Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đi

08/05/201319:08(Xem: 16367)
Đi

TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN

BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH

THIỆN PHÚC

Đi

Đi Bách Bộ: To go for a walk.

Đi Biển Có Đôi, Tu Hành Có Bạn: As a proverb says: “Sea travellers should always be in couple, practicing dharma should always be conducted with friends.”

Đi Chân Đất: To go barefooted.

Đi Chập Chững: To go with short and unsteady steps—To toddle.

Đi Chùa: To go to the temple.

Đi Đến Quả Vị Phật: To lead to the ultimate goal of Buddhahood. 

Đi Đường Tắt: To go the shortest way.

Đi Hàng Hai: To play a double game.

Đi Hành Cước: Anupubbena-carikam-caramano (p)—See Hành Cước.

Đi Kinh Hành: Đi thiền hành—To stroll around—To circle on foot—To circumambulate.

Đi Lạc: To lose one’s way—To go astray.

Đi Lén: To go in secret.

Đi Lên: To go up.

Đi Lui: To walk backwards.

Đi Lủi Thủi: To go alone.

Đi Mau: To go fast (quickly).

Đi Nhiễu Bảy Vòng: Một nghi thức cổ truyền Ấn Độ trên 2.500 năm trước, để biểu lộ lòng kính trọng và ngưỡng mộ với Phật—Circle seven times—A traditional ritual, practiced in India over 2,500 years ago, to show respect and admiration for the Buddha.

Đi Nhiễu Quanh: Padakkhina (p)—Lối chào cung kính bằng cách đi vòng quanh theo chiều kim đồng hồ (từ bên phải một người hay đối tượng)—A mode of reverential salutation by walking clockwise (round a person or object, keeping the right side turned to him).

Đi Thăm Ai: To visit someone.

Đi Thẳng: To go straight—To go right on.

Đi Theo: To accompany—To go with.

Đi Thiền Hành: Đi kinh hành—To walk slowly and enjoybly without thinking about anything.

Đi Thong Thả: To walk leisurely.

Đi Thụt Lùi: To go backwards.

Đi Tìm Chân Lý: To find the truth.

Đi Tới Đi Lui: To go to and fro—To walk up and down.

Đi Trước: To forego.

Đi Tứ Tán: To dispart—To go in different directions.

Đi Từ Nhà Nầy Sang Nhà Kia: To go from door to door.

Đi Vào: To enter—To go in.

Đi Vào Cuộc Sống Trường Cửu: The entrance to eternal life.

Đi Vòng: To go around.

Đi Xuống: To go down.

Địa:

1)Prthivi (skt)—The earth—Ground.

2)Bhumi (skt)—Place—Situation.

Địa Bà Ha La: Divakara (skt)—Tên của một nhà sư người miền Trung Ấn (vào khoảng 676-688 sau tây Lịch). Người Trung Hoa gọi là sư Nhật Chiếu—Name of an Indian monk (sramana) from central India (676-688 A.D.). The Chinese call him Jih-Zhao.

Địa Ca Bàn Phược Na Tăng Già Lam: Dirghabhavana-samgharama (skt)—Một tự viện gần Khotan, nơi có một tượng Phật mặc áo lụa—A monastery near Khotan, with a statue dressed in silk.

Địa Chủng: Một trong tứ đại chủng—Earth-seed—Atoms of the element earth, one of the four elements.

Địa Cư Thiên: Bhumy-avacara-deva (skt)—Trời Đế Thích ở trên đỉnh núi Tu Di, nhưng nằm bên dưới Không Cư Thiên—Indra’s heaven on the top of Sumeru, and below the heaven in space.

Địa Dõng: To spring forth or burst from the earth—See Tùng Địa Dõng Xuất and Tùng Địa Dõng Xuất Bồ Tát.

Địa Đại: Prthivi-dhatu (skt)—Một trong tứ đại (đất, nước, lửa, gió)—Earth, as one of the four elements (đất: earth, nước: water, lửa: fire, gió: wind).

Địa Đàn:

Địa Để Ca: Dhitika (skt)—Một vị sư Ấn Độ thời cổ xưa với tên Trung Hoa là Hữu Quý—An ancient Indian monk whose Chinese name is Yu-Kuei (Ashamed—Shy).

Địa Động: Động đất, một trong những dấu hiệu của Phật lực—Earthquake—the earth shaken—One of the signs of Buddha-power.

Địa Giới: Địa Đại, một trong tứ đại. Địa giới có những tánh sau—The realm of earth, one of the four elements. The ground or realm of earth has the following characteristics:

1)Năng Trì: Capable of maintaining.

2)Năng Sinh: Capable of producing.

3)Sở Y: On which things rely. 

Địa Hành Tiên: Earth-immortals, or genii, one of the classes of rsis; i.e. bhudeva or Brahman.

Địa Luân: Một trong ngũ luân (năm vòng tròn); ngũ luân thường được đặt trên đỉnh các tháp hay chùa—The earth-wheel, one of the five circles, i.e. space, wind, water, earth and above them fire; the five wheels or umbrellas shown on the top of certain stupas or pagodas.

Địa Luận: “Phái Địa Luận Trung quốc bàn về các xứ sở.” Một trường phái sớm của Trung Quốc dựa trên căn bản luận cứ của Ngài Thế Thân về Dashabhumika, được dịch ra tiếng Hoa năm 508. Một trong những chi nhánh của phái nầy về sau là trường phái Hoa Nghiêm. Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, trước Hoa Nghiêm tông, ở Trung Hoa đã có một phái mang tên là Địa Luận Tông, y cứ trên bản luận giải của ngài Thế Thân về Thập Địa Kinh (Dasa-bhumi Sutra). Tác phẩm nầy được phiên dịch sang Hán văn trong những năm 508-512 sau Tây Lịch do công trình của ngài Bồ Đề Lưu Chi, Bửu Huệ, và Phật Đà Phiến Đa, tất cả đều từ Ấn Độ. Về sau một cuộc phân chia trong Địa Luận Tông xãy ra. Đạo Sủng, một môn đệ của Bồ Đề Lưu Chi, trú ở phía bắc thành Lạc Dương và gây được ảnh hưởng lớn trong quần chúng, trong khi Tuệ Quang, đồ đệ của Bửu Huệ, trú ở phía nam hoàng thành và cũng có ảnh hưởng không kém trong những hoạt động tôn giáo của ông. Dòng thứ nhất được gọi là “Bắc Đạo Phái” và dòng thứ hai là “Nam Đạo Phái.”—School of treatise on the Bhumis, an early Chinese Buddhist school based on a commentary by Vasubandhu on the Dashabhumika which translated into Chinese in 508. A branch of this school became the predecessor of the Avatamsaka school (Hua-Yen). According to Prof. Junjiro Takakusu in the Essentials of Buddhist Philosophy, prior to the Avatamsaka School there was in China a school named Ti-Lun which was founded on Vasubandhu’s commentary on the Dasa-bhumi-Sutra. The text was translated into Chinese in 508-512 A.D. by Bodhiruci, Ratnamati, and Buddhasanta, all from India. There appeared in time a split in the Ti-Lun School. Tao-Ch’ung, a pupil of Bodhiruci, lived in the north district of Lo-Yang and exercised a great influence on the people, while Hui-Kuang, a pupil of Ratnamati, lived in the south district of the capital and was equally influential in his religious activities. The line of tehthermer was called ‘the Branch of the Northern Path. The line of the former was called “The Branch of Northern Path,” and that of the latter “the branch of the Southern Path.” 

Địa Luận Tông: Ti-Lun School.

(A)Lịch sử thành lập Địa Luận Tông—History of formation of the Ti-Lun School: See Địa Luận.

(B)Chi phái Địa Luận Tông—Branches of the Ti-Lun School: Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, sau thời Bồ Đề Lưu Chi, Bửu Huệ và Phật Đà Phiến Đa, phái Địa Luận chia làm hai phái—According to Prof. Junjiro Takakusu in the Essentials of Buddhist Philosophy, after the time of Bodhiruci, Ratnamati, and Buddhasanta, Ti-Lun School was divided into two branches:

1)Bắc Đạo Phái—Northern Path:

·Do Đạo Sủng, một đồ đệ của Bồ Đề Lưu Chi, sáng lập—The Northern Path was founded by Tao-Ch’ung, a pupil of Bodhiruci.

·Trường phái nầy chủ trương A Lại Da phi thực và biệt lập với Chân Như—This branch believes that Alaya-consciousness is unreal (false) and separate from Thusness.

·Khởi đầu dường như Bắc Đạo Phái thịnh hơn, vì nghe Đạo Sủng có hơn mười ngàn đồ đệ và chính ông được tán dương như là một trong sáu bậc đại Thánh của triều nhà Trần, và về sau như là một trong mười đại hiền của triều đại nhà Tùy. Nhưng vì một vài lý do nào đó mà truyền nhân của ông đã không thành công như ông—At the outset the Northern Path seemed to have flourished as the founder Tao-Ch'ung is said to have had more than ten thousand pupils, he himself having been honored as one of the six Great Virtuous Men of the Ch’ên Dynasty and later as one of the ten Great Virtuous Men of the Sui Dynasty. But for some reason his successors did not succeed so well.

2)Nam Đạo Phái—The Southern Path:

·Do Tuệ Quang, một đồ đệ của Bửu Huệ sáng lập—The Southern Path as founded by Hui-Kuang, a pupil of Ratnamati.

·Trường phái nầy chủ trương A Lại Da thực hữu và đồng nhất với Chân Như—This school believes that Alaya-consciousness is real and identical with Thusness.

·Ở Nam Đạo, Tuệ Quang có vẻ là một học giả hơn là một nhà truyền giáo. Ông thâm hiểu Phạn ngữ, đã từng theo học với Giác Hiền (Buddhabhadra) và Bửu Huệ (Ratnamati)và thông hiểu những điểm tranh luận chung quanh Kinh Thập Địa. Ông có mười đệ tử tái năng, trong số đó, Pháp Thượng (495-580) là lỗi lạc nhất. Hoạt động văn học của các đồ đệ của ông cũng đáng thán phục. Tuy nhiên, khi Đỗ Thuận, khai tổ chính thúc của tông Hoa Nghiêm xuất hiện, thì những vị hoạt động tích cực cho phái nầy đều bị thu hút bởi ông ta. Vậy chúng ta có thể nói rằng Địa Luận tông sau cùng đã được hợp nhất với một tông phài hưng khởi, đó là triết học Hoa Nghiêm—In the Southern Path, Hui-Kuang seemed to have been more a scholar than a propagandist. He was well versed in Sanskrit, having studied under Buddhabhadra and Ratnamati and understoof the points of dispute as to the Dasa-bhumi text. He had ten able pupils among them Fa-Shang (495-580) was the most prominent. The literary activity of his pupils also was worthy of admiration. However, when Tu-Shun, the nominal founder of the Hua-Yen School, made his appearance on the scene, the best workers of this line were all attracted around him. Or, we can say at best the Ti-Lun School was finally united with the new rising school of the Hua-Yen philosophy. 

