Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

I

08/05/201319:32(Xem: 12883)
I

TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN

BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH

THIỆN PHÚC

I

Ích Kỷ: Selfishness—Self-cherishing—Selfish motive.

Ích Lợi: Useful—Serviceable.

Ích Quốc Lợi Dân: Useful to the country and the people

Im Bặt: Completely silent.

Im Ỉm: Very silent.

Im Lặng:

·Giữ im lặng: Vacamyama (skt)—To keep still, calm, or silent.

·Không nói: Restraining speech or voice—Without speaking.

·Sự im lặng: Vacamtva (skt)—Silence.

Im Lặng Cao Quí: Noble Silence.

·Chỉ nói khi cần thiết. Đức Phật không trả lời những câu hỏi về tự tồn, không tự tồn, thế giới vĩnh cửu, vân vân. Theo Đức Phật, người giữ im lặng là người khôn ngoan vì tránh được hao hơi tổn tướng cũng như những lời nói tiêu cực vô bổ—Speak only when necessary—Buddha Sakyamuni refrained from giving a definitive answer to many metaphysical questions of his time (questions of self-exists, not self-exists, if the world is eternal, or unending or no, etc)—According to the Buddha, a silent person is very often a wise person because he or she avoids wasting energy or negative verbiage. 

·Một hôm có người nói với Phật y sẽ nhập bọn các đệ tử của Ngài nếu Ngài đưa ra được những giải đáp sáng tỏ về các vấn đề như Phật sống mãi hay không, nếu thế thì cái gì sẽ xãy ra sau khi Ngài chết? Nguyên nhân đầu tiên của vũ trụ là gì và vũ trụ rồi sẽ giống như cái gì trong tương lai? Tại sao loài người sống và cái gì xãy ra sau khi chúng ta chết? Vân vân và vân vân. Nếu người ấy hỏi để vấn nan Phật thì Ngài chỉ im lặng. Ví bằng Ngài thấy rằng người ấy hỏi để học thì Ngài sẽ trả lời như thế nầy: “Giả sử bạn bị trúng một mũi tên tẩm thuốc độc, có một y sĩ đến để nhổ mũi tên ấy ra khỏi thân thể của bạn và trị vết thương cho lành, trước tiên bạn có hỏi ông ta những vấn đề như mũi tên được làm bằng thứ gì, thuốc độc được chế bằng thứ gì, ai bắn mũi tên đó, và nếu y sĩ không trị vết thương, cái gì sẽ phải xãy ra, vân vân và vân vân; và từ chối chữa trị trừ phi y sĩ trả lời tất cả những vấn đề đó để thỏa mãn bạn? Bạn sẽ chết trước khi nhận được những giải đáp.” Trong thí dụ nầy, Phật khuyến cáo các người hỏi nếu là đệ tử của Ngài thì đừng nên phí mất thời gian về những vấn đề quá sâu xa ngoài tầm lãnh hội của một người thường, có thể sau thời gian dài tu tập theo nhà Phật thì tự nhiên sẽ thấu hiểu: One day a certain man said to the Buddha that he would join the band of his disciples if the Buddha would give clear answer to the questions: Would the Buddha ever die, and, if so, what would become of him after death? What was the first cause of the universe, and what was the universe going to be like in the future? Why do men live and what becomes of them after death? If the person asks because he wants to cause troubles for the Buddha, the Buddha will remain silent. If the person asks because he wants to study, the Buddha’s answer was to the following effect: “Suppose you were shot by a poison arrow and a physician came to draw the arrow from your body and to dress the wound, would you first ask him questions as to what the arrow was made of, what the composition of the poison was., and who shot the arrow, and, if the physician did not dress the wound, what was going to happen, and such blissful questions, and refuse the treatment until the physician answered all the questions to your satisfaction? You would be dead before you obtained the answers.” In this parable the Buddha advised the questioner to become his disciple without wasting his time on problems which were too profound to be understood by an ordinary man, probably a long cultivation as a disciple of the Buddha he might come to understand.

