Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Bất Tham Kế Thân (Đại nguyện thứ 10 của Đức Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)

02/02/202105:10(Xem: 15150)
10. Bất Tham Kế Thân (Đại nguyện thứ 10 của Đức Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)





Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học Đại nguyện thứ 10 của Đức Phật A Di Đà, Bất Tham Thế Thân.

Sư Phụ giải thích chúng sanh ở cõi cực lạc không còn khởi niệm tham ái có được thân sau. Thân ở cực lạc là thân cuối cùng, không còn dục lạc, sanh tử luân hồi.

Sư Phụ kể nếu có thân sau là do nguyện lực chứ không phải do nghiệp báo. Trường hợp quý Hoà Thượng thường được lời chúc nguyện, cao đăng Phật quốc, sớm hội nhập ta bà hoá độ chúng sanh.

Sư Phụ kể giai thoại nổi tiếng về ước nguyện tái sanh của Đại Sư Huệ Minh và Đại Sư Phổ Minh, đó là tiền thân của Thi Sĩ Tô Đông Pha và Thiền Sư Phật Ấn là hai người bạn rất thân thiết.

Đại Sư Huệ Minh du hoá thấy cảnh trần nhiều đau khổ sanh loạn tâm rồi qua đời. Đại Sư Phổ Minh thấy người bạn qua đời trong vọng niệm, không bình an sẽ bị luân hồi tái sanh, Ngài cũng qua đời và tái sanh để giúp bạn.

Đại Sư Huệ Minh tái sanh là Tô Đông Pha là đại thi hào trong triều đại Bắc Tống có bài thơ Lô Sơn rất nổi tiếng, ngài  rất kiêu ngạo vì quá giỏi. Đại Sư Phổ Minh tái sanh là Thiền Sư Phật Ấn theo sát Ngài Tô Đông Pha từ từ giúp đở.

Sư Phụ có diễn ngâm bài thơ Lô Sơn rất hay:

鑪山煙鎖浙江潮,
未到平生恨不消。
到得本來無別事,
鑪山煙鎖浙江潮。

Lô sơn yên toả Chiết giang triều,
Vị đáo bình sinh hận bất tiêu.
Đáo đắc bản lai vô biệt sự,
Lô sơn yên toả Chiết giang triều.


Mù tỏa Lô Sơn, sóng Chiết Giang
Khi chưa đến đó luống mơ màng
Đến rồi về lại không gì khác
Mù tỏa Lô Sơn, sóng Chiết Giang.



Một hôm, Tô Đông Pha đến thăm Thiền Sư Phật Ấn ở Chùa Kim Sơn ở bờ tây sông Dương Tử. Tô Đông Pha ở bên bờ phía đông, muốn đi thăm chùa phải đi thuyền sang. Với bản tính cống cao ngã mạn, nhiều lần Tô Đông Pha đã bị ngài Phật Ấn góp ý để chấn chỉnh nên Tô Đông Pha không hoan hỷ. Hôm nay, Tô Đông Pha đến thăm trong lúc thiền sư đang ngồi thiền, Đông Pha đi thẳng vào thiền thất. Sư nói :

– Nơi đây không có ghế ngồi, quan Hàn Lâm Học sỹ vào làm gì?

Tô Đông Pha cười :

– Tạm mượn thân tứ đại của Phật Ấn làm ghế ngồi.

Thiền Sư Phật Ấn vui vẻ đáp :

– Bần tăng có một câu hỏi, nếu ngài trả lời được thì mời ngồi, bằng không thì phải để lại chiếc đai ngọc.

Tô Đông Pha tự đắc nói :

– Xin ngài cứ hỏi.

– Vừa rồi, ngài nói tạm mượn thân tứ đại của bần tăng mà ngồi. Bần tăng tứ đại vốn không, ngũ uẩn cũng không có, thế thì ngài ngồi vào chỗ nào?


