Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mảnh Ca Sa Lộng Sương Gió

13/09/201305:51(Xem: 17115)
Mảnh Ca Sa Lộng Sương Gió
Thich_Minh_Tam


Mảnh Ca Sa Lộng Sương Gió

(Để tưởng niệm Hòa Thượng Minh Tâm)

Bài của HT Thích Bảo Lạc
Do Quảng An diễn đọc

Hòa Thượng Minh Tâm đã vĩnh viễn lìa xa chúng ta, những pháp lữ, huynh đệ, môn đồ pháp quyến của Ngài để thong dong về miền Cực Lạc. Việc ra đi đột ngột của Hòa Thượng làm cho bao người ngậm ngùi luyến tiếc, nhưng biết nói sao hơn cũng đành gạt lệ tiễn biệt Ngài. Lễ hỏa táng sắc thân tứ đại tại Paris Pháp quốc vào ngày thứ tư, 21 tháng 8 năm 2013, nhằm ngày Rằm tháng bảy âm lịch năm Quý Tỵ, có nhiều người đã tới nơi hỏa táng chờ đợi từ sáng sớm, còn hơn phân nửa số người phát xuất từ chùa Khánh Anh tại Evry. Sau khi các nghi tiết: Cảm niệm, cảm từ, đạo tình, điếu văn của các Giáo hội và chính quyền, đến lễ Phất trần, lễ Cung tống kim quan lên xe tang do 8 Thầy Tỳ Kheo nghiêng mình khiêng đỡ áo quan với niềm trịnh trọng tôn kính. Tăng Ni, Phật tử đưa tiễn đi thành hàng đôi kéo dài đến cả cây số trong tiếng niệm Phật liên tục cho tới chỗ đậu xe do Ban Tổ Chức quy định sẵn.

Điểm đặc biệt của đám tang này là chính quyền Pháp dành mọi ưu tiên cho đoàn xe tang khỏi bị đứt đoạn, bằng cách tăng cường cảnh sát tại các trục lộ giao thông chính và nơi các xa lộ bận rộn dẫn tới địa điểm hỏa táng. Đoạn đường dài độ 50 km, tới nơi ta mới thấy lý do tại sao phải di chuyển xa như vậy; vì Ban Tổ Chức đã dự liệu cần khoảng không gian đủ rộng cho nhiều người tham dự Tang lễ. Bởi lẽ người vừa nằm xuống lúc sanh tiền hăng say hoạt động Phật sự, bước chân hoằng pháp của Ngài còn lưu dấu khắp đó đây nên Tăng Ni và Phật tử tại nhiều nơi đều biết rõ.

Tiếp thừa Phật sứ

Hòa Thượng Thích Minh Tâm mới đúng là sứ giả của Phật và thừa tiếp Phật pháp từ đức Phật trao truyền lại cho đời và cho xã hội nói chung. Ngài làm việc như không biết mỏi mệt, và như quên hết bệnh duyên nơi cơ thể theo đúng chủ trương: “Thà chết bỏ, làm Phật sự cho tới hơi thở cuối cùng!” Một mẫu người năng động như thế chưa hẳn được mọi người yểm trợ, yên thân mà Hòa Thượng còn gặp không biết bao nhiêu oan khiên, chống đối, lên án, chụp mũ … đủ điều. Có thể nói Ngài bị nhiều cú shock vô cùng tệ hại suốt trong nhiều năm như nghi ngờ khuynh hướng, thiện chí khả năng, tác phong lãnh đạo, làm buồn phiền và chứng bịnh đau bao tử lại tái phát dữ dội hơn. Cho tới thập niên đầu năm 2000 còn bị vu vạ ly khai GHPGVNTN, chủ trương ngày Về Nguồn, yểm trợ nhóm thân hữu Già Lam. Cũng trong thời gian đó Ngài được công cử Trưởng Ban điều hợp Tăng Ni Việt Nam hải ngoại, và đồng thời cũng là thành viên tích cực gợi ý kết hợp GHPGVNTN liên châu mà nhiệm kỳ đầu từ 2008 – 2010, Ngài là Chánh Văn Phòng Điều hợp; Chủ tịch Tăng Già Phật Giáo tại Pháp; Phó Chủ Tịch Tăng Già thế giới. Riêng ngôi vị tối cao của GHPGVNTN Âu Châu, Ngài được Tăng Ni và Phật tử tín nhiệm chức vụ Chủ Tịch trong nhiều nhiệm kỳ hơn 3 thập niên qua.

