Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhìn lại sinh hoạt tu học trong mùa dịch tại Tu viện Quảng Đức trong gần 3 tháng cách giãn xã hội vì đại dịch Corona

13/06/202003:44(Xem: 16140)
Nhìn lại sinh hoạt tu học trong mùa dịch tại Tu viện Quảng Đức trong gần 3 tháng cách giãn xã hội vì đại dịch Corona

Thich Nguyen Tang-2020

Nhìn lại sinh hoạt tu học trong mùa dịch tại Tu viện Quảng Đức trong gần 3 tháng cách giản xã hội vì đại dịch Corona

Ngay từ những ngày đầu khi mới có lệnh cách giản xã hội (social distancing) TT Trụ trì Thích Nguyên Tạng đã Việt dịch tất cả những tin tức liên quan đến đại dịch đang xảy ra tại Úc và trên thế giới nhiều lần trong ngày cho tất cả những Phật tử trong và ngoài nước trên Viber Đại Gia Đình Quảng Đức và tôi nhờ duyên may nên cũng có tên trong danh sách này .

Nhưng vài ngày sau là Thầy Trụ trì đã bắt đầu livestream cho các buổi công phu khuya bắt đầu từ 5:30-6:30 a m mỗi ngày và buổi chiều tiếng đại Hồng chung như chuẩn bị cho những giờ công phu tịnh độ tối của các chùa Đại thừa khi chưa có đại dịch .

Rồi sau đó là các buổi sám hối Hồng danh cũng được livestream vào tối ngày 14 âm lịch và tối 29, hay 30 âm lịch mỗi tháng .

Thành  tâm ngưỡng phục oai nghi của các Ngài , không có mặt Phật tử mà buổi lễ nào cũng trang nghiêm vô cùng , mãi đến 2/6 /2020 số người lạy sám hối được tăng thêm dần dần từ 5 đến 20
Thành thật mà nói chắc hẳn các Phật tử khác cũng như tôi tuần đầu tiên còn nhiều hoảng sợ nên cứ truyền nhau biết bao điều phòng ngừa và chỉ dẫn từ các tin tức trên mạng .Riêng tôi rất ít xem các trang mạng nầy và chỉ tin vào News từ ABC news hoặc hằng ngày tin tức thường được con trai tôi gửi qua tin nhắn vừa canh chừng mẹ mình có OK không ? Trong những tuần lễ đầu cách giản tại nhà phải nói rằng cả ngày trên dưới 30 tiếng bíp của ĐGĐQĐ lại thêm của các bạn khác bên ngoài Tu viện Quảng Đức , tôi như không còn bình tĩnh như xưa được và đành phải dùng phương pháp chép kinh để đầu óc thư giản và làm vài bài thơ con cóc để tự trấn an mình .
Không biết có phải TT Trụ trì đã quen với một thời khoá biểu dầy đặc và quá khít khao mà không hề mỏi mệt hay sao vì theo các cáo phó được báo,   Thầy còn phải chủ trì các buổi nhập liệm và di quan đến nghĩa trang rồi về an sàng tại tu viện nữa , thế cho nên cuối tháng tư dương lịch, khi nghe Thầy thông báo là sau giờ công phu thì có thêm 30 phút pháp thoại về 48 đại nguyện của Đức Phật A Di Đà , mỗi ngày một đại nguyện , tôi đã kinh ngạc và muốn đầu hàng hai tay vì biết chắc mình không thể nào có đủ sức theo kịp và tự nhủ thầm sẽ có bao nhiêu người trường kỳ nghe pháp thoại đây . !

Ấy vậy nếu tính đến nay chỉ còn vài đại nguyện nữa là chấm dứt và số Phật tử tham dự online vẫn tinh tấn online nghe pháp mỗi ngày . Tôi thật khâm phục quá, và rất lấy làm hỗ thẹn cho mình ... ngồi tính nhẫm thời gian các buổi pháp thoại liên tục chỉ gián đoạn 3 hôm cho việc chuẩn bị Lễ Phật Đản lần thứ 2644 tại Tu Viện QĐ vào ngày 7/6/2020 thì đã gần hai tháng tròn . Tôi tự nguyện phải tường trình sự chuyên cần tinh tấn của các Phật tử ( danh sách ghi nhận các buổi giảng pháp của thầy qua Facebook Trang Nhà Quảng Đức ) cùng các bạn gần xa để tán dương công đức tu học của các hành giả tịnh độ trong đạo tràng Quảng Đức


