Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tưởng nhớ Ôn Khánh Anh (T. Giác Tâm)

10/09/201306:28(Xem: 14698)
Tưởng nhớ Ôn Khánh Anh (T. Giác Tâm)

ThichMinhTam


TƯỞNG NHỚ

ÔN KHÁNH ANH

Kính bạch Giác Linh Ôn.

Được tin Ôn viên tịch con rất bàng hoàng, vội vàng lên nét tìm chuyến bay nhưng không biết nên đi Phần Lan hay đi Pháp, bèn thỉnh ý Thầy Quảng Đạo. Qua ngày hôm sau mới nhận được Chương Trình Tang lễ, con liền lấy vé máy bay đến Paris được Đạo hữu Như Tùng đón về đến cổng chùa vừa đúng lúc có thông báo Kim quan Ôn cũng từ phi trường sắp đến. Con vội vàng y áo chỉnh tề nghinh đón Ôn cùng với Tứ chúng tại cổng chùa. Xe chở Kim quan vừa dừng lại thì mọi người tự đông quỳ xuống đất đảnh lễ Ôn, có những tiếng khóc nho nhỏ của chư Ni cố nén trong lòng, làm cho con cũng mủi lòng thương tiếc! Trong lúc đó, Ban Nghi Lễ lo phận sự cùng với 8 Thầy khiêng Kim quan, hai bên có 2 đoàn ưu bà ditrong quốc phục trang nghiêm tung hoa thơm lên Kim quan như các tiên nữ rãi hoa cúng dường cho đến khi cả đoàn rước vào trong chánh điện trên lầu một. Chánh điện này được thiết trí trang nghiêm để đặt Kim quan Ôn, dành riêng cho quan khách, hội đoàn, cơ quan công quyền và các giáo hội bạn… dễ dàng đến phúng điếu, chia buồn, và cũng để dành riêng cho các Khóa Lễ đặc biệt như Lễ Thành Phục Thọ tang, Cung tiến Giác Linh, Cung thỉnh Giác linh lễ Phật yết Tổ, Lễ phất trần, Lễ cung nghinh Kim quan thăng thượng giá, … Còn các khóa lễ khác hàng ngày đều được tổ chức trên Phật Điện lầu 2. Đó là con chưa nói đến cái phòng riêng của Ôn được trang trí lại để làm phòng khách tiếp đón các nhân vật cao cấp của Chính quyền Trung ương và Địa phương Pháp Quốc cùng đại diện vài tòa Đại Sứ tại Paris, do Hòa Thượng Tổng Thư Ký Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu phụ trách và hướng dẫn đến Kim Quan Điện để thăm Ôn.

Kính bạch Giác Linh Ôn!

Lúc Ôn sanh tiền, con chỉ gặp Ôn có 2 lần ngắn ngủi, nhưng để lại trong lòng con niềm kính mến vô bờ qua các cử chỉ thân tình và các sinh hoạt của Ôn trong vai trò điều hành Phật sự Liên Châu:

- Lần thứ nhất vào ngày 3 tháng 7 năm 2005 tại Giới Đàn Đôn Hậu, chùa Viên Giác, Đức Quốc, Ôn là Hòa Thượng Đàn Đầu chẳng thèm cật vấn con là đệ tử của ai vì Ôn đã biết trong Đạo bao giờ có buộcthì cũng phải có mở. Buộclà: “Phàm đệ tử đương trạch minh sư, cửu cửu thân cận, bất đắc ly sư thái tảo,” và Mởlà: “Như Sư thật bất minh, đương biệt cầu lương đạo.”nên con đã tìm đến Ôn được Ôn hoan hỷ và HT Viên Giác chở che (y chỉ).

- Lần thứ hai vào dịp lễ Khánh Thành chùa Linh Thứu tại Berlin, Đức Quốc vào khoảng cuối tháng 10/2012. Khi con chấp tay chào Ôn, Ôn nhìn con có vẻ như đang vận dụng trí nhớ, nên con liền thưa: Con là Giác Tâm, tại Giới Đàn Đôn Hậu… Vừa mới thưa đến đó thì Ôn mỉm cười và bảo: Nhớ rồi, nhớ rồi… Vi thì giờ lúc ấy quá eo hẹp nên con không giám làm bận rộn Ôn.

Mãi đến hôm nay, đêm đêm từ ngày 16 đến 19/8/2013, con và 3 thầy trong nhóm đều có 1 giờ khi thì đầu hôm, khi thì nửa đêm khi thì gần sáng, đứng hầu Kim quan Ôn. Đó là cơ hội hiếm có con được gần Ôn lâu nhất, cho dù quý Thầy trong nhóm khuyên con nên nghỉ để giữ sức khỏe vì đã cao niên.