Địa Ngục: Niraya (p)—Naraka (skt)—Niraya (p).

·Địa ngục, một trong sáu đường sanh tử luân hồi, là con đường đi xuống, nơi không vui mà chỉ có khổ sở—Hell or earth prison, one of the six gati or ways of transmigration, the downward path to hell—A place of joyless and suffering—The realm of hell beings—Earth-prison. There are different kinds of hells.

·Theo Vi Diệu Pháp của Ngài Bhikkhu Bodhi, địa ngục là cảnh giới sinh tồn thấp nhứt, nơi có nhiều cảnh khổ, nơi chúng sanh phải trả những nghiệp bất thiện đã tạo trong quá khứ. Đây không phải là địa ngục trường cửu, đến lúc trả xong nghiệp xấu, chúng sanh bất hạnh có thể tái sanh vào một cảnh giới khác, an vui hạnh phúc nhờ vào các nghiệp thiện—According to the Abhidharma, composed by Bhikkhu Bodhi, Hell (Niraya) is the lowest plane of existence, the place of most intense suffering. It is said that beings in the Hell have to suffer the result of their evil deeds in the past. This is not a permanent hell, once these beings pay all retributions for their past unwholesome karmas, they can be reborn in a better and happier plane owing to their past wholesome karmas:

(A)Căn Bản Địa Ngục: Central or radical hells.

a)Bát Nhiệt Địa Ngục: Tám địa ngục nóng trong vùng Nam của châu Diêm Phù Đề—The eight hot hells, located under the southern continent of Jambudvipa:

1)Đẳng Hoạt (Cánh hoạt) Địa Ngục: Samjiva (skt)—Sanjiva (p)—Tưởng Địa Ngục—Sau nhiều nhục hình khổ sở, như chặt, đâm, bầm, chém, tuy thế sau một cơn gió lạnh thổi và tâm thức và mang nó trở trần thế hay dần dần tỉnh lại như trước để tiếp tục thọ hình—Rebirth, where after many kinds of suffering, a cold wind blows over the soul and returns it to this life as it was before. The hell in which the denizens are chopped, stabbed, ground, and pounded, but by a cool wind are brought back to life, to undergo renewed torment. 

2)Hắc Thằng Địa Ngục: Kalasutra (skt)—Kalasutta (p)—Nơi những tội phạm bị buộc bằng dây xích đen, rồi bị bằm và cưa ra từng mảnh—Where the sufferer is bound with black chains and chopped or sawn asunder.

3)Tuyến Hợp (Chúng hợp) Địa Ngục: Samghata (skt)—Sanghata (p)—Nơi mà nhiều hình phạt sụp núi đè lên tội nhân—Where are multitudes of implements of torture, or the falling of mountains upon the sufferer.

4)Hiệu Kiếu Địa Ngục: Raurava (skt)—Roruva (p)—Địa ngục mà tội nhân than khóc—Hells of crying and wailing.

5)Đại Kiếu Địa Ngục: Maharaurava (skt)—Maharoruva (p)—Địa ngục nơi tội nhân than khóc không ngừng—Hells of great wailing.

6)Viêm Nhiệt Địa Ngục: Tapana (skt & p)—Nơi tội nhân bị lửa đốt—Hells of flames and burning.

7)Đại Nhiệt (Đại thiêu chích—Đại viêm nhiệt) Địa Ngục. Địa ngục nóng nhất trong tám địa ngục nóng nơi đây mọi vật đều bị nấu chảy ra: Mahatapana (skt & p)—The hottest hells. Hells of molten leads.

8)Vô Gián Địa Ngục: Avici (skt & p)—Nơi tội nhân bị hình phạt đau đớn chết rồi tái sanh không ngừng để chịu khổ—Avici hell, the last of the eight hot hells, or unintermitted suffering, where sinners die and are reborn to suffer without interval (in which punishment, pain, birth, death continue without intermission). 

(B)Bát Hàn Địa Ngục: Tám địa ngục lạnh—The eight cold hells:

1)Át Phù Đà Địa Ngục: Arbuda—Nơi tội nhân luôn bị bỏng giộp vì lạnh—Where the cold causes blisters.

2)Ni Chế Bộ Đà Địa Ngục: Nirarbuda—Nơi đó lạnh đến nổi những bỏng giộp bị bể ra gây đau đớn vô cùng—Colder condition causing the blisters to burst to cause even more painful.

3)Át Triết Xá: Atata—Nơi chỉ có âm thanh từ đôi môi đông đá—Where there is the only possible sound from frozen lips.

4)A Ba Ba Địa Ngục: Habava or Apapa—Nơi quá lạnh nên chỉ có âm “A Ba” là nghe được—Where it is so cold that only this sound can be uttered.

5)Hổ Hổ Bà Địa Ngục: Ahaha, Hahadhara, Hahava, or Huhuva (skt)—Nơi lạnh quá nên tội nhân chẳng thốt ra lời, duy chỉ có âm thanh “Hổ hổ bà” xuyên qua cổ họng của họ là nghe được. Phật giáo Nam Tông không có ý niệm về loại địa ngục nầy—Where only this sound can be uttered. This is where the condemned neither stir nor speak, but the cold air passing through their throats produces this sound (ahaha, hahadhara, hahava, or huhuva). This hell is unknown to the Southern Buddhism. 

6)Ưu Bát La Địa Ngục: Utpala—Nơi da đông đá như những bông sen xanh—Where the skin is frozen like blue lotus buds.

7)Bát Đặc La Địa Ngục: Padma—Chúng sanh bị rét cắt da, nơi da đông lại và vỡ tung ra như những bông sen đỏ—Where the skin is frozen and bursts open like red lotus buds.

8)Ma Ha Bát Đặc Ma Địa Ngục: Maha-padma—Hồng Liên Đại Hồng Liên Địa Ngục—Nơi quá lạnh làm cho da đông lại và vỡ tung ra như những nụ sen đỏ—Where it is very cold that the skin is frozen and bursts open like great red lotus buds.

(C)Địa Ngục Phụ (Cận biên): 16 địa ngục phụ cận—Secondary hells—Adjacent hells—Sixteen inferior hells (each hot hell has a door on each of its four sides, opening from each such door are four adjacent hells.

(D)Cô Độc Địa Ngục: Lokantarika (skt)—Địa ngục cô độc tọa lạc nơi không trung hay vùng núi, sa mạc, và bên dưới đất (mỗi tội nhân bị đày vào địa ngục nầy tùy nghiệp của từng người khác nhau mà bị đày riêng ở những nơi khác nhau)—Isolate hells situated in space, or in mountains, deserts, below and above the earth.

Địa Ngục Ẩm Huyết: Hell of Blood Drinking.

Địa Ngục Bảo Trụ: Hell of Embracing Pillar.

Địa Ngục Bạt Thiệt: Hell of Pulling Tongues.

Địa Ngục Canh Thiệt: Hell of Plowing Tongues.

Địa Ngục Cận Biên: Adjacent hells

Địa Ngục Căn Bổn: The eight hot hells

Địa Ngục Cận Biên: Adjacent hells.

Địa Ngục Cô Độc: Isolated hells

Địa Ngục Cứ Nha: Hell of Sawing Teeth.

Địa Ngục Cực Vô Gián: Ultimately Uniterrupted hell.

Địa Ngục Dương Đồng: Molten Brass Hell.

Địa Ngục Đa Sân: Much Hatred Hell.

Địa Ngục Đao Đồ: Hell of Swords—Where the leaves and grasses are sharp-edged swords.

Địa Ngục Đạo: Địa Ngục Thú—Một trong sáu nẻo luân hồi của chúng sanh, những chúng sanh mắc tội khi chết sẽ bị đọa vào đây—The hell-gati, or destiny of reincarnation in the hells, one of the six gati or ways of transmigration.

Địa Ngục Đồng Tỏa: Hell of Brazen Locks.

Địa Ngục Giáp Sơn: Squeezing Mountain Hell.

Địa Ngục Kiếu Khấp: The hell of wailing.

Địa Ngục Kiếu Oán: Hell of Crying Out.

Địa Ngục Lưu Hỏa: Hell of Flowing Fire.

Địa Ngục Phi Đao: Hell of Flying Knives

Địa Ngục Thiên Nhẫn: Hell of Thousand Blades.

Địa Ngục Thiên Tử: Đâu Suất thiên tử—The prince of Hades (Sakyamuni)—The immediate transformation of one in hell into a deva because he had in a previous life known of the merit and power of the Hua-Yen Sutra.

Địa Ngục Thiêu Cước: Hell of Burning Foot.

Địa Ngục Thiêu Thủ: Hell of Burning Hands.

Địa Ngục Thông Thương: Hell of Piercing Spears.

Địa Ngục Thú: See Địa Ngục Đạo.

Địa Ngục Tranh Luận: Hell of Quarreling.

Địa Ngục Vô Gián: A Tỳ địa ngục, địa ngục cuối cùng trong tám địa ngục nơi những chúng sanh tội phạm chết và tái sanh không ngừng nghỉ—Avici Hell—The hell of no interval—Interrupted hell—The last of the eight great hot hells where whose suffers die and reborn incessantly.

Địa Nội: Annexes, or subsidiary buildings in the grounds of a monastery.

Địa Tài Tuệ Đồng Tử: See Địa Trì Tuệ Đồng Tử.

Địa Táng: Chôn dưới đất, một trong bốn loại tống táng người chết—Ground-burial, one of the four forms of burial—See Tứ Táng.

Địa Tạng: Earth-Store—Ksihitigarbha—Earth-treasury.

** See Địa Tạng Bồ Tát.

Địa Tạng Bồ Tát: Ksitigarbha (skt)

(I)Ý nghĩa và lịch sử của Ngài Địa Tạng—The meanings and history of Ksitigarbha.