Ngài là một con người can đảm dám nói, dám làm miễn sao việc làm đó hợp lẽ đạo, đúng với lương tâm; còn ngoài ra mặc người khen chê hầu như để ngoài tai, không hề bận tâm lo lắng. Do khả năng làm việc hiệu quả, cộng với tánh nhu hòa, nhẫn nhục, khiêm tốn nên kết nạp được hầu hết các thế hệ Tăng Ni, cũng như Phật tử ở mọi nơi như Hoa Kỳ, Úc Châu, Á Châu, Âu Châu kể cả Nga sô, Tân Tây Lan… ai cũng kính quý và thân thiện.

Công hạnh hoằng pháp của Ngài ít ai theo kịp. Mặc dù ngôi chùa Khánh Anh khởi công xây dựng từ năm 1995 tới nay gần 20 năm chưa xong, Hòa Thượng vẫn đáp ứng lời mời của Tăng Ni và Phật tử tới dự các lễ hội tại hầu khắp các nước Châu lục. Do cảm mến đức hy sinh cao đẹp này, trong Điếu văn tưởng niệm Hòa Thượng của GHPGVNTN Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi – Tây Tây Lan, đọc trong lễ cung tống kim quan Ngài có đoạn viết:

“Hòa Thượng là mẫu người tận lực

Nơi nào cần sẵn sàng góp sức

Lễ hội gọi tay nãi lên đường

Không nề khó kể chi sức vóc”…

Quả thật Hòa Thượng thể hiện đúng hạnh nguyện Bồ Tát vào đời hành hoạt để cứu khổ độ mê nên chẳng nệ gian lao, không từ khó nhọc. Dù sức vóc Ngài không mấy gì kiện khương cho lắm, nhưng nhờ tâm hăng say làm việc nên chẳng chịu quan tâm tới bản thân.

“Bấy nhiêu đó để người theo học

Hạnh lợi tha bảo bọc chu toàn

Tâm Ngài vững chắc như kim cương

Giữ mối giềng làm gương đại chúng”.

Đó cũng là hạnh kiên nhẫn hiếm hoi không phải ai cũng làm được, cho nên Ngài thể hiện trọn vẹn tâm nguyện của một hành giả vào đời cứu khổ trừ nguy trong đời ngũ trược ác thế.

Phụng sự chúng sanh

Nói đến phụng sự cần sự hy sinh mọi phương diện từ vật chất đến tinh thần bằng tâm vô úy đại hùng mới không bị vướng mắc, chướng ngăn do nội ngoại duyên tạo thành. Một người phát nguyện dấn thân vào đời làm việc thiện ích phải có một ý chí kiên cường và tâm từ bi quảng đại như Tổ Qui Sơn Linh Hựu Thiền sư luận về người xuất gia:

“Phát túc siêu phương

Tâm hình dị tục

Thiệu long Thánh chủng

Chấn nhiếp ma quân

Dụng báo tứ ân

Bạt tế tam hữu”…

(Qui Sơn Cảnh Sách của Linh Hựu Thiền sư)

Bước chân muôn dặm xa

Thân tâm đà khác tục

Hưng thạnh dòng Thánh chủng

Trấn nhiếp chúng ma quân

Đền đáp bốn ân sâu

Cứu độ thấu ba cõi:

(TBL dịch)

Từ lúc tuổi đồng chơn xuất gia học đạo, Hòa Thượng đã học hạnh bố thí ba la mật, tức là thi ân chẳng cầu được đền đáp, nhất là trong công việc lợi ích cho nhân quần xã hội và nhân loại chúng sanh, Ngài sẵn sàng kê vai gánh vác mà trong suốt bốn thập niên qua, từ ngày Hòa Thượng rời Nhật Bản sang định cư tại Pháp vào thập niên 70, đã nói lên công hạnh này cho tới ngày về hầu Phật.