1. Diệu Ngọc (Julia Dang)
2. Thanh Phi
3. Như Trí
4. Quảng Diệu Trí (Kathy Dang)
5. Nguyên Quảng Hương (William Le-Tang)
6. Lệ Mỹ (Nga Ngo)
7. Khánh Đào
8. Khánh Vân (Van Nguyen)
9. Quảng Hỷ (Nga Vo)
10. Diệu Hoàng
11. Giác Liên Thanh (Kim Loan Bui)
12. Hương Châu
13. Tâm Huệ
14. Quảng Thiện (Le Duong)
15. Nguyên Nhật Tín (Hue Do)
16. Diệu Dung (Thimythenguyen ở Pháp)
17. Quảng Hải (Thuy Truong)
18. Nhung Hong
19. Yen Thi Tran
20. Nhu Pham Vinh Ta
21. Diệu Đắc (Katherine Nguyen)
22. Hồng Hạnh (Hoai Dang)
23. Ca Sĩ Gia Huy
24. Quảng Thiện Duyên (Lan Nguyen)
25. Quảng Đại Tâm (Dao Auto)
26. Quảng Diệu Hương (Lien Tran)
27. Nguyên Quảng Thiện (Lan Ngo)
28. Chơn Như (Loan Pham)
29. Mỹ Phước 
30. Châu Ngọc
31. Thiện An (Que Hoang)
32. Nguyên Yên (Lisa Nguyen)
33. Tâm Quảng
34. Nguyên Nhật Tịnh (Loi Nguyen)
35. Yen Bijk (Netherland)
36. Tâm Quảng Hóa (Vô Thường)
37. Tươi Châu
38. Minh Phước Hồng
39. Tam Khai Ho
40. Nguyên Quảng Thịnh (Phuong Lai)
41. Dean Nguyen (Tường Dinh)
42. Vô Thường Thị Thường
43. Kim Thanh
44. Diệu Tuyết & Ngô Quang Lãnh
45. Quảng Hiền
46. Hannah Phạm
47. Quảng Tịnh Tâm (Canada)
48. Phước Trần
49. Thu Hà
50. Linh Vân
51. Ngọc Mỹ Nguyễn
52. Linh Girault (France)
53. Chúc Phước (Japan)
54. Quảng Nhã
55. Thủy Nguyễn
56. Danh Thái
57. Kim Anh Lai (Italy)
58. Ho Thu
59. Tam Phuong (Sydney)
60. Bảo Diệu Nguyện
61. Trần Hữu Lễ (Thụy Sĩ)
62. Diệu Như Nhật Hưng (Thụy Sĩ)
63. Nguyên Hằng
64. Thảo Nguyễn
65. Tiểu Lan
66. Hà Phụng
67. Diệp Lâm
68. Nguyễn Văn Tâm
69. Bảo Hòa (Nha Trang)
70. Lydia Nguyen
71. Luong Dinh Julia
72. Sandy Gip
73. Vivian Nguyen (Thanh Lương)
74. Huong Le
75. Yen Nguyen
76. Nhe Ho
77. Mèo con
78. Hồng Diệu An Nhiên
79. Anh Nguyễn
80. Nguyễn Hoàng Lan Anh
81. Khánh Xuân (Thọ Nguyễn)
82. Ngân Lưu
83. Diệu Châu
84. Cúc Võ
85. Minh Le (Tâm Hương, Minh Chánh)
86. Tinh Nhu
87. Quảng Thiện (Kim Vo)
88. Trang Thanh Binh
89. Trang Thu Le
90. Toan Nguyen
91. Nguyen Duc
92. Hải Vũ
93. Nguyên Hương
94. Sarina Duong
95. Jasmine Tran
96. Diệu Thanh
97. Trí Viên
98. Diệu Thủy (Yen Pham)
99. Quan Tam Quang
100. Loan Thanh Huynh
101. Mộng Kiều
102. Thắng Đức Đạo Tràng
103. Chùa Pháp Nghiêm
104. SC Giới Huyền
105. Sương Nguyễn
106. Lan Ngo
107. Mark Nguyen

TT Thich Nguyen Tang-livestream

Phải kể thêm rằng trong số quý Phật tử tham gia có nhiều bác đã trên 80 tuổi và có các bác, các bạn từ các tiểu bang xa NSW, SA, và Hải ngoại như Nhật , Pháp, Canada , Việt Nam giờ giấc rất khác nhau nhưng không hiểu các vị ấy đã thu xếp thời gian nghe pháp thế nào mà hay vậy nhất là Cô Dược Sĩ Quảng Tịnh Tâm trú ngụ mãi tận Montreal, Canada đôi khi còn ghi lại những lời giảng của Thầy như trình pháp cho quý bạn hữu cùng tham khảo (xem bài) . Thật không biết dùng bút mực nào để tán dương đây .
Tự thẹn quá cho mình vì không liên tục tinh tấn như các bạn .... hôm nay có lý do này hôm khác lại viện cớ nọ ....thôi thì phải thú thật để có lý do sám hối với Thầy Thích Nguyên Tạng .