1)Một trong tám vị Bồ Tát Nhập Thiền Định. Vị Bồ Tát đã cứu độ chúng sanh đau khổ nơi địa ngục. Hình ảnh Địa Tạng là hình ảnh của một trong bốn vị Bồ Tát lớn trong Phật giáo Trung Hoa. Trong một quá khứ xa xưa, Địa Tạng xuất thân từ một gia đình Bà La Môn; tuy nhiên khi quay về với đạo Phật, Ngài đã thệ nguyện với Phật rằng, “Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật.” Ngài cũng muốn thành Phật, nhưng thề không thành Phật khi tất cả chúng sanh đều thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử. Ngài thường đứng, tay phải cầm tích trượng, tay trái cầm ngọc minh châu—Earth-Store Bodhisattva, one of the groups of eight Dhyani Bodhisattvas, who saves suffering beings in the hells, usually represented standing, holding in his right hand a pilgrim’s staff, and in his left hand a pearl. One of the four great bodhisattvas in Chinese Buddhism. In a long long time ago, Ti-ts’ang was from a Brahmin family, converted to Buddhism and took a vow before the Buddha that, “He would never become a Buddha if there’s still even one being in the hell.” He also wanted to become a Buddha, but not before he had liberated all beings from the cycle of life and death. He is usually represented standing, holding in his right hand a pilgrim’s staff, and in left a pearl.

2)Hình ảnh “Địa Tạng” thường phổ biến tại các xứ viễn đông hơn là tại Ấn Độ. Tại các xứ đông Á, ngài phổ cập chỉ sau Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát—Ksitigarbha or “Earth-Womb” Bodhisattva is more popular in the Far East than he ever was in India. In East Asia, he is popular only after Avalokitesvara Bodhisattva.

3)Cũng như tất cả các vị Bồ Tát khác, ngài Địa Tạng mong mỏi cứu độ chúng sanh đang lăn trôi trong cõi Ta Bà ngũ trược ác thế, nhưng đặc biệt là Ngài cứu độ họ khỏi cảnh a tỳ địa ngục—Like all other Bodhisattvas, he aspires to deliver sentient beings wandering astray in the three realms and six paths of mundane existence, but he specializes in delivering beings from hell.

4)Tại Nhật Bản, Bồ Tát Địa Tạng phổ biến như là một vị cứu độ linh hồn các trẻ con, đặc biệt là những thai nhi bị phá—In Japan, this Bodhisattva is popular as the saviour of the souls of dead children, particularly aborted ones. 

(II)Phân loại Địa Tạng—Categories of Ksitigarbha—There are several groups of Ksitigarbha:

1)Lục Địa Tạng: Six Ti-Tsang—See Lục Địa Tạng.

2)Lục Sứ Giả: Six messengers—See Lục Địa Tạng.

3)Diên Mệnh Địa Tạng: Vị Bồ Tát kiểm soát sự trường thọ của sinh mệnh—Yen-Ming Ti-Tsang, who controls length of days and who is approached, as also may be Pu-Hsien, his two assistants are:

a)Chưởng Thiện Điều Ngự Pháp Tính: Supervisor of good.

b)Chưởng Ác Hàng Phục Vô Minh: Supervisor of evil. 

4)Thắng Quân Địa Tạng: Vị Địa Tạng được các tông Mật Giáo thờ phượng. Lợi ích khi thờ phượng Ngài thì rất nhiều—The Ti-Tsang of the conquering host, he is chiefly associated with the esoteric cults. The benefits derived from his worship are many.

Địa Tạng Bổn Nguyện: Earth-Store Bodhisattva’s original vows—Theo Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, Đức Phật dạy: “Những chúng sanh trong cõi Diêm Phù Đề, từ nơi thân khẩu ý tạo tác, kết quả trăm ngàn muôn sự báo ứng như thế, nay chỉ nói sơ lược đó thôi. Những nghiệp cảm sai khác của chúng sanh trong chốn Diêm Phù Đề như thế, Địa Tạng Bồ Tát dùng trăm ngàn phương tiện để giáo hóa. Những chúng sanh ấy trước phải chịu lấy các quả báo như thế, sau lại đọa vào địa ngục trải qua nhiều kiếp không lúc nào thoát khỏi. Vì thế nên các ông là bậc bảo vệ người cùng bảo trợ cõi nước, chớ để những nghiệp chướng đó làm mê hoặc chúng sanh”—According to the Earth-Store Bodhisattva’s Original Vows Sutra, the Buddha taught: “Sentient beings in the Jambudvipa make hundreds of thousands of differing retributions resulting from the habitual evil deeds of body, mouth and mind committed by the living beings of Jambudvipa. Since the living beings of Jambudvipa have such differing karmic responses, Earth Store Bodhisattva uses hundreds of thousands of expedient means to teach and transform them. The living beings who commit offenses must first undergo retributions such as these and, then, fall into the hells, where they pass through kalpas with no moment of escape. You should therefore protect people and protect their countries. Do not allow living beings to be confused by these manifold deeds.” Thus Earth-Store Bodhisattva vows: 

1)Ngài Địa Tạng Bồ Tát nếu gặp kẻ sát hại loài sinh vật, thời dạy rõ quả báo vì ương lụy đời trước mà phải bị chết yểu—If Earth Store Bodhisattva meets those who take life, he speaks of a retribution of a short lifespan.

2)Nếu gặp kẻ trộm cắp, thời ngài dạy rõ quả báo nghèo khốn khổ sở—If he meets robbers and petty thieves, he speaks of a retribution of poverty and acute suffering.

3)Nếu gặp kẻ tà dâm thời ngài dạy rõ quả báo làm chim se sẽ, bồ câu, uyên ương—If he meets those who commit sexual misconduct, he speaks of the retribution of being born as pigeons and as mandrin ducks and drakes.

4)Nếu gặp kẻ nói lời thô ác, thời ngài dạy rõ quả báo quyến thuộc kình chống nhau—If he meets those of harsh speech, he speaks of the retribution of a quarreling family.

5)Nếu gặp kẻ hay khinh chê, thời ngài dạy rõ quả báo không lưỡi và miệng lở—If he meets slanderers, he speaks of the retribution of a tongueless and cankerous mouth.

6)Nếu gặp kẻ quá nóng giận, thời ngài dạy rõ quả báo thân hình xấu xí tàn tật—If he meets those with anger and hatred, he speaks of being ugly and crippled.

7)Nếu gặp kẻ bỏn xẻn thời ngài dạy rõ quả báo cầu muốn không được toại nguyện—If he meets those who are stingy, he speaks of frustrated desires.

8)Nếu gặp kẻ ham ăn, thời ngài dạy rõ quả báo đói, khát và đau cổ họng—If he meets gluttons, he speaks of the retribution of hunger, thirst and sicknesses (illnesses) of the throat.

9)Nếu gặp kẻ buông lung săn bắn, thời ngài dạy rõ quả báo kinh hãi điên cuồng mất mạng—If he meets those who enjoy hunting, he speaks of a frightening insanity and disastrous fate.

10)Nếu gặp kẻ trái nghịch cha mẹ, thời ngài dạy rõ quả báo trời đất tru lục—If he meets those who rebel against their parens, he speaks of the retribution of being killed in natural disasters.

11)Nếu gặp kẻ đốt núi rừng cây cỏ, thời ngài dạy rõ quả báo cuồng mê đến chết—If he meets those who set fire to mountains or forests, he speaks of the retribution of seeking to commit suicide in the confusion of insanity.

12)Nếu gặp cha mẹ ghẻ ăn ở độc ác, thời ngài dạy rõ quả báo thác sanh trở lại hiện đời bị roi vọt—If he meets malicious parents or step-parents, he speaks of the retribution of being flogged in future lives.

13)Nếu gặp kẻ dùng lưới bắt chim non, thời ngài dạy rõ quả báo cốt nhục chia lìa—If he meets those who net and trap young animals, he speaks of the retribution of being separated from their own children.

14)Nếu gặp kẻ hủy báng Tam Bảo, thời ngài dạy rõ quả báo đui, điếc, câm, ngọng—If he meets those who slander the Triple Jewel, he speaks of the retribution of being blind, deaf or mute.

15)Nếu gặp kẻ khinh chê giáo pháp, thời ngài dạy rõ quả báo ở mãi trong ác đạo—If he meets those who slight the Dharma and regard the teachings with arrogance, he speaks of the retribution of dwelling in the evil paths forever.

16)Nếu gặp kẻ lạm phá của thường trụ, thời ngài dạy rõ quả báo ức kiếp luân hồi nơi địa ngục—If he meets those who destroy or misuse possessions of the permanently dwelling, he speaks of the retribution of revolving in the hells for millions of kalpas.

17)Nếu gặp kẻ làm ô nhục người tịnh hạnh và vu báng Tăng già, thời ngài dạy rõ quả báo ở mãi trong loài súc sanh—If he meets those wo defile the pure conduct of others and falsely accuse the Sangha, he speaks of the retribution of an eternity in the animal realm.

18)Nếu gặp kẻ dùng nước sôi hay lửa, chém chặt, giết hại sanh vật, thời ngài dạy rõ quả báo phải luân hồi thường mạng lẫn nhau—If he meets those who scald, burn, behead, chop up or othewise harm living beings, he speaks of the retribution of repayment in kind.

19)Nếu gặp kẻ phá giới phạm trai, thời ngài dạy rõ quả báo cầm thú đói khát—If he meets those who violate precepts and the regulations of pure eating, he speaks of the retribution of being born as birds and beasts suffering from hunger and thirst.

20)Nếu gặp kẻ ngã mạn cống cao, thời ngài dạy rõ quả báo hèn hạ bị người sai khiến—If he meets those who are arrogant and haughty, he speaks of the retribution of being servile and of low classes.

21)Nếu gặp kẻ đâm thọc gây gổ, thời ngài dạy rõ quả báo không lưỡi hay trăm lưỡi—If he meets those whose double-tongued behavior causes dissension and discord, he speaks of retribution of tonguelessness (being mute) and speech impediments.

22)Nếu gặp kẻ tà kiến mê tín, thời ngài dạy rõ quả báo thọ sanh vào chốn hẻo lánh—If he meets those of deviant view, he speaks of the retribution of rebirth in the frontier regions.

Địa Thần: The earth-devi—Land Deities—See Địa Thiên.

Địa Thiên: Prthivi (skt)—Địa Thiên, một trong bốn vị Chấp kim cang thần trong Kim Cang giới—The earth-deva, one of the four with thunderbolts in the Vajradhatu group.

Địa Thiên Cấu: The earth-deva in the Garbhadhatu group.

Địa Thiên Hậu: Earth-devi—See Địa Thiên. 

Địa Thượng: On the ground—Above the ground.

Địa Tiên: Earth-rsis—Subterranean—Earth-immortals—Earth genii—Land Fairies.

Địa Tiền: Những giai đoạn trước Sơ Địa của Bồ Tát—The stages of a bodhisattva before the initial stage.

Địa Trần: Earth-dust—Atoms of the earth element—Dust of the earth.

Địa Trí Bà: Titibha (skt)—Một ngọn núi cao đặc biệt—A particular high mountain (1,000 quadrillion).