Có đêm chúng con vừa đứng hầu vừa tụng kinh A Di Đà theo Thầy trưởng nhóm, nhiều Phật tử hiện diện cũng tụng theo rất đều, đặc biệt có một tín nữ vừa tưới hoa vừa tụng theo, khi đến gần Kim quan chỗ con đứng nên con nghe rõ âm thanh rất nhuần nhuyễn chứng tỏ Phật tử của Ôn tu học rất tinh tấn, thuộc làu kinh Di Đà bằng Hán Tự. Con lấy máy ảnh trong tay y hậu để gần vĩ hoa, cô ấy hiểu ý cầm máy chup liền mấy tấm.

thich_giac_tam_1
thich_giac_tam_2

Vào một đêm khác, vì thấy đứng hầu mà tụng kinh thiếu chuông mõ không được nhip nhàng, Thầy trưởng nhóm mới cho ngồi trước Kim quan điện để tụng cho gần với đại chúng dễ hòa theo. Tụng khoảng nửa giờ thì Hòa Thượng Đệ Nhất Chấp Lệnh đi quan sát thấy không có ai đứng hầu, liền một lúc sau có 4 ưu bà di điền vào chỗ trống trong khoảng 10 phút thì xuống phiên, 4 Sư cô khác lên thay. Đêm kế tiếp chúng con không ngồi tụng nữa mà chỉ đứng bên cạnh Ôn và niệm Nam Mô A Di Dà Phật, để cầu nguyện cho Ôn được cao đăng Phật Quốc…

Theo lệnh lúc ban đầu của Hòa Thượng Đệ Nhị Chấp Lệnh thì mỗi phiên cần có 4 thầy trẻ khỏe đẹp trai đứng hầu Ôn cho trang nghiêm. Nếu ban ngày 2, 3 phiên thì có thể đủ người, chứ 24 phiên đêm ngày thì không đủ, cho nên già trẻ trai gái đều được huy động cho đủ số 24x4. Nhờ vậy mà con được đứng gần Ôn mấy đêm liền và có khi cả ban ngày nữa. Chỉ trừ tối 20/8/2013, quý Thầy về đông, nên nhóm chúng con miễn hầu, chuẩn bị cho Chương Trình Lễ Trà Tỳ vào ngày kế tiếp (21/8/2013), và đây là một buổi lễ quan trong nhất, nên Cảnh sát đã đến lúc sáng sớm rất đông trước khi khai Lễ cung nghinh Kim quan thăng thượng giá (xe chở Kim quan đến Crematorium de Valenton)để lo an ninh trật tự và thu xếp cho đoàn xe ngắn lại bằng cách chuyển các đoàn rước đi xe nhỏ lên 2 chiếc xe bus lớn, để khỏi làm kẹt lưu thông lâu ở các giao lộ.

Có đôi lúc thong thả, con rảo bộ trong khuôn viên chùa nhìn thấy có Đài Tưởng Niệm bên cạnh Tháp Địa Tạng. Hỏi ra mới biết là Ôn đã tặng cho các Hội Đoàn Việt Nam mãnh đất để dựng Đài Tưởng Niệm nầy. Trên Đài có khắc mấy hàng chữ Việt và Pháp và danh tánh 28 Hội đoàn trong hai khung chữ và hình minh họa như sau đây:


ĐÀI TƯỞNG NIỆM

Mémorial Vietnam

GHI ƠN CÔNG ĐỨC TIỀN NHÂN DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC

Aux ancêtres bâtissers du pays et défenseurs de la patrie

TƯỞNG NHỚ ANH HÙNG TỬ SĨ VIỆT NAM CỘNG HÒA

Aux he1ros de la Republique du Viet Nam tombés au champ d’honneur

THƯỞNG TIẾC THUYỀN NHÂN BỎ MINH VÌ ĐI TÌM TỰ DO

Aux Boat People disparus en quête de la liberté

tuong_dai_tu_si_2
tuong_dai_tu_si_3
tuong_dai_tu_si_4
Nhìn vào 2 lá quốc kỳ Việt Pháp, nhất là lá Quốc Kỳ Việt Nam Cọng Hòa mấy ngày nay thật là ủ rủ, u buồn trước sự ra đi của Ôn, 3 giòng máu đỏ Bắc Trung Nam cũng phai mờ theo với huyết mạch của Ôn làm cho con đang nghĩ về Ôn mà lòng thêm tê tái. Đối với Tổ Quốc Ôn đã không quên bổn phận, đối với Đạo Pháp Ôn đã hết lòng cho đến giây phút cuối cùng ở trần thế.

Con cảm thấy rất có phước được về dự Tang lễ của Ôn và xin thành kính đê đầu dảnh lễ tam bái.