Tô Đông Pha không trả lời được, đành phải cởi đai ngọc ra để lại. 

Một ngày khác, Tô Đông Pha làm được một bài thơ đắc ý, tự xưng tụng mình như là người đã giác ngộ, 8 ngọn gió đời thổi không động, liền sai người hầu vượt sông đem tặng thiền sư Phật Ấn, bài thơ được đọc như sau :

“Khể thủ thiên trung thiên
Hào quang chiếu đại thiên
Bát phong xuy bất động
Đoan tọa tử kim liên”.

Đảnh lễ Bậc Giác ngộ

Hào quang chiếu đại thiên

Tám gió thổi chẳng động

Ngồi vững tòa sen vàng.


Thiền sư Phật Ấn xem xong không ngợi khen tán dương mà lấy bút phê vào hai chữ “phóng thí” (nghĩa là trung tiện, là hành động thải khí ra khỏi đường ruột qua hậu môn, là sự tích tụ khí xảy ra khi nguồn thức ăn chưa tiêu hóa, mùi rất khó chịu cho người xung quanh) rồi cho thị giả đem sang trả lại cho Tô Đông Pha. Đúng như thiền sư dự đoán, Thi sĩ Tô Đông Pha tức giận chèo thuyền vượt sông đến hỏi tội thiền sư.

Thiền sư cười nói: 

"Bát Phong xuy bất động

Nhất thí đả quá giang”

"Tám gió thổi không động

Một rắm đã qua sông????"

Tô Đông Pha biết lỗi nên im lặng.

Một hôm khác, Thi Sĩ Tô Đông Pha lại qua sông đến thăm chùa và cùng thiền tọa với Thiền Sư Phật Ấn. Tọa thiền xong ông liền hỏi:

– Ngài thấy tôi ngồi thiền giống cái gì ?

Thiền sư Phật Ấn đáp:

– Trông thi sĩ giống Đức Phật.

Đông Pha nghe thế thích chí lắm, cười ha hả. Thiền sư hỏi lại:

– Thế Thi sĩ thấy tôi ngồi thiền giống cái gì?

Tô Đông Pha không bỏ ỡ cơ hội đã trả chủ ý chơi xấu thiền sư sau nhiều phen thua trước đây:

– Tôi trông thấy Ngài như một đống phân bò.

Thiền sư nghe thế cũng thích chí cười ha hả chứ không buồn phiền gì.

Tô Đông Pha cảm thấy vui trong lòng vì nghĩ rằng mình thắng trận này đối với TS Phật Ấn, ta xem ông như đống phân bò mà ông trả lời được.

Về đến nhà Tô Đông Pha kể chuyện này cho em gái là Tô Tiểu Muội. Nghe xong Tô Tiểu Muội liền nói: "Huynh đừng có mà khoái chí nữa, lần này Thiền Sư Phật Ấn là người tiếp tục thắng, chứ không phải huynh đâu".

Tô Đông Pha ngạc nhiên hỏi " cái gì kỳ vậy, sao ta lại thua ???"


Tô Tiểu Muội từ tốn giải thích cho anh trai: "Ngài Phật Ấn trong tâm luôn có Phật nên nhìn huynh thấy huynh như Phật. Còn huynh, huynh thấy ngài như đống phân bò, lòng nghĩ cái gì thì miệng tuôn ra cái đó".

Ngài Tô Đông Pha nghe em gái giải bày chợt tỉnh ngộ, cảm phục cô em gái tài hoa của mình, từ đó ông sám hối, tinh tấn tu tập trở thành đệ tử của TS Phật Ấn cho đến ngày mãn phần.

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban cho một bài pháp, Không thọ thân sau, với một câu chuyện HT Phật Ấn độ người bạn thân Tô Đông Pha thâm tình xuyên suốt hai kiếp người, một lòng từ bi vô lượng của Phật tâm, làm một chấn động cho mục đích cuổi cùng của người tu là giải thoát khỏi kiếp khổ luân hồi.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).  