Địa Trì (Tài) Huệ Đồng Tử: Đồng tử kiểm soát tài sản trần thế, vị sứ giả thứ tư bên trái của Ngài Văn Thù trên Pháp Giới—The youth who controls earthly possessions, the fourth on left of the messengers of Majusri in the Garbhadhatu group. 

Địa Trung: See Địa Nội.

Địa Vị: Position—Place—State.

Địch:

1)Kẻ thù: Enemy.

2)Chống lại: To oppose—To compete.

Địch Chứng: Phủ định và xác định—Opposition and affirmation—Negative and positive.

Điềm Báo Trước: Forerunner.

Điềm Đạm: Calm—Quiet—Sedate.

Điềm Gở: Bad omen.

Điềm Lạ: Strange omen.

Điềm Lành: Good omen.

Điềm Nhiên: Indifferent.

Điềm Tĩnh: To keep calm or cool.

Điềm Tốt: Good omen.

Điềm Xấu: Bad omen.

Điểm:

1)Một chấm, một điểm—A dot—Nod—Punctuate.

2)Tiếng đồng hồ điểm: The stroke of a

clock.

3)Kiểm điểm: To check off.

Điểm Đăng: Đốt đèn—To light a lamp.

Điểm Hóa: Cải hóa—Touch into activity, or conversion. 

Điểm Huyệt: To hit a mortal point.

Điểm Mặt: To shake (point) one’s finger at someone’s face.

Điểm Nóng Tối Hậu: Last warm spot—See Lục Điểm Tái Sanh.

Điểm Sơ Khởi: Initial point.

Điểm Tâm: Buổi ăn sáng nhẹ—A snack, or light repast in the morning, not a proper meal.

Điểm Thạch: Khi Đạo Sinh (355-434) giảng Kinh Niết Bàn, đến chỗ Xiển Đề thành Phật, đá nghe còn phải gật đầu (Sư Đạo Sinh người thời Đông Tấn khoảng 355-434, có lần giảng về thuyết xiển đề thành Phật, bị mọi người công kích khai trừ, sư phải ẩn cư về Lư Sơn. Theo truyền thuyết thì sau khi về Lư Sơn, sư bày những hòn đá quanh thảo am ra làm đệ tử rồi tiếp tục giảng về xiển đề thành Phật. Đá nghe đều gật đầu. Về sau, kinh Đại Bát Niết Bàn do Đàm Vô Sấm dịch truyền đến phương nam, nội dung về xiển đề thành Phật giống như điều ngài Đạo Sinh đã giảng, mọi người lúc đó mới nhận ra sư là người giỏi. Lúc đó mới có câu “Sinh côn thuyết pháp, ngoan thạch điểm đầu,” nghĩa là khi ông Sinh thuyết pháp thì đá cứng cũng phải gật đầu)—The stones nodded in approval, when T’ao-Shêng read the Nirvana Sutra.

Điểm Tựa: Strong point.

Điểm Xuất Phát: Point of departure.

Điên:

1)Lật úp ngược lại—Overturn—Upset—Upside down.

2)Trán hay đỉnh đầu: The forehead or top.

Điên Cuồng: Mad—Crazy.

Điên Dại: See Điên khùng.

Điên Đảo: Viparyaya (skt).

(A)Nghĩa của Điên Đảo—The meanings of Inversions:

1)Sai lầm: Error.

2)Sự đảo lộn ngược sự lý, như cho vô thường là thường—Upside down, perversion, inverted; contrary to reality; to believe things as they seem to be, e.g. the impermanent to be permanent; the apparent ego to be real.

(B)Phân loại Điên Đảo—Categories of Inversions:

1)Tam Điên Đảo: Three inversions—See Tam Điên Đảo.

2)Tứ Điên Đảo: Four inversions—See Tứ Điên Đảo.

3)Thất Điên Đảo: Seven inversions or upside down views—See Thất Điên Đảo.

4)Bát Điên Đảo: Eight upside down views—See Bát Điên Đảo. 

Điên Đảo Vọng Tưởng: Upside down and illusive ideas.

Điên Khùng: To be foolish.

Điên Tiết: Furious.

Điền:

1)Điền vào chỗ trống: To fill in (up)—To complete the blank.

2)Land—Field.

3)Phước Điền: Nơi gieo trồng phước đức—A place or state , for the cultivation of meritorious or other deeds.

** For more information, please see 

Phước Điền.

Điền Lăng: Tháp—A raised mound, or a stupa.

Điền Tướng Y: Áo Cà Sa chấp lại bởi nhiều mảnh trông giống như hình những bờ ruộng—A patch-robe, its patches resembling the rectangular divisions of fields.

Điền Vương: Udayana (skt)—See Ưu Điền.

Điển: Kinh điển—Canon—Rule.

Điển Cố: Historical references.

Điển Khách: Vị Tăng phụ trách việc tiếp khách trong tự viện—The monk who takes charge of visitors in a monastery.

Điển Lãm: Phần tóm lược những điểm chính yếu trong kinh—Summary of the essentials of a sutra, or canonical book.

Điển Tọa: Vị Tăng phụ trách về việc sắp xếp chỗ ngồi, chỗ đứng, giường chiếu, và ăn uống trong tự viện—The verger who indicates the order of sitting, standing, bedding, mat, and food, etc. in a monastery. 

Điện:

1)Dâng lễ: To offer.

2)Đền chùa: A temple—A hall—A place.

3)Điển chớp: Lightning.

4)Tượng trưng cho vô thường: Symbolizes the impermanence and transient.

Điện Ảnh: Sự vô thường của vạn hữu cũng giống như ánh điện chớp—Impermanence of all things like lightning and shadow.

Điện Chủ: Điện Ti—Tên gọi khác của chức Tri Điện trong chùa—Another name for the warden of a temple.

Điện Hỏa Thạch Quang: See Điện Quang Thạch Hỏa.

Điện Phật: Buddhist shrine.

Điện Quang Thạch Hỏa: Còn gọi là Điện Hỏa Thạch Quang, ví sự việc nhanh như làn điển chớp—Lightning and flint-fire, transient.

Điện Thờ Phật Tỳ Lô Giá Na: Vairocana’s Hall. 

Điện Ti: See Điện Chủ.

Điện Trà: Dâng cúng trà lên Đức Phật, Tổ, hay chư hương linh—To make an offering of tea to a Buddha, founder of a sect, and/or spirits. 

Điếng Hồn: To frighten someone out of his wits.

Điếng Người: To be frightened to death.

Điệp: Bản văn thư—Records—Tablets.

Điết: Con đỉa—A leech.

Điêu Đứng: Miserable—Unfortunate.

Điêu Khắc: Sculpture

Điêu Khắc Trên Đá: Sculpture in stone.

Điêu Linh: See Điêu đứng.

Điêu Ngoa: Lying—False.

Điêu Tàn: Ruined—Desolate.

Điếu: Câu cá—To angle—To fish.

Điếu Ngữ: Nắm bắt lời nói, hay sự hiểu biết của đệ tử—Angling words or questions—To fish out what a student knows.

Điều:

1)Âm điệu của bài hát: A song-tune.

2)Điều hòa: To harmonize—To regulate—To control—To change about.

3)Điều lệ: A law—An order.

Điều Bà Đạt Đa: Devadatta (skt)—See Đề Bà Đạt Đa.

Điều Chắc Chắn: This is a certainty.

Điều Chi: Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, thì đây là vùng mà xưa kia người Tajiks đã định cư, gần hồ Sirikol—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, this is the region where the Tajiks anciently settled, near the Sirikol lake. 

Điều Chỉnh: To adjust.

Điều Độ: Moderate.

·Đặc biệt nói về điều độ về vật chất—Moderate—Temperate—To arrange—To calculate—To manage, especially relating to provision for material needs.

·Theo Kinh Pháp Cú, câu 325, Đức Phật dạy—According to the Dharmapada Sutra, verse 325, the Buddha taught: “Như heo kia ưa ngủ, lại tham ăn, kẻ phàm ngu vì tham ăn ưa ngủ, nên phải bị tiếp tục sanh mãi trong vòng luân hồi—The stupid one, who is torpid, gluttonous, sleepy and rolls about lying like a hog nourished on pig-wash, that fool finds rebirth again and again.”

Điều Hành: To handle—To manage.

Điều Kiện: Condition.

Điều Kiện Bên Ngoài: Tất cả những trở ngại và bất toàn không do những điều kiện bên ngoài, mà là do tâm tạo. Nếu chúng ta không có sự tỉnh lặng nội tâm, không có thứ gì bên ngoài có thể mang lại hạnh phúc cho chúng ta—External conditions—Problems and dissatisfaction do not develop because of external conditions, but from our own mind. If we don’t have internal peace, nothing from outside can bring us happiness.

Điều Kiện Cách: Conditional mood.

Điều Kiện Chủ Nghĩa: Conditionalism.

Điều Kiện Tiên Quyết: Precondition.

Điều Kiện Trần Thế: Worldly condition

Điều Kỳ Diệu: Wonderful things.

Điều Lệ: Regulation—Rule.

Điều Ngự: Thuần hóa như chủ thuần hóa voi ngựa, hay Đức Phật thuần hóa những dục vọng của chúng sanh—To tame and control as a master does a wild elephant or horse, or as the Buddha brings the passions of men under control.

Điều Ngự Sư: See Điều Ngự Trượng Phu.

Điều Ngự Trượng Phu: Purusa-damya-sarathi (skt)—Điều Ngự Sư—Một danh hiệu của Phật vì Ngài có thể giúp chúng sanh điều ngự những ham muốn dục vọng—A title of the Buddha given to him as a master who tame and control the passions of men.

Điều Phục: To discipline—To bring under control.

Điều Phục Ma Quân: To control or subjugate evil spirits.

Điều Phục Thân Khẩu Ý: To bring into submission the body, mouth, and will. 

Điều Phục Vọng Tâm:

1)Theo dòng thiền Phật giáo, để điều phục vọng tâm, chúng ta phải không bỏ gì vào trong đó (vô tâm)—According to the Buddhist Zen, to tame the deluded mind we must not have any thing in it (take the mind of non-existence or the empty mind).

2)Theo Kinh Duy Ma Cật, lúc cư sĩ Duy Ma Cật lâm bệnh; vâng mệnh Phật, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đến thăm cư sĩ—According to the Vimalakirti Sutra, when Upasaka Vimalakirti was sick; obeying the Buddha’s command, Manjusri Bodhisattva called on Vimalakirti to enquire after his health

·Văn Thù hỏi: “Cư sĩ! Bồ Tát có bệnh phải điều phục tâm mình như thế nào?”—Manjusri asked: “How does a sick Bodhisattva control his mind?”