Phụng sự chúng sanh trong nhiều cách, đối với người Tăng sĩ có 2 con đường dấn thân: Hạnh trì bình khất thực và hạnh Bồ Tát. Hạnh đầu tức hạnh theo đúng cung cách của thời Đức Phật, người tu đi chân không, đầu trần, ngày ăn một bữa đúng giờ ngọ, tối dừng lại dưới gốc cây ngủ một đêm rồi lại tiếp tục lên đường, đem an lạc, hạnh phúc đến cho người qua lời kinh cầu nguyện. Trong khi tu tập theo hạnh Bồ Tát, hành giả tu pháp lục độ: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Hoàn thiện các pháp tu này là theo đúng tâm lượng: Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật, là một lý tưởng thật cao đẹp mà suốt nửa thế kỷ qua Hòa Thượng đã đạt được mục đích. Sự nghiệp hoằng pháp của Ngài quá vĩ đại và vẫn còn mãi trong lòng mọi người con Phật, mặc dù bóng dáng Hòa Thượng không còn tồn tại nơi cõi Ta Bà này nữa. Dư âm của những Khóa Học Phật Pháp Âu Châu vẫn còn đó, và mới nhất là trong lời Đạo từ lễ bế mạc Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 25 tại Turku, Phần Lan vào ngày 4 tháng 8 năm 2013 của Ngài như còn vang vọng đâu đây. Thế mà, ai có ngờ được rằng 4 ngày sau (8/8) Ngài lại từ giã cõi tạm này để ra đi rồi biệt tích vô tung, như Hương Hải- Thiền sư ( ) đã cảm nhận thi kệ:

Nhạn quá trường không

Ảnh trầm hàn thủy

Nhạn vô di tích chi ý

Thủy vô lưu ảnh chi tâm

(Nhạn bay qua từng không

Bóng soi trên dòng nước

Nhạn không lưu dấu tích

Nước không lưu bóng trên sông).

Phụng sự cũng tức là hy sinh không luyến tiếc mà Hòa Thượng đã thực hiện đúng bản hoài, chẳng để lại dấu vết gì cho dù một chữ qua di ngôn cho hàng hậu học thi hành. Đúng là việc thi ân bất cầu báo của Ngài để hàng môn đệ suốt đời học và thực hành trong sự nghiệp tu hành.

Thật quả

Hành đạo đời ngũ trược thật khó

bậc đại sĩ như lá mùa thu

Hòa Thượng là một trong những chiếc lá hiếm ấy còn sót lại để dâng hiến cho đời với sứ mệnh hoằng dương Phật pháp tại Tây Phương; và nay thì Ngài đã mãn nguyện rồi. Xin kính nguyện Hòa Thượng an nhiên tự tại.

Người đi tâm nguyện chưa tròn

Nhắn cùng huynh đệ sắt son giữ gìn

Chùa Khánh Anh xây lên đồ sộ trong 19 năm qua chưa được khánh thành như ý muốn là tâm nguyện chưa trọn vẹn của người chủ công trình. Do vậy hôm lễ tiễn đưa nhục thân Hòa Thượng, một nghi thức cắt băng Khánh Thành ngôi chùa mới được thực hiện trước tiền đình Phật điện ở lầu 3 xây cất chưa xong. Buổi lễ đơn giản, Ban Tổ Chức mời chư Tôn Đức đại diện 4 Giáo Hội mỗi Châu 2 vị cắt tấm băng đỏ mừng công trình gian truân của người vừa nằm xuống, xem như tạm hoàn tất để Ngài vui mà đi vào cõi Niết Bàn tịch lặng. Buổi lễ được chọn vào giờ hoàng đạo lúc 7.00 giờ sáng mặt trời mùa hè chưa ló dạng, nên lúc đó quan khách chính quyền chưa có mặt để dự phần. Song dù sao họ cũng biết việc gì đang xảy ra cho chùa Khánh Anh và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Trong dịp đại tang này, chính quyền địa phương đã bày tỏ niềm luyến tiếc qua lời cảm niệm của ông Thị Trưởng và cựu Thị Trưởng mà nay là Bộ Trưởng Nội Vụ của chính phủ.