TT Thích Nguyên Tạng, Đại Nguyện Thứ 10, Bất Tham Kế Thân

Thọ thân sau vì hạnh nguyện chứ không phải vì nghiệp ! 
Đại nguyện thứ 10.: BẮT THAM KẾ THÂN
(Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi nếu sanh 
 lòng tưởng nghĩ tham chấp thân thể thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.)


Kính dâng Thầy bài thơ trình Pháp về đại nguyện thứ 10 . Kính đa tạ Thầy, bài pháp thoại đã lôi cuốn người nghe về những tích truyện Phật Giáo và kỷ niệm khó quên của Thầy về một thời làm thị giả với Sư Ông HT Thích Trí Nghiêm . Kính chúc sức khỏe Thầy , HH



Đại nguyện thứ mười giúp cho ta biết ! 
Thân ở Cực Lạc Quốc là thân cuối cùng
Khi  muốn giúp bạn, người thân,  chẳng buông lung 
Ước ao có thân sau đấy chỉ vì hạnh nguyện ! 


Đa tạ Giảng Sư ....kể về tích truyện, 
Giữa Ngài Phật Ấn, Đại Thi hào Tô Đông Pha 
Chỉ vì kiếp trước bạn đồng tu ... lạc khá xa  
Và kết quả..... đã tiếp độ viên mãn .... ứng 


Bài thơ Lô Sơn, sóng Triết Giang nói lên ...sở chứng
Tâm cảnh người học Đạo ... khi chưa tỏ lường 
Lại còn bát  phong..chớ có khinh thường 
Đừng ngạo mạn ...căn bản  phiền  não khó diệt tận ! 
 

 Đại nguyện thứ 10 : Bất Tham Kế Thân khó nghĩ bàn 
 Và Tỳ kheo Pháp Tạng đã  thành Phật ! 


Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật . 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/01/2017(Xem: 9035)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
07/01/2017(Xem: 9711)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
27/12/2016(Xem: 12730)
Lịch sử là bài học kinh nghiệm luôn luôn có giá trị đối với mọi tư duy, nhận thức và hành hoạt trong đời sống của con người. Không có lịch sử con người sẽ không bao giờ lớn khôn, vì sao? Vì không có lịch sử thì không có sự trải nghiệm. Không có sự trải nghiệm thì không có kinh nghiệm để lớn khôn.
25/12/2016(Xem: 5276)
Theo các nhà nghiên cứu Phật học thì Đức Phật Thích ca đã dùng tiếng Magadhi để thuyết Pháp. Tiếng Magadhi là ngôn ngữ thuộc xứ Magadha ở vùng trung lưu sông Ganges (Hằng hà). Rất nhiều sắc lệnh của Đại đế Asoka được khắc trên các tảng đá lớn và các cây cột lớn được tìm thấy có thể cho chúng ta biết một phần nào về ngôn ngữ mà Đức Phật đã nói như thế nào.
22/12/2016(Xem: 24404)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 13262)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
16/07/2016(Xem: 10096)
Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn giáo nói chung và pháp phục Phật giáo nói riêng thể hiện tình trạng tôn giáo và xã hội (social and religious status), được sử dụng trong hai hình thức, mặc trong sinh hoạt thường nhật và mặc trong các nghi lễ tôn giáo, nói chung các dịp đặc biệt.
24/04/2016(Xem: 31537)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
04/03/2016(Xem: 15041)
Trong thời gian làm việc tại Thư viện Thành hội Phật giáo đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, tôi gặp được cuốn Tôn Giáo Học So Sánh của Pháp sư Thánh Nghiêm biên soạn. Do muốn tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới đã lâu mà vẫn chưa tìm ra tài liệu, nay gặp được cuốn sách này tôi rất toại ý.
04/03/2016(Xem: 11544)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567