·Duy Ma Cật đáp—Vimalakirti replied:

a)“Bồ Tát có bệnh phải nghĩ thế nầy: ‘Ta nay bệnh đây đều từ các món phiền não, điên đảo, vọng tưởng đời trước sanh ra, là pháp không thật có, lấy ai chịu bệnh đó. Vì sao? Vì tứ đại hòa hợp giả gọi là thân, mà tứ đại không chủ, thân cũng không ngã. Lại nữa, bệnh nầy khởi ra đều do chấp ngã, vì thế ở nơi ngã không nên sanh lòng chấp đắm.’—“A sick Bodhisattva should think thus: ‘My illness comes from inverted thoughts and troubles (klesa) during my previous lives but it has no real nature of its own. Therefore, who is suffering from it? Why is it so? Because when the four elements unite to form a body, the former are ownerless and the latter is egoless. Moreover, my illness comes from my clinging to an ego; hence I should wipe out this clinging.’

b)Bây giờ đã biết gốc bệnh, trừ ngay ngã tưởng và chúng sanh tưởng, phải khởi pháp tưởng. Nên nghĩ rằng: ‘Thân nầy chỉ do các pháp hiệp thành, khởi chỉ là pháp khởi, diệt chỉ là pháp diệt. Lại các pháp ấy đều không biết nhau, khi khởi không nói nó khởi, khi diệt không nói nó diệt?’ Bồ Tát có bệnh muốn diệt trừ pháp tưởng phải nghĩ rằng: ‘Pháp tưởng nầy cũng là điên đảo, điên đảo tức là bệnh lớn, ta nên xa lìa nó.’ Thế nào là xa lìa? Lìa ngã và ngã sở. Thế nào là lìa ngã và ngã sở? Là lìa hai pháp. Thế nào là lìa hai pháp? Là không nghĩ các pháp trong , ngoài, mà thực hành theo bình đẳng. Sao gọi là bình đẳng? Là ngã bình đẳng, Niết Bàn bình đẳng. Vì sao? Ngã và Niết Bàn hai pháp nầy đều không. Do đâu mà không? Vì do văn tự nên không. Như thế, hai pháp không có tánh quyết định. Nếu đặng nghĩa bình đẳng đó, thì không có bệnh chi khác, chỉ còn có bệnh KHÔNG, mà bệnh KHÔNG cũng không nữa.’—Now that he knows the source of his illness, he should forsake the concept of an ego and a living being. He should think of things (dharma) thus: ‘A body is created by the union of all sorts of dharmas (elements) which alone rise and all, without knowing one another and without announcing their rise and fall.’ In order to wipe out the concept of things (dharmas) a sick Bodhisattva should think thus: ‘This notion of dharma is also an inversion which is my great calamity. So I should keep from it.’ What is to be kept from? From both subject and object. What does this keeping from subject and object mean? It means keeping from dualities. What does this keeping from dualities mean? It means not thinking of inner and outer dharmas (i.e. contraries) by the practice of impartiality. What is impartiality? It means equality (of all contraries e.g.) ego and nirvana. Why is it so? Because both ego and nirvana are void. Why are both void? Because they exist only by names which have no independent nature of their own. “When you achieve this equality you are free from all illnesses but there remains the conception of voidness which also is an illusion and should be wiped out as well.’

c)Vị Bồ Tát có bệnh dùng tâm không thọ mà thọ các món thọ, nếu chưa đầy đủ Phật pháp cũng không diệt thọ mà thủ chứng. Dù thân có khổ, nên nghĩ đến chúng sanh trong ác thú mà khởi tâm đại bi. Ta đã điều phục được tâm ta, cũng nên điều phục cho tất cả chúng sanh. Chỉ trứ bệnh chấp mà không trừ pháp, dạy cho dứt trừ gốc bệnh. Sao gọi là gốc bệnh? Nghĩa là có phan duyên, do có phan duyên mà thành gốc bệnh. Phan duyên nơi đâu? Ở trong ba cõi. Làm thế nào đoạn phan duyên? Dùng vô sở đắc; nếu vô sở đắc thì không có phan duyên. Sao gọi là vô sở đắc? Nghĩa là ly hai món chấp. Sao gọi là hai món chấp? Nghĩa là chấp trong và chấp ngoài; ly cả hai đó là vô sở đắc—A sick Bodhisattva should free himself from the conception of sensation (vedana) when experiencing any one of its three states (which are painful, pleasurable and neither painful nor pleasurable feeling). Before his full development into Buddhahood (that is before delivering all living beings in his own mind) he should not wipe out vedana for his own benefit with a view to attaining nirvana for himself only. Knowing that the body is subject to suffering he should think of living beings in the lower realms of existence and give rise to compassion (for them). Since he has succeeded in controlling his false views,, he should guide all living beings to bring theirs under control as well. He should uproot theirs (inherent) illnesses without (trying to) wipe out non-existence dharmas (externals for sense data). For he should teach them how to cut off the origin of illness. What is the origin of illness? It is their clinging which causes their illness What are the objects of their clinging? They are the three realms (of desire, form and beyond form). By what means should they cut off their clinging? By means (of the doctrine that) nothing whatsoever can be found, and (that) if nothing can be found there will be no clinging. What is meant by ‘nothing can be found? It means (that) apart from dual views (There is nothing else that can be had). What are dual views? They are inner and outer views beyond which there is nothing.

d)Ngài Văn Thù Sư Lợi! Đó là Bồ Tát có bệnh, điều phục tâm mình để đoạn các khổ như già, bệnh, chết là Bồ Đề của Bồ Tát. Nếu không như thế thì chỗ tu hành của mình không được trí tuệ thiện lợi. Ví như người chiến thắng kẻ oán tặc mới là dõng, còn vị nào trừ cả già, bệnh, chết như thế mới gọi là Bồ Tát—Manjusri, this is how a sick Bodhissattva should control his mind. Top wipe out suffering from old age, illness and death is the Bodhisattva’s bodhi (enlightened practice). If he fails to do so his practice lacks wisdom and is unprofitable. For instance, a Bodhisattva is (called) courageous if he overcomes hatred; if in addition he wipes out (the concept of) old age, illness and death he is a true Bodhisattva.

e)Bồ Tát có bệnh nên nghĩ thêm thế nầy: ‘Như bệnh của ta đây, không phải là thật, không phải có; bệnh của chúng sanh cũng không phải thật, không phải có.’ Khi quán sát như thế, đối với chúng sanh nếu có khởi lòng đại bi ái kiến thì phải bỏ ngay. Vì sao? Bồ Tát phải dứt trừ khách trần phiền não mà khởi đại bi, chớ đại bi ái kiến đối với sanh tử có tâm nhàm chán, nếu lìa được ái kiến thì không có tâm nhàm chán, sanh ra nơi nào không bị ái kiến che đậy, không còn bị sự ràng buộc, lại nói pháp cởi mở sự ràng buộc cho chúng sanh nữa. Như Phật nói: ‘Nếu mình bị trói mà lại đi mở trói cho người khác, không thể được; nếu mình không bị trói mới mở trói cho người khác được.’—A sick Bodhisattva should again reflcect: Since my illness is neither real nor existing, the illnesses of all living beings are also unreal and non-existent. But while so thinking if he develops a great compassion derived from his love for living beings and from his attachment to this false view, he should (immediately) keep from these feelings. Why is it so? Because a Bodhisattva should wipe out all external causes of troubles (klesa) while develping great compassion. For (this) love and (these) wrong views result from hate of birth and death. If he can keep from this love and these wrong views he will be free from hatred, and wherever he may be reborn he will not be hindered by love and wrong views. His next life will be free from obstructions and he will be able to expound the Dharma to all living beings and free them from bondage. As the Buddha has said, there is no such thing as untying others when one is still held in bondage for it is possible to untie others only after one is free from bonds.