Và còn nhiều Phật sự khác mà lúc sanh tiền Ngài thường tâm sự với các pháp lữ, huynh đệ là tổ chức khóa An Cư chung cho Giáo Hội Phật Giáo liên châu, lễ Đại Giới Đàn, khóa tu học của Tăng Ni mang tầm vóc mở rộng… đều là việc làm cần thiết để Tăng già ngồi lại với nhau trong tình Linh sơn cốt nhục sống theo pháp lục hòa như Phật và hàng đệ tử thuở xưa. Đây cũng là tâm nguyện thiết cốt của Hòa Thượng chưa thực hiện được. Thôi thì mong sao chư huynh đệ biết thương yêu đùm bọc nhau, sắt son một lòng để tiếp tục lèo lái con thuyền của Giáo Hội vượt qua phong ba bão tố, ngõ hầu cập bến bình an. Sứ mạng của chư huynh đệ, thế hệ kế thừa có thực hiện được những Phật sự chưa xong của Hòa thượng hay không, còn tùy thuộc vào nhiều nhân duyên mà điều tiên quyết nếu không nhờ lực gia trì của Ngài chắc chắn gặp phải thử thách. Trước mắt, các Ngài trong Giáo Hội Âu Châu như Hòa Thượng Tánh Thiệt, Hòa Thượng Như Điển tự nguyện đứng ra cáng đáng Phật sự thay thế, vì 2 vị này rất thương kính Hòa Thượng nên không thể ngồi nhìn cơ đồ nghiêng ngả mà đứng dậy chống chỏi tới cùng, “hễ còn nước là còn tát” chứ nào chịu thúc thủ, đầu hàng. Điều này là một sự an ủi rất lớn cho môn đồ pháp quyến của Hòa thượng, để từng bước, môn đồ đệ tử của Ngài đủ vững trong vai trò điều hành Phật sự. Chỉ lúc ấy, Phật sự chùa Khánh Anh mới hài hòa đi vào nền nếp qui củ, để bảo đảm lời nhắn nhủ ân cần của Hòa Thượng được tôn trọng giữ gìn. Tiện đây, tác giả ghi lại vài đoạn bài Thu Sang như dưới đây:

Thu đã sang rồi huynh có hay

Sắc thân tàn lụn những tháng ngày

Tâm tư phờ phạc so đo tính

Níu kéo được nào vụt tầm tay.

Thu đã sang rồi đệ có hay

Lớp lớp bồi thêm tuổi hạ dày

Tác cao hạnh cả chừng như đã

Tóc bạc da mồi tệ hại thay

Thu đã sang rồi tỉ có hay

Nương thân vào chốn cửa không này

Khỏa khuây kinh kệ tu hạnh xả

Mặc cuộc phù vân mãi vần xoay

Thu đã sang rồi muội có hay

Tổ Thầy trông cậy những ai đây

Này huynh, này đệ, này tỉ muội

Đạo pháp chung lòng quyết dựng xây…

Mong sao các huynh đệ hiểu biết, thương mến nhau với niềm hòa thuận để chung lo Phật sự, được vậy là mỗi người đã báo ân giáo dưỡng của Thầy trong muôn một, và chính Hòa Thượng cũng hoan hỷ nhìn thấy đệ tử mình trưởng thành khi Ngài không còn hiện hữu trên cõi đời này nữa.

Nhắc lại vài kỷ niệm

Bút giả với Hòa Thượng Minh Tâm còn nhiều kỷ niệm khó quên từ 30 năm nay. Năm 1983 trong lễ Đại Giới Đàn Thiện Hòa do Hòa Thượng Đức Niệm tổ chức tại Phật học viện quốc tế (HK), tôi và Hòa Thượng đều được mời vào hàng thập sư truyền giới và đồng được tấn phong giáo phẩm Thượng Tọa. Năm vị được tấn phong Thượng Tọa lúc đó đã có 2 vị ra đi: Hòa thượng Thiện Trì (Sacramento, chùa Kim Quang) đi trước và người thứ hai là Hòa thượng Minh Tâm. Nay còn lại 3 vị: Hòa thượng Nguyên Đạt (Chùa Bảo Tịnh, California), Hòa thượng Tín Nghĩa (Tổ đình Từ Đàm hải ngoại) và Hòa thượng Bảo Lạc (Tự viện Pháp Bảo, Sydney).

