, thì sẽ nhận quả đó, thì chúng ta sẽ dừng lại ! Sư Ông đã nêu lên một ví dụ cụ thể như trường hợp chúng ta định bắn một kẻ thù (tình địch chẳng hạn), nhưng nếu chúng ta kịp biết rằng, giết người sẽ nhận án tử hình, thì chúng ta sẽ không dám làm !

`Thà uống nước đồng sôi,

nguyện không phạm giới``

Lời giáo huấn tha thiết của TT Thích Phước Nhơn tại khóa tu Âu Châu kỳ thứ 13 ở Thụy Ðiển cho chúng ta thấy ``Giới luật là mạng mạch của Phật pháp`` và nhắc nhở chúng ta, thà uống nước đồng sôi để chết một lần mà đạt được cái ``Tri``, cái ``Dũng`` của người con Phật, còn hơn là phạm giới, phải đọa trong 3 ác đạo: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh muôn kiếp khó vượt ra !

khoatu_auchau2013

Con muốn nêu lên những điểm đáng vui mừng, những điều cần suy gẫm như trên để cùng tư duy ! Tuy nhiên, hướng về một khía cạnh lạc quan hơn, chúng ta có quyền hoan hỷ, tự hào với những thành quả qua các Khóa tu Âu Châu . Nhớ lại lời phát biểu thật dí dỏm và chan chứa Ðạo tình của ÐH Thiện An Nguyễn Kim Ðịnh trong buổi lễ Bế Giảng Khóa tu kỳ 9: ``Khi đi thì nhẹ tâm nặng túi; Khi về thì nhẹ túi nặng tâm!`` -Người Phật Tử đến với Ðạo tràng, phát tâm tu học và góp phần công đức, khả năng để khi trở về gia đình, mang theo một viên ngọc Ma Ni chiếu sáng cho tâm thức, soi rọi cho con đường tu tập của mình; Ðó là nguyện ước, là niềm an lạc vô biên !

Trong mỗi Khóa tu học Phật pháp Âu Châu còn là dịp để Cộng Ðồng Phật Tử Việt Nam gần gũi với chánh quyền sở tại, giới thiệu với các Giới chức địa phương về Ðạo Phật, về nền nếp tu học, sinh hoạt của chúng ta, tạo sự cảm thông với người bản xứ...

Sau mỗi khóa tu, Phật Tử Học viên còn được tham quan các thắng cảnh hoặc di tích văn hóa, lịch sử tại Quốc Gia đó: Paris, Kinh Ðô ánh sáng của Pháp quốc; München, Thủ phủ nổi tiếng tại miền cực Nam nước Ðức, hay Hòa Lan, Vương Quốc Bỉ, Na Uy, Thụy Ðiển, Italia v.v…có gì lạ không Anh ? -Những câu trả lời thực tế qua mỗi chuyến tham quan đã nâng cao kiến thức, tạo niềm an lạc cho những người con của Phật. Bên Thầy, bên Bạn, những kỷ niệm càng trân quý nhiều hơn !

Chúng con xin thành tâm kính mừng Sinh Nhật Thứ 20 Khóa Tu Học Phật pháp Âu Châu. Ngưỡng nguyện hồng ân Chư Phật, Chư Bồ Tát thường gia hộ cho HT Ðàn đầu, cho tất cả quý Chư Tôn Ðức Tăng, Ni pháp thể khang an, tuệ đăng thường chiếu; mãi mãi là bóng cây che mát cho Phật Tử chúng con, là con thuyền thanh lương, đưa chúng con đến bờ Giác ngộ Giải thoát. Chúng con cũng xin cung kính chào mừng quý Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa Ðại Ðức Tăng, Ni vừa lên phẩm vị trong Ðại Giới Ðàn Pháp chuyên từ ngày 26-28,06,2008, tại chùa Viên Giác, Hannover, Ðức Quốc.

Xin chân thành kính chúc quý Cô Bác, quý Ðạo hữu thân thương có được một khóa tu Vô Lượng An Lạc, một mùa Hè thật nhiều kỷ niệm và chan chứa Ðạo tình.