f)Ngài Văn Thù Sư Lợi! Bồ Tát có bệnh nên điều phục tâm mình như thế, mà không trụ trong đó, cũng không trụ nơi tâm không điều phục. Vì sao? Nếu trụ nơi tâm không điều phục là pháp của phàm phu, nếu trụ nơi tâm điều phục là pháp của Thanh Văn, cho nên Bồ Tát không trụ nơi tâm điều phục hay không điều phục, lìa hai pháp ấy là hạnh Bồ Tát. Ở trong sanh tử mà không bị nhiễm ô, ở nơi Niết Bàn mà không diệt độ hẳn là hạnh Bồ Tát. Không phải hạnh phàm phu, không phải hạnh Hiền Thánh là hạnh Bồ Tát. Không phải hạnh nhơ, không phải hạnh sạch là hạnh Bồ Tát. Tuy vượt khỏi hạnh ma mà hiện các việc hàng phục ma là hạnh Bồ Tát. Cầu nhứt thiết trí, không cầu sái thời là hạnh Bồ Tát. Dù quán sát các pháp không sanh mà không vào chánh vị (chơn như) là hạnh Bồ Tát. Quán mười hai duyên khởi mà vào các tà kiến là hạnh Bồ Tát. Nhiếp độ tất cả chúng sanh mà không mê đắm chấp trước là hạnh Bồ Tát. Ưa xa lìa mà không nương theo sự dứt đoạn thân tâm là hạnh Bồ Tát. Tuy ở trong ba cõi mà không hoại pháp tánh là hạnh Bồ Tát. Tuy quán ‘Không’ mà gieo trồng các cội công đức là hạnh Bồ Tát. Dù thực hành vô tướng mà cứu độ chúng sanh là hạnh Bồ Tát. Dù thực hành vô tác mà quyền hiện thọ thân là hạnh Bồ Tát. Dù thực hành vô khởi mà khởi tất cả các hạnh là hạnh Bồ Tát. Dù thực hành sáu pháp Ba la mật mà biết khắp các tâm, tâm sở của chúng sanh là hạnh Bồ Tát. Dù thực hành sáu phép thần thông mà không dứt hết lậu hoặc phiền não là hạnh Bồ Tát. Dù thực hành tứ vô lượng tâm mà không tham đắm sanh về cõi Phạm thế (Phạm Thiên) là hạnh Bồ Tát. Dù thực hành thiền định, giải thoát tam muội, mà không theo thiền định thọ sanh là hạnh Bồ Tát. Dù thực hành tứ niệm xứ mà không hoàn toàn lìa hẳn thân, thọ, tâm, pháp là hạnh Bồ Tát. Dù thực hành tứ chánh cần mà không rời thân tâm tinh tấn là hạnh Bồ Tát. Dù thực hành tứ như ý túc mà đặng thần thông tự tại là hạnh Bồ Tát. Dù thực hành ngũ căn mà phân biệt rành rẽ các căn lợi độn của chúng sanh là hạnh Bồ Tát. Dù thực hành ngũ lực mà ưa cầu thập lực của Phật là hạnh Bồ Tát. Dù thực hành bảy pháp giác chi mà phân biệt rõ trí tuệ của Phật là hạnh Bồ Tát. Dù thực hành bát chánh đạo mà ưa tu vô lượng Phật đạo là hạnh Bồ Tát. Dù thực hành các pháp chỉ quán trợ đạo mà trọn không thiên hẳn nơi tịch diệt (Niết Bàn) là hạnh Bồ Tát. Dù thực hành các pháp bất sanh bất diệt, mà dùng tướng hảo trang nghiêm thân mình là hạnh Bồ Tát. Dù hiện oai nghi theo Thanh Văn, Duyên Giác mà không rời Phật pháp là hạnh Bồ Tát. Dù tùy theo tướng hoàn toàn thanh tịnh của các pháp mà tùy theo chỗ sở ứng hiện thân là hạnh Bồ Tát. Dù quán sát cõi nước của chư Phật trọn vắng lặng như hư không mà hiện ra rất nhiều cõi Phật thanh tịnh là hạnh Bồ Tát. Dù chứng đặng quả Phật, chuyển Pháp Luân, nhập Niết Bàn mà không bỏ đạo Bồ Tát là hạnh Bồ Tát vậy—Manjusri, a sick Bodhisattva should thus control his mind while dwelling in neither the (state of) controlled mind nor its opposite, that of uncontrolled mind. For if he dwells in (the state of) uncontrolled mind, this is stupidity and if he dwells in (that of) controlled mind, this is the sravaka stage. Hence a Bodhisattva should not dwell in either and so keep from both; this is the practice of the Bodhisattva stage. When staying in the realm of birth and death he keeps from its impurity, and when dwelling in nirvana he keeps from (its condition of) extinction of reincarnation and escape from suffering; this is the practice of the Bodhisattva stage. That which is neither worldly nor saintly is Bodhisattva development (into Buddhahood). That which is neither impure nor pure is Bodhisattva practice. Although he is beyond the demonic state he appears (in the world) to overcome demons; this is Bodhisattva conduct. In his quest of all knowledge (sarvajna) he does not seek it at an inappropriate moment; this is Bodhisattva conduct. Although he looks into the uncreated he does not achieve Buddhahood; this is Bodhisattva conduct. Although he looks into nidana (or the twelve links in the chain of existence) he enters all states of perverse views (to save living beings); this is Bodhisattva conduct. Although he helps all living beings he does not give rise to clinging; this is Bodhisattva conduct. Although he keeps from the phenomenal he does not lean on the voidness of body and mind; this is Bodhisattva conduct. Although he passes through the three worlds (of desire, form and beyond form) he does not injure the Dharmata; this is the Bodhisattva conduct. Although he realizes the voidness (of thing) he sows the seeds of all merits; this is Bodhisattva conduct. Although he dwells in formlessness he continues delivering living beings; this is Bodhisattva conduct. Although he refrains from (creative) activities he appears in his physical body; this is Bodhisattva conduct. Although he keeps (all thoughts) from rising he performs all good deeds; this is Bodhisattva conduct. Although he practices the six perfections (paramitas) he knows all the mental states of living beings; this is Bodhisattva conduct. Although he poesses the six supernatural powers he refrains from putting an end to all worldy streams; this is Bodhisattva conduct. Although he practices the four infinite states of mind, he does not wish to be reborn in the Brahma heavens, this Bodhisattva conduct. Although he practices meditation, serenity (dhyana), liberation and samadhi, he does not avail himself of these to be reborn in dhyana heavens; this is Bodhisattva conduct. Although he practice the four states of mindfulness he does not keep for ever from the karma of body and mind; this is Bodhisattva conduct. Although he practices the four right efforts he persists in physical and mental zeal and devotion; this is Bodhisattva conduct. Although he practices the four Hinayana steps to supernatural powers he will continue doing so until he achieves all Mahayana supernatural powers; this is Bodhisattva conduct. Although he practices the five spiritual faculties of the sravaka stage he discerns the sharp and dull potentialities of living beings; this is Bodhisattva conduct. Although he practices the five powers of the sravaka stage he strives to achieve the ten powers of the Buddha; this is Bodhisattva conduct. Although he practices the seven Hinayana degrees of enlightenment he discerns the Buddha’s all-wisdom (sarvajna); this is Bodhisattva conduct. Although he practices the eightfold noble truth (of Hinayana) he delights in treading the Buddha’s boundless path; this is Bodhisattva conduct. Although he practices samathavipasyana which contributes to the realization of bodhi (enlightenment) he keeps from slipping into nirvana; this is Bodhisattva conduct. Although he practices the doctrine of not creating and not annihilating things (dharma) he still embellishes his body with the excellent physical marks of the Buddha; this is Bodhisattva conduct. Although he appears as a sravaka or a pratyeka-buddha, he does not stray from the Buddha Dharma; this is Bodhisattva conduct. Although he has realized ultimate purity he appears in bodily form to do his work of salvation; this is Bodhisattva conduct. Although he sees into all Buddha lands which are permanently still like space, he causes them to appear in their purity and cleanness; this is Bodhisattva conduct. Although he has reached the Buddha stage which enables him to turn the wheel of the Law (to preach the Dharma) and to enter the state of nirvana, he does not forsake the Bodhisattva path; this is bodhisattva conduct.”

Điều Tiết: To harmonize and moderate.

Điều Tra: Investigation.

Điều Trị: Therapies.

Điều Trực Định: Theo sự giải thích của tông Thiên Thai, Điều Trực Định có nghĩa là làm cho hòa hợp hay hài hòa tâm bằng cách sữa chữa điều chỉnh những thứ bất thường và lắng tâm không cho nó vọng động lãng xao—According to the T’ien-T’ai sect, “Điều Trực Định” means to harmonize the discord of the mind, to straighten its irregularities, and quiet its distractions.

Điều Tụng: Âm điệu trong bài tụng—Hymns and chants of gatha.

Điều Y: Áo đắp từng mảnh của chư Tăng Ni—The monk’s patch-robe.

Điều Ý: Kiểm soát tâm ý và hàng phục ma quân—To control the will, and to subdue its evil.

Điều Ý Hàng Ma: To control the will and to subdue the evils.

Điểu: Chim—A bird.

Điểu Đạo:

1)Đường đi của chim, ý nói những việc khó khăn, bí ẩn: The path of the birds, evasive, mysterious, difficult, as is the mystic life.

2)Một hòn đảo thần thoại chỉ có thể bay đến đó mà thôi: A fabulous island only reached by flight.

Điểu Thử Tăng:

1)Điểu Thử Tăng là vị Tăng phá giới, được ví với một loài có thân hình nửa chim nửa chuột: A “bat monk,” i.e. one who breaks the commandments, with elusiveness of a creature that is partly bird and partly mouse.

2)Người nói chuyện không có nghĩa lý giống như tiếng rít của loài chim hay chuột: One who chatters without meaning like the twittering of birds or the squeaking of rats.

Điểu Tích: Dấu tích mà chim đã để lại trong không trung, đây là điều không tưởng—The tracks left in the air by a flying bird, unreal.

Đính Chánh: To contradict a statement.

Đình:

1)Điện: Hall.

2)Điều đình: To settle.

3)Đình hoản: To stop—To rest—To delay.

4)Trán: Forehead.

5)Triều đình: Court.

Đình Hoãn: To postpone—To put off—To defer—To delay.

Đình Nghi: Nghi thức khi tiến vào chánh điện trong buổi lễ—The ceremony on entering the hall for service.

Đình Tâm: Giữ tâm trong thiền định—To fix or settle the mind in meditation—See Ngũ Đình Tâm Quán. 

Đình Tâm Quán: See Ngũ Đình Tâm Quán.

Đỉnh:

1)Điểm cao nhất: Highest—Summit—Apex—Zenith.

2)Đỉnh đầu: Top of the head—Crown.

Đỉnh Châu: Tướng cục thịt tròn như viên ngọc trên đỉnh đầu của Đức Phật—The gem in the head-dress, or coiffure; the protubereance on the Buddha’ brow.

Đỉnh Lễ: See Đảnh Lễ.

Đỉnh Luân: Vòng bánh xe trên đỉnh tháp, hay đỉnh đầu—A wheel or disc at the top of a temple, or on the head. 

Đỉnh Môn Nhãn: Trời Ma Hê Thủ La có ba mắt, mắt nằm dọc trên trán được gọi là “đỉnh môn nhãn”—One of the three eyes of Mahesvara, the middle upstanding eye in Mahesvara’s forehead.

Đỉnh Pháp: The level of the summit—See Tứ Gia Hạnh (2) (d).

Đỉnh Quang: Ánh hào quang trên đỉnh đầu của hình tượng Phật hay Bồ Tát—The halo round the head of an image of a Buddha or a Bodhisattva.

Đỉnh Sào: Ngồi tọa thiền sâu đến độ thân thể không động đậy khiến chim chóc đến làm tổ ở trên đỉnh đầu—Contemplation so profound that a bird may build its nest on the individual’s head.

Đỉnh Sinh Vương: Murdhaja-raja (skt).

1)Vị thiên vương sanh ra từ vương miện trên đỉnh đầu: The king born from the crown of the head.

2)Tên của vị Chuyển Luân Thánh Vương là tằng tổ của bộ tộc Thích Ca: Name of the first cakravarti ancestors of the Sakya clan.

3)Tên của tiền thân Đức Phật Thích Ca: The name is also applied to a former incarnation of Sakyamuni.

Đỉnh Thạch: Luân hồi sanh tử được ví như hòn đá nặng để trên đỉnh đầu cần phải loại bỏ càng sớm càng tốt—Like a heavy stone on the head, to be got rid of with speed, e.g. transmigration.

Đỉnh Tướng:

1)Cục thịt trên đỉnh đầu Đức Như Lai, còn gọi là vô kiến đỉnh vì hết thảy trời người không thể thấy được, đây một trong 32 tướng hảo của Phật: The protuberance on the Buddha’s brow, one of the thirty-two marks of a Buddha.

2)Pho tượng bán thân của một vị tổ trong chùa cũng được gọi là “đỉnh tướng”: An image or portrait of the upper half of the body.

Định: Samdhi (skt)—Hoàn toàn chú tâm vào một chủ đề thiền quán—Composing the mind—Intent contemplation—Perfect absorption of thought into the one object of meditation. Abstract meditation, the mind fixed in one direction, or field.