·Theo Triết Học Trung Quán, sự im lặng bí ẩn của Đức Phật đối với những câu hỏi có tính cách siêu hình căn bản nhất đã thúc đẩy Bồ Tát Long Thọ nghiên cứu tìm hiểu lý do tại sao Đức Phật lại giữ im lặng. Có phải Đức Phật chủ trương “Bất khả tri” như một số người Tây phương nghiên cứu Phật Giáo đã nghĩ? Nếu không thì vì lý do gì mà Ngài giữ thái độ im lặng? Qua một cuộc nghiên cứu đối với sự im lặng nầy, Long Thọ đã đặt ra biện chứng pháp. Có một số câu hỏi trứ danh mà Đức Phật cho là “Vô ký,” tức là những giải đáp mà Ngài cho rằng không thể diễn đạt. Trong những chú giải của Nguyệt Xứng về Trung Luận, Ngài đã từng nói về chuyện Đức Thế Tôn đã tuyên bố về mười bốn sự việc không thể thuyết minh được như sau—According to the Madhyamaka Philosophy, the mysterious silence of the Buddha on most fundamental questions of Metaphysics led him to probe into the reason of that silence. Was the Buddha agnostic as some of the European writers on Buddhism believe him to be? If not, what was the reason of his silence? Through a searching inquiry into this silence was the dialectic born. There are well-known questions which the Buddha declared to be avyakrta or the answers to which were inexpressible, Cadrakirti enumerates them in his commentary on the Madhyamaka Sastra that the Buddha announced fourteen things to be inexpressible:

a)Thế giới phải chăng là—Whether the world is…

1)Vĩnh hằng: Eternal.

2)Không vĩnh hằng: Not eternal.

3)Hoăc vừa vĩnh hằng vừa không vĩnh hằng: Both eternal and not eternal. 

4)Hoặc chẳng phải vĩnh hằng mà cũng chẳng phải không vĩnh hằng: Neither eternal nor not eternal. 

b)Phải chăng thế giới là—Whether the world is…

5)Hữu biên: Finite.

6)Vô biên: Infinite.

7)Hoặc vừa hữu biên vừa vô biên: Both finite and infinite.

8)Hoặc chẳng phải hữu biên mà cũng chẳng phải vô biên: Neither finite nor infinite.

c)Phải chăng sau khi Như Lai nhập diệt—Whether the Tathagata…

9)Ngài vẫn tồn tại: Exists after death.

10)Ngài không còn tồn tại: Does not exist after death.

11)Hoặc Ngài vừa tồn tại vừa không tồn tại: Either exists or does not exist after death.

12)Hoặc Ngài chẳng tồn tại mà cũng chẳng không tồn tại: Neither exists nor does not exist after death.

d)Phải chăng linh hồn và thể xác—Whether the soul is.

13)Đồng nhất: Identical with the body.

14)Không đồng nhất: Different with the body.

Im Phăng Phắc: Dead silence—Unbroken silence.

Im Thin Thít: To keep silent.

Inh Ỏi: Noisy—Loud.

Inh Tai: Deafening.

Ít Khi: Seldom—Rarely.

Ít Nhất: At least.

Ít Nói: Telling little. 