Đúng ra mỗi ngày tôi đã công phu từ bốn giờ sáng rồi và phần còn lại đến 8 giờ sáng là nghe pháp thoại về kinh Đại Bát Nhã như đã khấn nguyện từ trước khi có đại dịch .Sau đó là rất nhiều chuyện khác phải làm từ nấu ăn , đi chợ , làm vài việc văn phòng , thu dọn phòng ốc giặt giũ dường như đã đến hai giờ trưa rồi các bạn vì ban ngày của mùa Đông ngắn lắm

Tản mạn chút xíu bây giờ chúng ta đi vào các buổi pháp thoại của TT Trụ trì Thích Nguyên Tạng nhé , cũng nhờ hơn 20 ngày rồi, từ livestream Thày đã chuyển tải thành audio video nên tôi mới có thì giờ xem lại vào mỗi đêm . Kính xin phép được tán thán công đức Thày .

Đây là thứ tự các bài pháp thoại từ 1 đến 40 tính đến hôm nay khi tôi đang tường thuật cùng các bạn và ai cũng có thể nghe vì đã được upload trên YouTube rồi hoặc vào các link trên trangnhaquangduc (mời vào nghe).

48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà

  • Đệ nhất đại nguyện: Quốc vô ác đạo
  • Đệ nhị đại nguyện: Bất cánh ác đạo
  • Đệ tam đại nguyện: Thân chơn kim sắc
  • Đệ tứ đại nguyện: Hình sắc tương đồng
  • Đệ ngũ đại nguyện: Túc mạng trí thông
  • Đệ lục đại nguyện: Thiên nhãn phổ kiến
  • Đệ thất đại nguyện: Thiên nhĩ phổ văn
  • Đệ bát đại nguyện: Tha tâm tất tri
  • Đệ cửu đại nguyện: Thần túc vô ngại
  • Đệ thập đại nguyện: Bất tham kế thân
  • Đệ thập nhất đại nguyện: Trú định chứng diệt
  • Đệ thập nhị đại nguyện: Quang minh vô lượng
  • Đệ thập tam đại nguyện: Thọ mạng vô lượng
  • Đệ thập tứ đại nguyện: Thanh văn vô số
  • Đệ thập ngũ đại nguyện: Tùy nguyện tu đoản
  • Đệ thập lục đại nguyện: Bất văn ác danh
  • Đệ thập thất đại nguyện: Chư Phật xưng thán
  • Đệ thập bát đại nguyện: Thập niệm tất sanh 
  • Đệ nhị thập cửu đại nguyện: Lâm chung tiếp dẫn
  • Đệ nhị thập đại nguyện: Dục sanh quả toại
  • Đệ nhị thập nhất đại nguyện: Tam thập nhị tướng
  • Đệ nhị thập nhị đại nguyện: Nhất sanh bổ xứ
  • Đệ nhị thập tam đại nguyện: Cúng dường chư Phật
  • Đệ nhị thập tứ đại nguyện: Cúng cụ tùy ý
  • Đệ nhị thập ngũ đại nguyện: Diễn thuyết diệu trí
  • Đệ nhị thập lục đại nguyện: Đắc kim cang thân
  • Đệ nhị thập thất đại nguyện: Nhất thiết nghiêm tịnh
  • Đệ nhị thập bát đại nguyện: Đạo thọ cao hiển
  • Đệ nhị thập cửu đại nguyện: Tụng kinh đắc tuệ 
  • Đệ tam thập đại nguyện: Tuệ biện vô ngại
  • Đệ tam thập nhất đại nguyện: Chiếu kiến thập phương
  • Đệ tam thập nhị đại nguyện: Bửu hương diệu nghiêm
  • Đệ tam thập tam đại nguyện: Mông quang nhu nhuyến
  • Đệ tam thập tứ đại nguyện: Văn danh đắc nhẫn
  • Đệ tam thập ngũ đại nguyện: Thoát ly nữ thân
  • Đệ tam thập lục đại nguyện: Thường tu phạm hạnh
  • Đệ tam thập thất đại nguyện: Thiên nhơn trí kính
  • Đệ tam thập bát đại nguyện: Y phục tự nhiên
  • Đệ tam thập cửu đại nguyện: Lạc như lậu tận
  • Đệ tứ thập đại nguyện: Thọ trung hiện sát
  • Đệ tứ thập nhất đại nguyện: Chư căn vô khuyết
  • Đệ tứ thập nhị đại nguyện: Thanh tịnh giải thoát
  • Đệ tứ thập tam đại nguyện: Văn danh đắc phước
  • Đệ tứ thập tứ đại nguyện: Tu hành túc đức
  • Đệ tứ thập thập đại nguyện: Phổ đẳng tam muội
  • Đệ tứ thập lục đại nguyện: Tùy nguyện văn pháp
  • Đệ tứ thập thất đại nguyện: Văn danh bất thối
  • Đệ tứ thập bát đại nguyện: Đắc tam pháp nhẫn