** For more information, please see Nhị

Chủng Định. 

Định Bụng: To intend to do something.

Định Căn:

1)Định là gốc rễ của mọi “đức.”—Meditation as the root of all virtue.

2)Một trong Ngũ Căn: One of the five roots (indriya)—See Ngũ Căn.

** For more information, please see Ngũ Căn 

(C).

Định Chí: To make up one’s mind—To decide.

Định Chỗ: To apoint the place.

Định Danh: Vyapadisati (skt)—Gọi tên hay đặt tên—To designate—To call a name—To give a name or title. 

Định Đề: Postulate.

Định Đoạt: To determine—To decide.

Định Giác Chi: Định giác phần—Samadhi-bodhyanga (skt)—Định giác phần, một trong thất giác chi, là một trong những cửa ngõ quan trọng đi vào đại giác, vì nhờ đó mà chúng ta nhận biết được sự cân bằng của vạn pháp—The enlightenment of meditation, one of the seven bodhyanga, or the balanced state is one of the most important to the great enlightenment; for with it, we recognize that all dharmas are in equilibrium.

** For more information, please see Thất Bồ

Đề Phần in Vietnamese-English Section.

Định Học: Học qua thiền định (khả năng thu nhiếp những tinh thần phân tán hỗn loạn để hiểu rõ đạo lý và thấy tự tính của mình), một trong tam học (giới, định, tuệ)—Learning through meditation, one of the three learnings (Morality-Giới, Meditation-Định, Wisdom-Huệ).

Định Huệ:

1)Meditation and wisdom—Wisdom arising from meditation.

2)Tên của một Thiền sư Việt Nam ở Cẩm Điền Phong Châu, Bắc Việt. Cùng với Vạn Hạnh, ngài đã tôn Thiền Ông Thiền Sư làm sư phụ và đã trở thành Pháp tử đời thứ 13 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Ít lâu sau đó sư về trụ tại chùa Quang Hưng, trong phủ Thiên Đức. Ngày thị tịch của sư không ai biết—Name of a Vietnamese Zen master from Cẩm Điền, Phong Châu, North Vietnam. Together with Vạn Hạnh, Định Huệ honored Zen Master Thiền Ông as their master. He became the Dharma heir of the twelfth lineage of the Vinitaruci Zen Sect. Sometime later he moved and stayed at Quang Hưng Temple in Thiên Đức to expand the Buddha Dharma. When he passed away was unknown. 

Định Huệ Giải Thoát: Complete deliverance in regard to both wisdom and vision.

Định Hương: Zen Master Định Hương (?-1051)—Tên của một Thiền sư Việt Nam, quê ở Chu Minh, Bắc Việt. Ngài xuất gia vào lúc hãy còn rất trẻ và trở thành một trong những đệ tử xuất sắc của Thiền Sư Đa Bảo. Sau khi Thiền sư Đa Bảo thị tịch, ngài trở thành pháp tử đời thứ sáu của dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Sau đó ngài dời về trụ tại chùa Cảm Ứng ở Thiên Đức để tiếp tục hoằng dương Phật pháp cho đến khi thị tịch vào năm 1051—Name of a Vietnamese monk from Chu Minh, North Vietnam. He left home when he was very young and became one of the most outstanding disciples of Zen Master Đa Bảo. After the latter’s death, he became the Dharma heir of the sixth lineage of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. Later he went to Thiên Đức and stayed at Cảm Thành Temple to expand the Buddha Dharma until he passed away in 1051. 

Định Không: Thiền Sư Định Không (730-808)—Zen Master Định Không (730-808)—Thiền sư Việt Nam, quê tại Cổ Pháp, Bắc Việt. Sư con nhà danh giá, xuất gia khi đã lớn tuổi, nhưng tu hành thiền định rất tinh chuyên tịnh hạnh. Lúc đầu sư khai sơn chùa Quỳnh Lâm ở Cổ Pháp. Ít lâu sau đó, sư dời về trụ tại chùa Thiền Chúng ở Thiên Đức. Sư thị tịch khoảng năm 808—A Vietnamese Zen master from Cổ Pháp, North Vietnam. He was from a noble family, left home in his old age; however, he focused on practicing meditation vigorously. First, he built Quỳnh Lâm Temple in Cổ Pháp. Sometime later, he moved to stay at Thiền Chúng Temple in Thiên Đức. He passed away in 808 AD.

Định Kiến: Prejudiced (fixed) ideas.

Định Liệu: To make arrangements.

Định Luật: Law

Định Luật Vũ Trụ: Universal law.

Định Lữ: Bạn đồng tu hay bạn thiền—Fellow-monks—Fellow meditators

Định Lực: Samadhibhala (skt).

1)Định lực thiền quán có thể phá vở mọi loạn tưởng, một trong ngũ lực—The power of samadhi—The power of meditation—The power of abstract or estatic meditation, ability to overcome all disturbing thoughts, the fourth of the five powers (bala).

2)Nhiếp Tâm: Powers of mind-control.

Định Mệnh: Số phận đã được định trước—Fate—Determined period of life. Phật giáo không để tâm đến các thuyết tất định hay bất định, bởi vì Phật giáo chủ trương lý thuyết tự do ý chí giữa các lãnh vực nhân sinh. Do đó, Phật giáo không liên hệ đến thuyết định mệnh, nó không chấp nhận sự hiện hữu của một định mệnh. Theo đạo Phật, chúng sanh mọi loài nhận đời sống hiện hữu nhu là kết quả tự tạo, và ngay ở hiện tại, chúng cũng đang tự tạo lấy kết quả. Sống chết không phải là định mệnh có trước cho một chúng sanh, mà chỉ đơn thuần là hậu thân của nghiệp. Ai hành động, sớm muộn gì rồi cũng phải gặt lấy hậu quả, chứ không ai có khả năng quyết định vận mạng của ai trong vũ trụ nầy cả. Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật đã dạy: “Tất cả chúng ta đều là kết quả của những gì chúng ta đã tư tưởng; nó nương tựa trên các tư tưởng của chúng ta.” Vì thế làm gì có chỗ đứng cho quan niệm về “Tạo Hóa” trong đạo Phật—Buddhism has no concern with either determinism or determinateness because it is a religion of self-creation. It holds the theory of free will within the sphere of human beings. Buddhism, therefore, has nothing to do with fatalism, for it does not admit the existence of anything like destiny or the decree of fate. According to Buddhism, all living beings have assumed the present life as the result of self-creation, and are, even at present, in the midst of creating themselves. Birth and death are not the predestined fate of a living being but only a corollary of action or karma. One who acts must sooner or later reap the result of such action. Nobody can determine the fate of anybody else in this universe. In the Dharmapada Sutra, the Buddha taught: “All that we are is the result of what we have thought; it is founded on our thoughts; it is made up of our thoughts.” Thus, there is no room for the idea of “Creation” in Buddhism.

Định Nghiệp:

1)Sự tái sanh được quyết định bởi nghiệp thiện ác trong quá khứ—Fixed karma—Rebirth determined by the good or bad deeds in the past.

2)Việc thực hành thiền định và kết quả tất yếu của nó: The work of meditation with its result.

Định Nghiệp Bất Định Nghiệp: Fixed Karma and Non-fixed Karma—Trong vòng luân hồi sanh tử, chúng sanh đã từng tạo ra vô số nghiệp tội khác nhau, nhưng ước lược lại mà nói thì có hai loại: Định Nghiệp và Bất Định Nghiệp. Định Nghiệp là thứ nghiệp nhứt định phải bị quả báo chứ không thể nào tránh khỏi. Trong khi Bất Định Nghiệp là loại nghiệp có thể bị quả báo, mà cũng có thể tránh được, hoặc là chuyển từ nặng thành nhẹ, hay chuyển quả báo sớm thành ra quả báo muộn. Tuy nhiên, dù là định nghiệp hay bất định nghiệp, người Phật tử nên luôn nhớ một sự thật tuyệt đối rằng: “Tất cả các tội nghiệp tạo ra, không tội nghiệp nào mà chẳng có quả báo cả.”—Along the circle of births and deaths, sentient beings have created infinite types of karma, but overall, there are two kinds of karma: fixed or determinate karma and non-fixed or indeterminate karma. Fixed karma is a kind of karma that is certain to have karmic consequences and is absolutely unavoidable. While the non-fixed karma is a kind of karma that has potential for having karmic retribution, but it is also possible to avoid or change from heavy to light consequences, or change from early retribution to later. Generally speaking, no matter what kind of karma, Buddhists should remember an absolute truth that: “No karma created will go without having karmic retribution.”

Định Nghiệp Diệc Năng Chuyển: Định Nghiệp Có Thể Được Chuyển Hóa—Ngay cả định nghiệp cũng có thể được chuyển hóa bằng cách thực tập giới Phật hay nhờ thần lực của chư Phật hay chư Bồ Tát—Even the determined fate can be changed by practicing the Buddhism precepts or by the powers of Buddhas and Bodhisattvas. 

Định Nhẫn: Kiên nhẫn trong thiền định—Patience and perseverance in meditation.

Định Phi: Các Thiên nữ ở Mạn Đồ La đều tượng trưng cho Định Môn; nam phối với tuệ, nữ phối với định—The female figures representing meditation in the mandalas; male is wisdom, female is meditation.

Định Tán: Định Tâm Tán Tâm.

1)Tâm định ngược lại với tâm tán loạn. Tâm định bằng thiền, đối lại với tâm tán với những loạn động. Đây là tâm của những bậc Thánh—A settled mind verse A wandering mind—A mind organized by meditation or disorganized by distraction. The characteristic of the saint and sage.

2)Tán Tâm: Tâm tán loạn hay tự tánh của những hạng phàm phu—A mind disorganized by distraction or a wandering mind of common untutored man. The distracted heart may have the following distinctions:

·Thiện: Good.

·Bất Thiện: Bad.

·Trung Tính: Indifferent.

Định Tán Nhị Thiện: Cả hai thứ “định” và “tán” đều được xem là Thiện—Both a definite subject for meditation and an indefined field are considered as valuable.

Định Tánh: Fixed nature—Settled mind.

Định Tánh Hỷ Lạc Địa: Nhị Thiền Thiên trong cõi trời sắc giới, trong đó chư thiên vượt qua thiền định để sanh hỷ lạc—The second dhyana heaven form, in which the occupants abide in surpassing meditation or trance, which produce mental joy.

Định Tâm: Định Ý—Tâm chuyên chú vào thiền định—A mind fixed in meditation—The meditative mind—A mind fixed on goodness.

Định Tâm Định Ý: A mind fixed in meditation—A fixed mind samadhi—A mind fixed on the Pure Land and its glories.