Đặc biệt, Hòa Thượng Minh Tâm rất thích chụp hình, Ngài luôn thủ sẵn máy trong đãy. Khi đến dự các buổi lễ, đại hội, khóa tu học… Ngài hay cầm máy hình đi chung quanh chụp cảnh trí và không biết số hình đó có được rửa ra không hay còn nằm nguyên trong máy? Điều này ngày nay làm sao ai biết được. Còn một việc vui vui nữa mà ngoài Thầy Minh Tâm ra không ai có thể làm được, không những làm được mà việc làm còn đạt hiệu quả nữa. Đó là lối viết bài pha trò dí dõm của Ngài cũng làm cho không những Phật tử mà ngay như cả Tăng Ni cũng cảm động phát tâm cùng chia xẻ Phật sự.

- Thứ nhất: kêu gọi Phật tử cho mượn Hội Thiện xây chùa Khánh Anh mà Ngài đặt mỹ danh là ngân hàng Cấp Cô Độc, mang một ý nghĩa trong đạo thật gần với người tu học Phật. Hễ ai là người biết được nhân vật lịch sử Cấp Cô Độc, không thể làm ngơ lời kêu gọi tha thiết của Hòa Thượng, để góp một bàn tay vào việc kiến tạo ngôi chùa thành tựu.

- Thứ nhì: các Khóa Học Phật Pháp Âu Châu cũng nhờ lời than nhè nhẹ của Ngài đăng báo Khánh Anh mà học viên cảm thông ghi danh tham dự, khóa nào số người cũng tương xứng với công sức tổ chức, không phụ lòng kỳ vọng của hàng lãnh đạo Giáo Hội.

- Thứ ba: Một bao gạo cứu nguy của Khóa tu học Phật Pháp, hẳn do Ngài đề xướng trong mấy năm gần đây thôi. Thế nhưng, do cách nói khéo léo, có năm số gạo đã lên tới cả ngàn bao, và nhờ đó Ban Tổ Chức giải quyết được Phật sự của Giáo Hội để khỏi bù vào con số âm. Vốn biết ngân quỹ chung không có bao nhiêu, Hòa Thượng đã tạo nguồn cảm hứng cho mọi người vui mà phát tâm đóng góp thật tâm. Đơn cử sơ vài việc như thế để cho thấy cái tài của nhà lãnh đạo không phải ai cũng có khả năng làm được.

Sau hết, tệ đệ kính nguyện Giác linh Hòa Thượng được diện kiến Đức Phật A Di Đà nơi An Lạc Quốc, sớm hội nhập Ta Bà để tiếp tục tuyên dương giáo pháp Phật Đà hầu báo đáp hồng ân chư Phật.

Nam mô A Di Đà Phật.