Mong rằng, hàng năm, Giáo Hội PGVNTN Âu Châu đều hội đủ thắng duyên để tổ chức một khóa tu như vậy, con số thứ tự 21, 22, 23, 24 v.v…sẽ mãi mãi tăng lên và càng ngày khóa tu càng lợi lạc nhiều hơn./-

NAM MÔ CÔNG ÐỨC LÂM BỒ TÁT MA HA TÁT

Mạnh Xuân Mậu Tý 2008

Bai_phap_cuoi_cung_ht_minh_tam_1

TÁC BẠCH

CUNG TIẾN GIÁC LINH CỐ HT
thượng MINH hạ TÂM

NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT

KÍnh bạch Giác Linh Sư Ông thượng MINH hạ TÂM

``Khánh Anh mấy bận con về đây

Nao nức, mừng vui được gặp Thầy

Hôm nay một chuyến về chốn cũ

Ngăn giọt lệ buồn khóc tiễn Thầy đi!

Một cánh chim đầu đàn, một bậc Thầy Đạo hạnh, Từ Bi, Đức độ; một cây cổ thụ đang vươn cành che mát cho ngàn vạn cây non.... Vậy mà , vô thường chợt đến, hay chí nguyện viên thành, Thầy đã vĩnh biệt chúng con !

Trong khi làm Phật sự, chúng con thường khuyên những Đạo Hữu có cha mẹ, người thân qua đời....đừng khóc! Vậy mà trưa ngày 08.08.13, khi nghe tin Ôn viên tịch, con đã không cầm được nước mắt, dòng lệ dâng lên tự đáy lòng!

Hơn 40 năm, từ ngày đặt chân đến vùng đất Âu Châu băng giá nầy, Thầy đã bôn ba khắp nơi để hoằng Pháp độ sanh, đã dìu dắt hướng dẫn cho hàng vạn người tu học, làm Phật sự. Với tấm lòng từ bi lân mẫn, Thầy đã kiến lập biết bao nhiêu Đạo tràng, khai sơn xây dựng ngôi chùa Khánh Anh trang nghiêm to lớn nhứt Âu Châu như hiện nay. Và hầu như sự thành lập các ngôi chùa khắp nơi đây đều không thể thiếu vắng sự đóng góp tâm ý cũng như công đức của Thầy.

Đặc bit, cho đến năm nay, Ôn đã khai mở tất cả 25 khóa ``Tu Học Phật Pháp Âu Châu`` (Cộng với 5 khóa trước đó Ôn đã tổ chức tại chùa Khánh Anh) Các khóa tu Âu Châu là tâm huyết, là hạnh nguyện của Sư Ông.

Trong bài viết ``NHỮNG KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP ÂU CHÂU... ÂN TÌNH, THÀNH QUẢ đăng trên Kỷ Yếu kỷ niệm 20 năm (2008), chúng con đã nói lên phần nào tâm tư, lòng tôn kính của mình dâng lên một bậc minh Sư: :

``Phật Tử chúng con xin thành tâm cảm niệm công đức của Hòa Thượng (HT) Thích Minh Tâm, Chủ Tịch Hội Ðồng Ðiều Hành GHPGVN TN Âu Châu, Viện chủ chùa Khánh Anh, Paris, Pháp Quốc; Vị lãnh đạo tinh thần, đã dầy công xây dựng, bảo trì, hưng long ngôi nhà Phật pháp tại đây và đã 20 mùa Hè, 20 khóa Tu học Phật pháp Âu Châu, hầu như không có năm nào thiếu vắng sự hiện diện của Ngài ; HT luôn có mặt để làm cột trụ cho Ðạo tràng, để dìu dắt cho Phật Tử thương yêu của mình. ``Vô Minh`… và mỗi bài ``Khai Thị`` đầu khóa tu của HT, bao giờ cũng là những khuôn vàng, thước ngọc đối với những Phật Tử lắng nghe Pháp và tư duy ! Chúng con được biết, có năm HT đang bị bịnh, sức khỏe yếu kém, nhưng Thầy cũng quyết tâm đến với Khóa tu, đồng cam, cộng khổ cùng với mọi người con của Phật!

Khẩu giáo và thân giáo của HT cũng như hàng trăm Chư Tôn Ðức Tăng Ni hiện diện trong Ðạo Tràng, trong những lúc đi kinh hành, thật trang nghiêm, thanh tịnh, như là hình bóng Tăng đoàn ngày Từ Phụ Bổn Sư Thich Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, là niềm tin và điểm tựa tâm linh cho hàng Cư Sĩ Phật Tử chúng con.