Định Tâm Tam Muội: Quán Phật Tam Muội—Quán tưởng tụng niệm (về sự báo đáp y báo và chánh báo)—A fixed mind samadhi, i.e. fixed on the Pure Land and its glories.

Định Thân: Định thân, một trong ngũ phần pháp thân—The Dharmakaya of meditation, one of the five forms of the Buddha-dharma-kaya.

** For more information, please see Ngũ Phần

Pháp Thân.

Định Thiện: Thiện nghiệp đạ được qua thiền định, ngược lại với thiện nghiệp đạt được bằng cách vun bồi—Goodness achieved by meditation, in contrast with goodness cultivated during normal life (Tán thiện).

Định Thủy: Định tâm trong sáng ví như mặt nước phẳng lặng—Calm waters—Quieting the waters of the heart, and so beholding the Buddha, as the moon is reflected in still water.

Định Tính:

1)Tánh Định: Fixed natures.

2)Tâm Định: Fixed mind.

Định Tính Duyên Giác: See Định Tính Nhị Thừa.

Định Tính Hỷ Lạc Địa: Nhị Thiền Sắc Giới, trong đó chúng sanh sống trong trạng thái thiền định kỳ diệu, nhờ đó mà nảy sinh sự vui sướng tâm thức—The second dhyana of form, in which the occupants abide in surpassing meditation or trance, which produces mental joy.

Định Tính Nhị Thừa: Bậc có chủng tử vô lậu của Thanh Văn Duyên Giác, chỉ cần tu theo nhơn Thanh Văn Duyên Giác để chứng quả A La Hán, chứ không cầu mong tiến lên ngôi vị Phật—Sravakas and Pratyeka-buddhas, whose mind is fixed on arahanship, and not on Buddhahood.

Định Trí: Thiền định và trí huệ—Meditation and wisdom.

Định Tụ: Một trong Tam Tụ—Accumulation of samadhi, one of the three accumulations.

Định Tuệ:

(I)Nghĩa của Định Tuệ—The meanings of “Concentration and Wisdom”: Thiền định (thu nhiếp những tư tưởng hỗn tạp) và trí tuệ (quán chiếu thấu suốt sự lý), giống như hai cánh tay, tay trái là thiền định, tay phải là trí tuệ—Meditation and wisdom, two of the six paramitas; likened to the two hands, the left meditation, the right wisdom.

(II) Định Tuệ theo quan điểm của Lục Tổ Huệ Năng trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Phẩm Thứ Tư—Concentration and Wisdom according to the Sixth Patriarch’s point of view in the Dharma Jewel Platform Sutra, Chapter Fourth:

·Tổ dạy chúng rằng: Nầy thiện tri thức! Pháp môn của ta đây lấy định tuệ làm gốc, đại chúng chớ lầm nói định tuệ riêng. Định tuệ một thể không hai. Định là thể của tuệ, tuệ là dụng của định. Ngay khi tuệ, định ở tại tuệ; ngay khi định, tuệ ở tại định. Nếu biết được nghĩa nầy tức là cái học định tuệ bình đẳng. Những người học đạo chớ nói trước định rồi sau mới phát tuệ, hay trước tuệ rồi sau mới phát định, mỗi cái riêng khác. Khởi cái thấy như thế ấy, thì pháp có hai tướng. Miệng nói lời thiện, mà trong tâm không thiện thì không có định tuệ, định tuệ không bình đẳng. Nếu tâm miệng đều là thiện, trong ngoài một thứ, định tuệ tức là bình đẳng. Tự ngộ tu hành không ở chỗ tranh cãi, nếu tranh trước sau tức là đồng với người mê, không dứt sự hơn thua, trở lại tăng ngã và pháp, không lìa bốn tướng—The Master instructed the assembly: “Good Knowing Advisors, this Dharma-door of mine has concentration and wisdom as its foundation. Great assembly, do not be confused and say that concentration and wisdom are different. Concentration and wisdom are one substance, not two. Concentration is the substance of wisdom, and wisdom is the function of concentration. Where there is wisdom, concentration is in the wisdom. Where there is concentration, wisdom is in the concentration. If you understand this principle, you understand the balanced study of concentration and wisdom. Students of the Way, do not say that first there is concentration, which produces wisdom, or that first there is wisdom, which produces concentration: do not say that the two are different. To hold this view implies a duality of dharma. If your speech is good, but your mind is not, then concentration and wisdom are useless because they are not equal. If mind and speech are both good, the inner and outer are alike, and concentration and wisdom are equal. Self-enlightenment, cultivation, and practice are not a matter for debate. If you debate which comes first, then you are similar to a confused man who does not cut off ideas of victory and defeat, but magnifies the notion of self and dharmas, and does not disassociate himself from the four makrs.

·Tổ lại nói thêm: “Nầy thiện tri thức! Định tuệ ví như cái gì? Ví như ngọn đèn và ánh sáng. Có ngọn đèn tức có ánh sáng, không đèn tức là tối, đèn là thể của ánh sáng, ánh sáng là dụng của đèn; tên tuy có hai mà thể vốn đồng một. Pháp định tuệ nầy lại cũng như thế.”—The Patriarch added: “Good Knowing Advisors, what are concentration and wisdom like? They are like a lamp and its light. With the lamp, there is light. Without the lamp, there is darkness. The lamp is the substance of the light and the light is the function of the lamp. Although there are two names, there is one fundamental substance. The dharma of concentration and wisdom is also thus.”

Định Tướng: Tướng thường trụ bất biến (hết thảy mọi pháp trong thế gian đều không có định tướng)—The appearance of meditation—Fixity—Determined—Determination—Unchanging—Nirvana—All phenomena have no fixity.

Đìu Hiu: Gloomy.

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 16237)
Ấn bản Tự Điển Phật Học Việt-Anhcủa cư sĩ Trần Nguyên Trung vì thế có thể xem là quyển từ ngữ Phật học Việt-Anh phong phú nhất từ trước đến nay, chứa trên 10.000 thuật ngữ Phật học thông dụng và các danh từ riêng trong Phật giáo. Dù mang tên “Tự Điển Phật Học Việt-Anh”, trong nhiều mục từ, soạn giả còn kèm theo các thuật ngữ Phật học gốc bằng tiếng Sanskrit (S) và Pali (P) dưới dạng Latinh hóa bên cạnh các thuật ngữ tương đương của tiếng Anh. Ngoài ra, đối với các thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Nhật (J), Trung văn (C) và Tạng văn (Tib), sọan giả cũng kèm theo các thuật ngữ gốc này theo hệ thống phiên âm của T. Wade Giles.
08/04/2013(Xem: 22142)
Con người là sinh vật quan trọng nhất – Đức Phật từ con người mà thành Phật – vì nó có những đặt tính ưu việt hơn tất cả những loài vật khác; nhưng Phật Giáo lại không cho con người là độc tôn, vì còn có những chúng sanh hữu tình và vô tình khác. Hai loại này ở trong một thể thống nhất giữa thế giới và nhân sinh. Vì thế, không có con người là kẻ thù của con người, cho đến loài vật, cây cỏ cũng vậy.
08/04/2013(Xem: 15709)
PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN đầy đủ và cập nhật nhất hiện nay, do hơn 50 học giả Phật giáo thuộc Phật Quang Đại Tạng Kinh Biên Tu Ủy viên hội ở Đài Loan biên soạn trong mười năm ròng, gần 8000 trang do Hòa thượng Thích Quảng Độ phiên dịch.
28/03/2013(Xem: 6611)
Phật dạy chúng sanh trong sanh tử vô minh từ vô thủy kiếp đến nay, gốc từ vô minh, do vô minh nên thấy biết và tạo nghiệp sai lầm. Biểu hiện của thấy biết sai lầm thì rất nhiều, trong đó sự thiếu sáng suốt và lòng tự mãn là biểu hiện nổi bật nhất. Đây cũng là căn bệnh trầm kha của đa phần những con người bảo thủ, sôi nổi, nhưng lại nhìn chưa xa, trông chưa rộng. Từ đó, cuộc sống của họ khung lại trong cái vị kỷ nhỏ hẹp, phiêu bồng trôi giạt theo từng bước vong thân.
20/11/2012(Xem: 4949)
Đây không phải là một bộ từ điển Phật học, mà chỉ là bộ sách trích lục những từ ngữ trong phần “Chú Thích” và “Phụ Chú” của bộ sách GIÁO KHOA PHẬT HỌC do chúng tôi soạn dịch mà thôi.
16/11/2012(Xem: 14653)
Từ điển Việt-Pali - Sa di Định Phúc biên soạn
20/04/2011(Xem: 14215)
Từ Điển Làng Mai sẽ giúp các bạn hiểu thêm về nếp sống và tư trào văn hóa Làng Mai. Những từ ngữ nào có mang ý nghĩa đặc biệt của Làng Mai đều có thể được tìm thấy trong Từ Điển này.
08/03/2011(Xem: 6382)
Danh Từ Thiền Học - Tác giả: HT Thích Duy Lực: 1-ALẠI THỨC: 阿賴耶識 Àlaya Làthứcthứ tám, cũng gọi là Tạng thức, tức là tất cảchủng tử thiện, ác, vô ký, do thức thứ sáu lãnh đạo nămthức trước (nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân) làm ra đều chứatrong đó. 2-A HÀM:阿含 Àgama Bốnthứkinh Tiểu thừa bằng tiếng Pali gọi là Tứ A Hàm. GồmTrường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và Tạp A Hàm. 3-A LAN NHÃ:阿蘭若 Àranya Dịchlàchỗ Tịch tịnh (xa lìa náo nhiệt), cũng là chùa nơi Tỳkheo cư trú. 4-A LA HÁN: 阿羅漢 Arahan
16/01/2011(Xem: 14951)
Tự điển Phật học đa ngôn ngữ (Multi-lingual Dictionary of Buddhism) - Tác giả: Minh Thông; Tuyển tập này trước tiên được đưa lên mạng Internet ở trang nhà Quảng đức (www.quangduc.com) vào đầu năm 2001, mãi đến đầ năm 2002 sau khi từ vần A đến Z đã được đưa lên mạng Internet xong, ấn bản bằng Microsoft Word của tự điển này cùng các Fonts để Edit cũng sẽ được đưa lên Internet ở nhiều trang nhà khác như Đạo Phật Ngày Nay (www.buddhismtoday.com), Quang Minh (www.quangminh.org), ... để đọc giả có thể download tự do.
22/09/2010(Xem: 8507)
Từ Ngữ Phật Học Việt-Anh; Tác giả: Đồng Loại - Trần Nguyên Trung - South Australia 2001
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]