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 16237)
Ấn bản Tự Điển Phật Học Việt-Anhcủa cư sĩ Trần Nguyên Trung vì thế có thể xem là quyển từ ngữ Phật học Việt-Anh phong phú nhất từ trước đến nay, chứa trên 10.000 thuật ngữ Phật học thông dụng và các danh từ riêng trong Phật giáo. Dù mang tên “Tự Điển Phật Học Việt-Anh”, trong nhiều mục từ, soạn giả còn kèm theo các thuật ngữ Phật học gốc bằng tiếng Sanskrit (S) và Pali (P) dưới dạng Latinh hóa bên cạnh các thuật ngữ tương đương của tiếng Anh. Ngoài ra, đối với các thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Nhật (J), Trung văn (C) và Tạng văn (Tib), sọan giả cũng kèm theo các thuật ngữ gốc này theo hệ thống phiên âm của T. Wade Giles.
08/04/2013(Xem: 22142)
Con người là sinh vật quan trọng nhất – Đức Phật từ con người mà thành Phật – vì nó có những đặt tính ưu việt hơn tất cả những loài vật khác; nhưng Phật Giáo lại không cho con người là độc tôn, vì còn có những chúng sanh hữu tình và vô tình khác. Hai loại này ở trong một thể thống nhất giữa thế giới và nhân sinh. Vì thế, không có con người là kẻ thù của con người, cho đến loài vật, cây cỏ cũng vậy.
08/04/2013(Xem: 15708)
PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN đầy đủ và cập nhật nhất hiện nay, do hơn 50 học giả Phật giáo thuộc Phật Quang Đại Tạng Kinh Biên Tu Ủy viên hội ở Đài Loan biên soạn trong mười năm ròng, gần 8000 trang do Hòa thượng Thích Quảng Độ phiên dịch.
28/03/2013(Xem: 6611)
Phật dạy chúng sanh trong sanh tử vô minh từ vô thủy kiếp đến nay, gốc từ vô minh, do vô minh nên thấy biết và tạo nghiệp sai lầm. Biểu hiện của thấy biết sai lầm thì rất nhiều, trong đó sự thiếu sáng suốt và lòng tự mãn là biểu hiện nổi bật nhất. Đây cũng là căn bệnh trầm kha của đa phần những con người bảo thủ, sôi nổi, nhưng lại nhìn chưa xa, trông chưa rộng. Từ đó, cuộc sống của họ khung lại trong cái vị kỷ nhỏ hẹp, phiêu bồng trôi giạt theo từng bước vong thân.
20/11/2012(Xem: 4949)
Đây không phải là một bộ từ điển Phật học, mà chỉ là bộ sách trích lục những từ ngữ trong phần “Chú Thích” và “Phụ Chú” của bộ sách GIÁO KHOA PHẬT HỌC do chúng tôi soạn dịch mà thôi.
16/11/2012(Xem: 14653)
Từ điển Việt-Pali - Sa di Định Phúc biên soạn
20/04/2011(Xem: 14214)
Từ Điển Làng Mai sẽ giúp các bạn hiểu thêm về nếp sống và tư trào văn hóa Làng Mai. Những từ ngữ nào có mang ý nghĩa đặc biệt của Làng Mai đều có thể được tìm thấy trong Từ Điển này.
08/03/2011(Xem: 6382)
Danh Từ Thiền Học - Tác giả: HT Thích Duy Lực: 1-ALẠI THỨC: 阿賴耶識 Àlaya Làthứcthứ tám, cũng gọi là Tạng thức, tức là tất cảchủng tử thiện, ác, vô ký, do thức thứ sáu lãnh đạo nămthức trước (nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân) làm ra đều chứatrong đó. 2-A HÀM:阿含 Àgama Bốnthứkinh Tiểu thừa bằng tiếng Pali gọi là Tứ A Hàm. GồmTrường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và Tạp A Hàm. 3-A LAN NHÃ:阿蘭若 Àranya Dịchlàchỗ Tịch tịnh (xa lìa náo nhiệt), cũng là chùa nơi Tỳkheo cư trú. 4-A LA HÁN: 阿羅漢 Arahan
16/01/2011(Xem: 14951)
Tự điển Phật học đa ngôn ngữ (Multi-lingual Dictionary of Buddhism) - Tác giả: Minh Thông; Tuyển tập này trước tiên được đưa lên mạng Internet ở trang nhà Quảng đức (www.quangduc.com) vào đầu năm 2001, mãi đến đầ năm 2002 sau khi từ vần A đến Z đã được đưa lên mạng Internet xong, ấn bản bằng Microsoft Word của tự điển này cùng các Fonts để Edit cũng sẽ được đưa lên Internet ở nhiều trang nhà khác như Đạo Phật Ngày Nay (www.buddhismtoday.com), Quang Minh (www.quangminh.org), ... để đọc giả có thể download tự do.
22/09/2010(Xem: 8507)
Từ Ngữ Phật Học Việt-Anh; Tác giả: Đồng Loại - Trần Nguyên Trung - South Australia 2001
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]