Cũng xin kể thêm trong khoảng thời gian cách giãn vẫn có những thời Kinh khác như niệm Phật tối thứ ba (chủ lễ: Đại Đức Thích Đăng Từ), Lễ Pháp Hoa Kinh mỗi chữ một lạy vào tối thứ sáu (chủ lễ: Thượng Tọa Viện Chủ Thích Tâm Phương) và lễ cầu an cầu siêu mỗi chủ nhật cũng như các buổi livestream về đại lễ Vesak, và lễ Phật đản 2644 tại tu viện Quảng Đức được tổ chức khiêm tốn nhưng rất trang nghiêm với 20 Phật tử tham dự (theo sự cho phép của chính phủ Úc, hiện tại không được quá số lượng này, và phải giữ khoảng cách) mà không thiếu một tiết mục nào trong nghi lễ thì các bạn đọc ơi xin giúp tôi cùng tán dương thật nhiều để thế nào cho đủ với bao Phật sự của Tu viện Quảng Đức nhé

Vài hàng kính xin được tường thuật lại cũng là để sám hối với sự kém tinh tấn của mình mà tôi nguyện sẽ khắc phục sau này.
Thành tâm ngưỡng phục Thầy Nguyên Tạng đã không quên kết hợp với Thầy Tánh Tuệ (đang ở Bồ Đề Đạo Tràng) để tạo duyên lành cho quý Phật tử Úc Châu (xem danh sách) được gieo trồng công Đức bố thí khi kêu gọi từ thiện góp một bàn tay cho dân nghèo Ấn Độ đang phải vượt qua bịnh dịch Corona tại quê hương này .
Kính xin phép được chia sẻ vài vần thơ trong niềm hoan hỷ này


“Có đại dịch ...nghiệm ra tài khắc phục !
Ở bầu thì tròn ớ ống thì dài
Chùa chiền, Tu viện, Tăng sĩ thật tài
Dùng kỹ thuật công nghệ để độ sinh hoằng pháp

Ngũ Minh thông thạo giúp Phật tử vượt bão táp ,
Cách giản luật lệ khủng hoảng tinh thần.
Nghe pháp thoại rồi liền giảm si, sân ,
Bố thí từ thiện giúp gieo trồng ruộng Phước

Duy Tuệ thị nghiệp chỉ tiêu mong ước
Kính tán dương và ngưỡng phục Tăng Đoàn ...
Phục vụ chúng sinh hoàn hảo vẹn toàn
Tác Như Lai sứ , hành Như Lai sự !

Huệ Hương
Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ tát Ma ha Tát
Melbourne 13/6/2020


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/01/2017(Xem: 9006)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
07/01/2017(Xem: 9701)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
27/12/2016(Xem: 12730)
Lịch sử là bài học kinh nghiệm luôn luôn có giá trị đối với mọi tư duy, nhận thức và hành hoạt trong đời sống của con người. Không có lịch sử con người sẽ không bao giờ lớn khôn, vì sao? Vì không có lịch sử thì không có sự trải nghiệm. Không có sự trải nghiệm thì không có kinh nghiệm để lớn khôn.
25/12/2016(Xem: 5273)
Theo các nhà nghiên cứu Phật học thì Đức Phật Thích ca đã dùng tiếng Magadhi để thuyết Pháp. Tiếng Magadhi là ngôn ngữ thuộc xứ Magadha ở vùng trung lưu sông Ganges (Hằng hà). Rất nhiều sắc lệnh của Đại đế Asoka được khắc trên các tảng đá lớn và các cây cột lớn được tìm thấy có thể cho chúng ta biết một phần nào về ngôn ngữ mà Đức Phật đã nói như thế nào.
22/12/2016(Xem: 24377)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 13229)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
16/07/2016(Xem: 10084)
Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn giáo nói chung và pháp phục Phật giáo nói riêng thể hiện tình trạng tôn giáo và xã hội (social and religious status), được sử dụng trong hai hình thức, mặc trong sinh hoạt thường nhật và mặc trong các nghi lễ tôn giáo, nói chung các dịp đặc biệt.
24/04/2016(Xem: 31504)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
04/03/2016(Xem: 15026)
Trong thời gian làm việc tại Thư viện Thành hội Phật giáo đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, tôi gặp được cuốn Tôn Giáo Học So Sánh của Pháp sư Thánh Nghiêm biên soạn. Do muốn tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới đã lâu mà vẫn chưa tìm ra tài liệu, nay gặp được cuốn sách này tôi rất toại ý.
04/03/2016(Xem: 11528)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567