Đệ tử Thích Giác Tâm.
Florida, layout ngày 9/9/2013.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/11/2010(Xem: 8096)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
02/11/2010(Xem: 8185)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
01/11/2010(Xem: 5187)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
01/11/2010(Xem: 37453)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
29/10/2010(Xem: 6237)
Kể từ khi vết tích của chùa Thiên Mụ được ghi lại đơn sơ trong sách Ô Châu Cận Lục vào năm 1553 (1), chùa đã tồn tại gần 450 năm cho đến ngày nay. Trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu, chùa vẫn giữ được địa vị và vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống đạo và đời của dân Huế, nói riêng, và của dân cả nước, nói chung. Qua đầu thế kỷ 17, chùa đã thực sự đi vào lịch sử sau khi Nguyễn Hoàng vào xứ đàng trong để gây dựng cơ nghiệp đế vương với huyền thoại “bà tiên mặc áo đỏ” (9).
23/10/2010(Xem: 6186)
Trong Cây Có Hoa Trong Đá Có Lửa Kính Dâng Hòa Thượng Thích Như Điển nhân dịp mừng thọ 70 tuổi của Ngài và kỷ niệm 40 năm khai sơn Chùa Viên Giác tại Đức Quốc Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng “Trong Cây Có Hoa, Trong Đá Có Lửa” là lời pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên do Hòa Thượng Thích Như Điển nhắc lại trong thời giảng Pháp của Ngài mà tôi đã nghe được khi theo hầu Ngài trong chuyến đi Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ năm 2006. Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen) là người Nhật, Ngài sinh năm 1200 và tịch năm 1253, thọ 53 tuổi. Ngài là Sáng Tổ của của Soto-Zen (Thiền Tào Động) của Nhật Bản, và là tác giả bộ sách nổi tiếng “Chánh Pháp Nhãn Tạng” “Ki no naka ni, hana ga aru (Trong cây có hoa), Ishi no naka ni, hi ga aru (Trong đá có lửa)” Đó là pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen), được Hòa Thượng Như Điển dịch sang lời Việt. Lời thơ quá tuyệt vời, tuy ngắn gọn nhưng dung chứa cả một kho tàng giáo lý về Nhân Duyên Quả của Đạo Phật.
23/10/2010(Xem: 5823)
Trong mười thế kỷ phong kiến Việt Nam, Trần Nhân Tông là một trong những ông vua giỏi và tài hoa bậc nhất. Lịch sử đã xem ông là “vị vua hiền” đời Trần, có công lớn trong sự nghiệp trùng hưng đất nước. Văn học sẽ nhớ mãi ông bởi những vần thơ thanh nhã, sâu sắc và không kém hào hùng.
23/10/2010(Xem: 5713)
Về sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông, đã có rất nhiều tài liệu và bài viết về hai lần lãnh đạo quân dân nước ta đánh thắng giặc Mông - Nguyên, trị quốc an dân, đối ngoại và mở cõi, nên ở đây chúng tôi không lặp lại nữa, mà chỉ đề cập đôi nét đến nội dung khác về: Trần Nhân Tông - một hoàng đế xuất gia, một thiền sư đắc đạo và là sơ tổ lập nên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử độc đáo của Việt Nam.
23/10/2010(Xem: 5987)
Hội Phật Học Nam Việt được thành lập vào năm 1950 tại Sài Gòn do sự vận động của cư sĩ Mai Thọ Truyền. Ban đầu, hội đặt trụ sở tại chùa Khánh Hưng, và sau đó ít lâu, tại chùa Phước Hòa. Bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe, một cây cột trụ của hội Lưỡng Xuyên Phật Học cũ đảm nhận trách vụ hội trưởng. Ông Mai Thọ Truyền giữ trách vụ tổng thư ký. Các thiền sư Quảng Minh và Nhật Liên đã triệt để ủng hộ cho việc tổ chức hội Phật Học Nam Việt. Thiền sư Quảng Minh được bầu làm hội trưởng của hội bắt đầu từ năm 1952. Năm 1955, sau khi thiền sư Quảng Minh đi Nhật du học, ông Mai Thọ Truyền giữ chức vụ hội trưởng. Chức vụ này ông giữ cho đến năm 1973, khi ông mất. Hội Phật Học Nam Việt được thành lập do nghị định của Thủ Hiến Nam Việt ký ngày 19.9.1950. Bản tuyên cáo của hội có nói đến nguyện vọng thống nhất các đoàn thể Phật giáo trong nước. Bản tuyên cáo viết: "Đề xướng việc lập hội Phật học này. Chúng tôi còn có cái thâm ý đi đến chỗ Bắc Trung Nam sẽ bắt tay trên nguyên tắc cũng như trong hành động. Sự
23/10/2010(Xem: 5522)
Cư sĩ Mai Thọ Truyền sinh ngày 01-4-1905 tại làng Long Mỹ, tỉnh Bến Tre trong một gia đình trung lưu. Thuở nhỏ ông được theo học tại trường Sơ học Pháp - Việt Bến Tre, rồi Trung học Mỹ Tho, và Chasseloup Laubat Saigon. Năm 1924, ông thi đậu Thư ký Hành chánh và được bổ đi làm việc tại Sài Gòn, Hà Tiên, Chợ Lớn. Năm 1931, ông thi đậu Tri huyện và đã tùng sự tại Sài Gòn, Trà Vinh, Long Xuyên và Sa Đéc. Hành nhiệm ở đâu cũng tỏ ra liêm khiết, chính trực và đức độ, không xu nịnh cấp trên, hà hiếp dân chúng, nên được quý mến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]