Sydney ngày 4 tháng 9 năm 2013

Sa môn Thích Bảo Lạc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/11/2010(Xem: 8096)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
02/11/2010(Xem: 8185)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
01/11/2010(Xem: 5186)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
01/11/2010(Xem: 37450)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
29/10/2010(Xem: 6237)
Kể từ khi vết tích của chùa Thiên Mụ được ghi lại đơn sơ trong sách Ô Châu Cận Lục vào năm 1553 (1), chùa đã tồn tại gần 450 năm cho đến ngày nay. Trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu, chùa vẫn giữ được địa vị và vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống đạo và đời của dân Huế, nói riêng, và của dân cả nước, nói chung. Qua đầu thế kỷ 17, chùa đã thực sự đi vào lịch sử sau khi Nguyễn Hoàng vào xứ đàng trong để gây dựng cơ nghiệp đế vương với huyền thoại “bà tiên mặc áo đỏ” (9).
23/10/2010(Xem: 6186)
Trong Cây Có Hoa Trong Đá Có Lửa Kính Dâng Hòa Thượng Thích Như Điển nhân dịp mừng thọ 70 tuổi của Ngài và kỷ niệm 40 năm khai sơn Chùa Viên Giác tại Đức Quốc Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng “Trong Cây Có Hoa, Trong Đá Có Lửa” là lời pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên do Hòa Thượng Thích Như Điển nhắc lại trong thời giảng Pháp của Ngài mà tôi đã nghe được khi theo hầu Ngài trong chuyến đi Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ năm 2006. Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen) là người Nhật, Ngài sinh năm 1200 và tịch năm 1253, thọ 53 tuổi. Ngài là Sáng Tổ của của Soto-Zen (Thiền Tào Động) của Nhật Bản, và là tác giả bộ sách nổi tiếng “Chánh Pháp Nhãn Tạng” “Ki no naka ni, hana ga aru (Trong cây có hoa), Ishi no naka ni, hi ga aru (Trong đá có lửa)” Đó là pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen), được Hòa Thượng Như Điển dịch sang lời Việt. Lời thơ quá tuyệt vời, tuy ngắn gọn nhưng dung chứa cả một kho tàng giáo lý về Nhân Duyên Quả của Đạo Phật.
23/10/2010(Xem: 5823)
Trong mười thế kỷ phong kiến Việt Nam, Trần Nhân Tông là một trong những ông vua giỏi và tài hoa bậc nhất. Lịch sử đã xem ông là “vị vua hiền” đời Trần, có công lớn trong sự nghiệp trùng hưng đất nước. Văn học sẽ nhớ mãi ông bởi những vần thơ thanh nhã, sâu sắc và không kém hào hùng.
23/10/2010(Xem: 5713)
Về sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông, đã có rất nhiều tài liệu và bài viết về hai lần lãnh đạo quân dân nước ta đánh thắng giặc Mông - Nguyên, trị quốc an dân, đối ngoại và mở cõi, nên ở đây chúng tôi không lặp lại nữa, mà chỉ đề cập đôi nét đến nội dung khác về: Trần Nhân Tông - một hoàng đế xuất gia, một thiền sư đắc đạo và là sơ tổ lập nên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử độc đáo của Việt Nam.
23/10/2010(Xem: 5987)
Hội Phật Học Nam Việt được thành lập vào năm 1950 tại Sài Gòn do sự vận động của cư sĩ Mai Thọ Truyền. Ban đầu, hội đặt trụ sở tại chùa Khánh Hưng, và sau đó ít lâu, tại chùa Phước Hòa. Bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe, một cây cột trụ của hội Lưỡng Xuyên Phật Học cũ đảm nhận trách vụ hội trưởng. Ông Mai Thọ Truyền giữ trách vụ tổng thư ký. Các thiền sư Quảng Minh và Nhật Liên đã triệt để ủng hộ cho việc tổ chức hội Phật Học Nam Việt. Thiền sư Quảng Minh được bầu làm hội trưởng của hội bắt đầu từ năm 1952. Năm 1955, sau khi thiền sư Quảng Minh đi Nhật du học, ông Mai Thọ Truyền giữ chức vụ hội trưởng. Chức vụ này ông giữ cho đến năm 1973, khi ông mất. Hội Phật Học Nam Việt được thành lập do nghị định của Thủ Hiến Nam Việt ký ngày 19.9.1950. Bản tuyên cáo của hội có nói đến nguyện vọng thống nhất các đoàn thể Phật giáo trong nước. Bản tuyên cáo viết: "Đề xướng việc lập hội Phật học này. Chúng tôi còn có cái thâm ý đi đến chỗ Bắc Trung Nam sẽ bắt tay trên nguyên tắc cũng như trong hành động. Sự
23/10/2010(Xem: 5522)
Cư sĩ Mai Thọ Truyền sinh ngày 01-4-1905 tại làng Long Mỹ, tỉnh Bến Tre trong một gia đình trung lưu. Thuở nhỏ ông được theo học tại trường Sơ học Pháp - Việt Bến Tre, rồi Trung học Mỹ Tho, và Chasseloup Laubat Saigon. Năm 1924, ông thi đậu Thư ký Hành chánh và được bổ đi làm việc tại Sài Gòn, Hà Tiên, Chợ Lớn. Năm 1931, ông thi đậu Tri huyện và đã tùng sự tại Sài Gòn, Trà Vinh, Long Xuyên và Sa Đéc. Hành nhiệm ở đâu cũng tỏ ra liêm khiết, chính trực và đức độ, không xu nịnh cấp trên, hà hiếp dân chúng, nên được quý mến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]