``Ðất lành chim đậu !

Như những cánh chim mệt mỏi trong vùng Sa Mạc hoang vu tìm về một ốc đảo; những đứa con của Phật đã về đây, nương tựa vào công đức tu trì, vào từ bi lực của Hòa Thượng Ðàn đầu và của quý Chư Tôn Túc!

Rồi 5 năm sau! Nước thời gian không thể nhuộm trắng mái đầu, nhưng thời gian cũng đã làm cho sức khỏe của Ôn ngày càng suy giảm! Mỗi viên gạch được xây thêm, mỗi ngày chùa Khánh Anh được khang trang to lớn hơn và con số thứ tự của các khóa tu học Phật Pháp Âu Châu được tăng lên.... thì cũng chính là lúc Pháp thể của Ngài thêm khô cằn!

Gần đây nhứt, trong ngày tọa kháng trước Quốc Hội Âu Châu để dâng Kiến Nghị thơ, chúng con nhận thấy sức khỏe của Sư Ông đã yếu nhiều! Vậy mà với chí nguyện, với lòng thiết tha yêu nước, cũng như vì sự Độc lập, Tự Do, Dân chủ, Nhân Quyền của Tổ Quốc và Dân Tộc VIệt Nam, Ngài đã không nề hà lao nhọc! TIếp theo, chúng con cũng đã vô cùng xúc động nhìn thấy hình ảnh của Sư Ông trong ngày Lễ Hội Quán Âm tại chùa Viên GIác; Rồi Thầy đã dùng trọn vẹn hơi sức còn lại của mình cho Khóa Tu học Phật pháp Âu Châu kỳ thứ 25. Cho đến giờ phút bế mạc khóa tu, mặc dù đang nằm trong bịnh viện, Ngài đã xin Bác sĩ để được đến dự Lễ Bế Mạc, ban Đạo Từ quý báu và gần gũi, thăm hỏi thân thương với mọi người! -Vì linh tính hoặc vì đã ``Dự tri thời chí`` mà Sư Ông muốn gởi gấm và lưu lại trong thâm tâm mọi người biết bao nhiêu kỷ niệm tình thương !

Trong giờ phút thiêng liêng nầy, Phật Tử chúng con không biết nói chi hơn là Kính nguyện Giác Linh Sư Ông CAO ĐĂNG PHẬT QUỐC và sớm Hi Nhập Ta Bà để cứu độ chúng sanh

Chúng con xin kính dâng lên GIác Linh Thầy lòng thương nhớ vô biên, một bậc Thầy Đạo hạnh Từ Bi, Đức Độ của chúng con... .

NAM MÔ TIP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT

PT. Nhựt Trọng TRẦN VĂN MINH

và Liên Chi Hội PTVNTN Aschaffenburg, Bad Kreuznach, Koblenz, Mannheim, Wiesbaden, Odenwald.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/11/2010(Xem: 8096)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
02/11/2010(Xem: 8185)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
01/11/2010(Xem: 5186)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
01/11/2010(Xem: 37451)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
29/10/2010(Xem: 6237)
Kể từ khi vết tích của chùa Thiên Mụ được ghi lại đơn sơ trong sách Ô Châu Cận Lục vào năm 1553 (1), chùa đã tồn tại gần 450 năm cho đến ngày nay. Trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu, chùa vẫn giữ được địa vị và vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống đạo và đời của dân Huế, nói riêng, và của dân cả nước, nói chung. Qua đầu thế kỷ 17, chùa đã thực sự đi vào lịch sử sau khi Nguyễn Hoàng vào xứ đàng trong để gây dựng cơ nghiệp đế vương với huyền thoại “bà tiên mặc áo đỏ” (9).
23/10/2010(Xem: 6186)
Trong Cây Có Hoa Trong Đá Có Lửa Kính Dâng Hòa Thượng Thích Như Điển nhân dịp mừng thọ 70 tuổi của Ngài và kỷ niệm 40 năm khai sơn Chùa Viên Giác tại Đức Quốc Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng “Trong Cây Có Hoa, Trong Đá Có Lửa” là lời pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên do Hòa Thượng Thích Như Điển nhắc lại trong thời giảng Pháp của Ngài mà tôi đã nghe được khi theo hầu Ngài trong chuyến đi Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ năm 2006. Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen) là người Nhật, Ngài sinh năm 1200 và tịch năm 1253, thọ 53 tuổi. Ngài là Sáng Tổ của của Soto-Zen (Thiền Tào Động) của Nhật Bản, và là tác giả bộ sách nổi tiếng “Chánh Pháp Nhãn Tạng” “Ki no naka ni, hana ga aru (Trong cây có hoa), Ishi no naka ni, hi ga aru (Trong đá có lửa)” Đó là pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen), được Hòa Thượng Như Điển dịch sang lời Việt. Lời thơ quá tuyệt vời, tuy ngắn gọn nhưng dung chứa cả một kho tàng giáo lý về Nhân Duyên Quả của Đạo Phật.
23/10/2010(Xem: 5823)
Trong mười thế kỷ phong kiến Việt Nam, Trần Nhân Tông là một trong những ông vua giỏi và tài hoa bậc nhất. Lịch sử đã xem ông là “vị vua hiền” đời Trần, có công lớn trong sự nghiệp trùng hưng đất nước. Văn học sẽ nhớ mãi ông bởi những vần thơ thanh nhã, sâu sắc và không kém hào hùng.
23/10/2010(Xem: 5713)
Về sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông, đã có rất nhiều tài liệu và bài viết về hai lần lãnh đạo quân dân nước ta đánh thắng giặc Mông - Nguyên, trị quốc an dân, đối ngoại và mở cõi, nên ở đây chúng tôi không lặp lại nữa, mà chỉ đề cập đôi nét đến nội dung khác về: Trần Nhân Tông - một hoàng đế xuất gia, một thiền sư đắc đạo và là sơ tổ lập nên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử độc đáo của Việt Nam.
23/10/2010(Xem: 5987)
Hội Phật Học Nam Việt được thành lập vào năm 1950 tại Sài Gòn do sự vận động của cư sĩ Mai Thọ Truyền. Ban đầu, hội đặt trụ sở tại chùa Khánh Hưng, và sau đó ít lâu, tại chùa Phước Hòa. Bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe, một cây cột trụ của hội Lưỡng Xuyên Phật Học cũ đảm nhận trách vụ hội trưởng. Ông Mai Thọ Truyền giữ trách vụ tổng thư ký. Các thiền sư Quảng Minh và Nhật Liên đã triệt để ủng hộ cho việc tổ chức hội Phật Học Nam Việt. Thiền sư Quảng Minh được bầu làm hội trưởng của hội bắt đầu từ năm 1952. Năm 1955, sau khi thiền sư Quảng Minh đi Nhật du học, ông Mai Thọ Truyền giữ chức vụ hội trưởng. Chức vụ này ông giữ cho đến năm 1973, khi ông mất. Hội Phật Học Nam Việt được thành lập do nghị định của Thủ Hiến Nam Việt ký ngày 19.9.1950. Bản tuyên cáo của hội có nói đến nguyện vọng thống nhất các đoàn thể Phật giáo trong nước. Bản tuyên cáo viết: "Đề xướng việc lập hội Phật học này. Chúng tôi còn có cái thâm ý đi đến chỗ Bắc Trung Nam sẽ bắt tay trên nguyên tắc cũng như trong hành động. Sự
23/10/2010(Xem: 5522)
Cư sĩ Mai Thọ Truyền sinh ngày 01-4-1905 tại làng Long Mỹ, tỉnh Bến Tre trong một gia đình trung lưu. Thuở nhỏ ông được theo học tại trường Sơ học Pháp - Việt Bến Tre, rồi Trung học Mỹ Tho, và Chasseloup Laubat Saigon. Năm 1924, ông thi đậu Thư ký Hành chánh và được bổ đi làm việc tại Sài Gòn, Hà Tiên, Chợ Lớn. Năm 1931, ông thi đậu Tri huyện và đã tùng sự tại Sài Gòn, Trà Vinh, Long Xuyên và Sa Đéc. Hành nhiệm ở đâu cũng tỏ ra liêm khiết, chính trực và đức độ, không xu nịnh cấp trên, hà hiếp dân chúng, nên được quý mến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]